Theo tờ báo Nga, sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều khí tài chiến lợi phẩm, trong đó có hơn 1.300 chiếc xe bọc thép chở quân bánh xích M113, gồm cả phiên bản phun lửa M132A1 Zippo.Những xe bọc thép phun lửa M132A1 Zippo này chỉ được Mỹ sản xuất khoảng hơn 300 chiếc và phân bổ trên khắp hành tinh, rất nhỏ bé so với tổng số lượng hàng chục ngàn xe M113 xuất xưởng.Ban đầu trên chiến trường Việt Nam, quân đội Mỹ sử dụng xe tăng phun lửa M67 Zippo được tạo ra trên cơ sở M48A3 Patton. Phương tiện này đồng hành với các nhóm chiến đấu chống phục kích, phá hủy công sự.Loại chiến xa này thường được huy động để đốt các tòa nhà, thảm thực vật và kiêm thêm cả một nhiệm vụ bất thường đó là xử lý chất thải từ các căn cứ quân sự.Tuy nhiên chiếc xe M67 nặng 48 tấn tỏ ra quá cồng kềnh trên thực địa, nó cũng có những vấn đề lớn về độ tin cậy. Do đó, chúng bắt đầu được thay thế bằng M132A1 nhẹ hơn nhiều với trọng lượng 10 tấn.M132A1 Zippo được thiết kế với một tháp pháo nhỏ bố trí chính giữa nóc xe có góc nâng hạ 55 độ theo trục dọc, gắn trên đó là súng phun lửa M10-8 cùng khẩu đại liên đồng trục 7,62 mm M73.Bên trong xe thiết giáp phun lửa M132A1, vị trí lái chính đặt bên trái, còn chiếm trọn vẹn không gian khoang chở quân là bình chứa gần 800 lít nhiên liệu M10 cho súng phun lửa cùng bộ bơm tạo áp lực phun.Súng phun lửa M10-8 có khả năng phun hết toàn bộ nhiên liệu trong 32 giây với cự ly bắn xa đến 200 m, tầm bắn hiệu quả 137 m, sức mạnh của nó thậm chí còn lớn hơn M67 Zippo.Khi so sánh, M132A1 thắng M67 ở khả năng cơ động khi nó có thể tăng tốc lên tới 64 km/h và còn lội nước được, đây là đặc điểm cực kỳ quan trọng khi triển khai tại địa hình sông nước và đầm lầy như tại Việt Nam.Khác với chiếc xe tăng phun lửa M67 Zippo, xe thiết giáp phun lửa M132A1 Zippo được Mỹ để lại một số lượng nhỏ, khi họ rút đi.Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiều chiếc M132A1 Zippo đã được Quân đội nhân dân Việt Nam thu làm chiến lợi phẩm và đã sử dụng trên chiến trường Tây Nam chống lại tập đoàn diệt chủng Pol Pot.Tờ báo Nga bình luận rằng điều thú vị nhất là một lượng phương tiện tác chiến nhất định M132A1 Zippo vẫn có thể được nhìn thấy tại các căn cứ và bảo tàng của Việt Nam cho đến gần đây.Hiện nay trong các lực lượng vũ trang trên thế giới, xe bọc thép hoặc xe tăng trang bị súng phun lửa không còn được sử dụng, chỉ có quân đội Triều Tiên mới duy trì súng phun lửa di động đặt trên xe bọc thép chở quân.Trong quân đội Nga, những xe tăng phun lửa TO-55 (hoán cải từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-55) cuối cùng đã ngừng hoạt động vào những năm 1990.Loại “súng phun lửa” của họ hiện tại là tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp (hệ thống phun lửa hạng nặng) TOS-1 Buratino và sắp tới là TOS-2 Tosochka.
Theo tờ báo Nga, sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều khí tài chiến lợi phẩm, trong đó có hơn 1.300 chiếc xe bọc thép chở quân bánh xích M113, gồm cả phiên bản phun lửa M132A1 Zippo.
Những xe bọc thép phun lửa M132A1 Zippo này chỉ được Mỹ sản xuất khoảng hơn 300 chiếc và phân bổ trên khắp hành tinh, rất nhỏ bé so với tổng số lượng hàng chục ngàn xe M113 xuất xưởng.
Ban đầu trên chiến trường Việt Nam, quân đội Mỹ sử dụng xe tăng phun lửa M67 Zippo được tạo ra trên cơ sở M48A3 Patton. Phương tiện này đồng hành với các nhóm chiến đấu chống phục kích, phá hủy công sự.
Loại chiến xa này thường được huy động để đốt các tòa nhà, thảm thực vật và kiêm thêm cả một nhiệm vụ bất thường đó là xử lý chất thải từ các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên chiếc xe M67 nặng 48 tấn tỏ ra quá cồng kềnh trên thực địa, nó cũng có những vấn đề lớn về độ tin cậy. Do đó, chúng bắt đầu được thay thế bằng M132A1 nhẹ hơn nhiều với trọng lượng 10 tấn.
M132A1 Zippo được thiết kế với một tháp pháo nhỏ bố trí chính giữa nóc xe có góc nâng hạ 55 độ theo trục dọc, gắn trên đó là súng phun lửa M10-8 cùng khẩu đại liên đồng trục 7,62 mm M73.
Bên trong xe thiết giáp phun lửa M132A1, vị trí lái chính đặt bên trái, còn chiếm trọn vẹn không gian khoang chở quân là bình chứa gần 800 lít nhiên liệu M10 cho súng phun lửa cùng bộ bơm tạo áp lực phun.
Súng phun lửa M10-8 có khả năng phun hết toàn bộ nhiên liệu trong 32 giây với cự ly bắn xa đến 200 m, tầm bắn hiệu quả 137 m, sức mạnh của nó thậm chí còn lớn hơn M67 Zippo.
Khi so sánh, M132A1 thắng M67 ở khả năng cơ động khi nó có thể tăng tốc lên tới 64 km/h và còn lội nước được, đây là đặc điểm cực kỳ quan trọng khi triển khai tại địa hình sông nước và đầm lầy như tại Việt Nam.
Khác với chiếc xe tăng phun lửa M67 Zippo, xe thiết giáp phun lửa M132A1 Zippo được Mỹ để lại một số lượng nhỏ, khi họ rút đi.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiều chiếc M132A1 Zippo đã được Quân đội nhân dân Việt Nam thu làm chiến lợi phẩm và đã sử dụng trên chiến trường Tây Nam chống lại tập đoàn diệt chủng Pol Pot.
Tờ báo Nga bình luận rằng điều thú vị nhất là một lượng phương tiện tác chiến nhất định M132A1 Zippo vẫn có thể được nhìn thấy tại các căn cứ và bảo tàng của Việt Nam cho đến gần đây.
Hiện nay trong các lực lượng vũ trang trên thế giới, xe bọc thép hoặc xe tăng trang bị súng phun lửa không còn được sử dụng, chỉ có quân đội Triều Tiên mới duy trì súng phun lửa di động đặt trên xe bọc thép chở quân.
Trong quân đội Nga, những xe tăng phun lửa TO-55 (hoán cải từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-55) cuối cùng đã ngừng hoạt động vào những năm 1990.
Loại “súng phun lửa” của họ hiện tại là tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp (hệ thống phun lửa hạng nặng) TOS-1 Buratino và sắp tới là TOS-2 Tosochka.