Trong lúc nhiều chuyên gia quân sự và những người yêu thích vũ khí quân sự đã giành 10 năm nay, chỉ để tranh cãi về bãi đáp trực thăng của chiếc tàu chiến đề án 11661E của Nga, thì nhiều người không để ý rằng tàu Arleigh Burke của Mỹ không có cái hangar trực thăng nào để tranh cãi cả.Đã có 28 trên tổng số 68 chiếc tàu khu trục tàu Arleigh Burke đã được đóng và không có trang bị hangar trực thăng, tất cả trong số đó đều thuộc lớp Flight I và II thuộc dự án DDG-X.Cái hangar trực thăng chỉ được xuất hiện từ phiên bản Flight IIA, biến thể được biên chế lần đầu vào nửa cuối năm 2000 với chiếc tàu đầu tiên trong số những chiếc loại này được đóng là USS Oscar Austin DDG-79.Sau hơn 30 năm được vận hành thì lớp tàu Arleigh Burke đã có vô vàn các cải tiến để phù hợp với điều kiện tác chiến hiện tại cũng như tình hình thực tế.Các thay đổi đáng nhắc tới có thể kể đến như sự xuất hiện của hangar trực thăng, nâng cấp về vũ khí và hệ thống tác chiến như thêm các giếng phóng tên lửa VLS, loại bỏ việc sử dụng tên lửa Harpoon.Ngoài ra tàu còn được thay thế pháo đa nòng Phalanx CIWS được đánh giá là vô dụng bằng hệ thống tên lửa phòng không SeaRAM và ESSM. Với hệ thống phòng không mới, các nhà thiết kế đã cố gắng bổ sung thêm cho mỗi tàu có ít nhất 1 hệ thống như vậy.Và còn vô vàn các cải tiến nhỏ được đầu tư cho Arleigh Burke như là lượng giãn nước của tàu cũng được tăng lên đáng kể từ 8.315 tấn của phiên bản Flight I lên tận 9.700 tấn trên Flight III và thiết kế tàu cũng đã dài hơn thêm 1m so với thiết kế ban đầu.Lớp Arleigh Burke này vốn được dự định là sẽ được thay thế bởi các tàu khu trục thuộc đề án DD(X) Zumwalt khi chiếc "cuối cùng" của lớp là USS Michael Murphy DDG-112 được biên chế từ cuối năm 2012.Chút nữa là “chốt sổ” toàn bộ phiên bản Flight IIA cũng như cả quá trình đóng mới lớp tàu này. Tuy nhiên, lớp Zumwalt kế cận của nó bị đánh giá là đắt tiền, “to xác” nhưng vô dụng rồi bị coi là thất bại.Kết quả là Hải quân Mỹ đã phải đặt lòng tin vào các “lão tướng” Arleigh Burke thêm 1 lần nữa, chương trình Flight IIA của lớp tàu được tái khởi động và chiếc USS John Finn DDG-113 đã được ra đời, mở đầu loạt các khu trục cùng lớp được đóng mới và hoàn thiện tới tận thời điểm hiện tại.Dù đã được biên chế 30 năm, nhưng lớp Arleigh Burke vẫn được miệt mài trọng dụng, nâng cấp, đóng mới và vẫn sẽ là trụ cột của Hải quân Mỹ trong vài thập kỉ tới, hoặc tới khi nào Mỹ có thể phát triển thêm một lớp tàu chiến nào mới đủ tầm thay thế lớp tàu "ăn chắc mặc bền" này.Lớp tàu Arleigh Burke vẫn được cải tiến không ngừng, với việc tàu đầu tiên trong phiên bản Flight III là USS Patrick Gallagher DDG-127 đã được hạ thủy hồi tháng 6/2021 và dự kiến sẽ được biên chế vào năm 2023.Cùng với “đàn em” lớp Constellation (FREMM) và có thể sẽ là những con tàu lớp Legend của lực lượng Cảnh sát biển được cải biên, lớp tàu Arleigh Burke sẽ tiếp tục làm chủ lực của đội tàu mặt nước Hải quân Mỹ trong thời gian dài. Nguồn ảnh: USnavy. Các khu trục hạm lớp Arleigh Burke vẫn là nòng cốt của Hải quân Mỹ suốt nửa thế kỷ nay. Nguồn: QPVN.
Trong lúc nhiều chuyên gia quân sự và những người yêu thích vũ khí quân sự đã giành 10 năm nay, chỉ để tranh cãi về bãi đáp trực thăng của chiếc tàu chiến đề án 11661E của Nga, thì nhiều người không để ý rằng tàu Arleigh Burke của Mỹ không có cái hangar trực thăng nào để tranh cãi cả.
Đã có 28 trên tổng số 68 chiếc tàu khu trục tàu Arleigh Burke đã được đóng và không có trang bị hangar trực thăng, tất cả trong số đó đều thuộc lớp Flight I và II thuộc dự án DDG-X.
Cái hangar trực thăng chỉ được xuất hiện từ phiên bản Flight IIA, biến thể được biên chế lần đầu vào nửa cuối năm 2000 với chiếc tàu đầu tiên trong số những chiếc loại này được đóng là USS Oscar Austin DDG-79.
Sau hơn 30 năm được vận hành thì lớp tàu Arleigh Burke đã có vô vàn các cải tiến để phù hợp với điều kiện tác chiến hiện tại cũng như tình hình thực tế.
Các thay đổi đáng nhắc tới có thể kể đến như sự xuất hiện của hangar trực thăng, nâng cấp về vũ khí và hệ thống tác chiến như thêm các giếng phóng tên lửa VLS, loại bỏ việc sử dụng tên lửa Harpoon.
Ngoài ra tàu còn được thay thế pháo đa nòng Phalanx CIWS được đánh giá là vô dụng bằng hệ thống tên lửa phòng không SeaRAM và ESSM. Với hệ thống phòng không mới, các nhà thiết kế đã cố gắng bổ sung thêm cho mỗi tàu có ít nhất 1 hệ thống như vậy.
Và còn vô vàn các cải tiến nhỏ được đầu tư cho Arleigh Burke như là lượng giãn nước của tàu cũng được tăng lên đáng kể từ 8.315 tấn của phiên bản Flight I lên tận 9.700 tấn trên Flight III và thiết kế tàu cũng đã dài hơn thêm 1m so với thiết kế ban đầu.
Lớp Arleigh Burke này vốn được dự định là sẽ được thay thế bởi các tàu khu trục thuộc đề án DD(X) Zumwalt khi chiếc "cuối cùng" của lớp là USS Michael Murphy DDG-112 được biên chế từ cuối năm 2012.
Chút nữa là “chốt sổ” toàn bộ phiên bản Flight IIA cũng như cả quá trình đóng mới lớp tàu này. Tuy nhiên, lớp Zumwalt kế cận của nó bị đánh giá là đắt tiền, “to xác” nhưng vô dụng rồi bị coi là thất bại.
Kết quả là Hải quân Mỹ đã phải đặt lòng tin vào các “lão tướng” Arleigh Burke thêm 1 lần nữa, chương trình Flight IIA của lớp tàu được tái khởi động và chiếc USS John Finn DDG-113 đã được ra đời, mở đầu loạt các khu trục cùng lớp được đóng mới và hoàn thiện tới tận thời điểm hiện tại.
Dù đã được biên chế 30 năm, nhưng lớp Arleigh Burke vẫn được miệt mài trọng dụng, nâng cấp, đóng mới và vẫn sẽ là trụ cột của Hải quân Mỹ trong vài thập kỉ tới, hoặc tới khi nào Mỹ có thể phát triển thêm một lớp tàu chiến nào mới đủ tầm thay thế lớp tàu "ăn chắc mặc bền" này.
Lớp tàu Arleigh Burke vẫn được cải tiến không ngừng, với việc tàu đầu tiên trong phiên bản Flight III là USS Patrick Gallagher DDG-127 đã được hạ thủy hồi tháng 6/2021 và dự kiến sẽ được biên chế vào năm 2023.
Cùng với “đàn em” lớp Constellation (FREMM) và có thể sẽ là những con tàu lớp Legend của lực lượng Cảnh sát biển được cải biên, lớp tàu Arleigh Burke sẽ tiếp tục làm chủ lực của đội tàu mặt nước Hải quân Mỹ trong thời gian dài. Nguồn ảnh: USnavy.
Các khu trục hạm lớp Arleigh Burke vẫn là nòng cốt của Hải quân Mỹ suốt nửa thế kỷ nay. Nguồn: QPVN.