Theo TASS, nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam đang nghiên cứu hai phương án thay thế dòng xe tăng hạng nhẹ PT-76B bằng: xe tăng 2S25 Sprut-SD và xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Tuy là dòng xe thiết giáp hỏa lực mạnh được phát triển cho lục quân, tuy nhiên BMP-3 có khả năng bơi rất tốt, không thua kém gì so với PT-76B. Nhiều quốc gia đã lựa chọn BMP-3 trang bị cho lực lượng lính thủy đánh bộ, ví dụ như Indonesia.Dù ra đời cũng đã được 20 năm, thế nhưng trên thế giới vẫn chưa có dòng xe chiến đấu bộ binh nào vượt mặt nổi BMP-3. Nó được xem là dòng xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới hiện nay. Gần đây, những hình ảnh hiếm hoi về nội thất bên trong BMP-3 đã được công bố.Đáng ngạc nhiên, là nếu so với danh xưng “xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới” hay vẻ ngoài hầm hố, hỏa lực mạnh, các trang bị bên trong BMP-3 khiến người ta hơi thất vọng.Trong ảnh là hệ thống lái của xe chiến đấu bộ binh BMP-3.Không phải màn hình LCD màu, lớn đẹp đẽ mà các thiết bị chỉ số ở hệ thống lái đều kiểu “cơ học”.Các vị trí chân côn, phanh, ga của BMP-3 nhìn đơn giản tới bất ngờ.Bảng chỉ số đồng hồ tốc độ của hệ thống lái.Mọi thứ đậm chất thời Liên Xô.Tất nhiên là việc sử dụng các thiết bị này không ảnh hưởng lắm tới khả năng tác chiến của xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Thế nhưng, chắc hẳn nhiều người không khỏi thất vọng về độ tiện nghi của BMP-3.Thực ra thì sự tiện nghi ở mức trung bình trên các dòng xe tăng, xe thiết giáp của Liên Xô (Nga) chế tạo vốn dĩ đã bị kêu ca suốt mấy chục năm nay.Thế nhưng, bất chấp những lời chê bai đó, các vũ khí do Nga sản xuất vẫn chứng minh được sự hiệu quả tuyệt vời trên chiến trường. Bên cạnh đó là việc dễ bảo trì, sửa chữa, giá cả phải chăng…Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được trang bị hệ thống vũ khí "mạnh nhất" trong số các xe chiến đấu bộ binh trên khắp thế giới hiện nay với pháo cỡ nòng lớn bắn được tên lửa chống tăng qua nòng cùng hệ thống vũ khí "khủng" ít ai có.Cận cảnh bộ ba vũ khí “khủng” của BMP-3: Ở giữa là gốc nòng pháo chính 2A70 100mm có thể phóng tên lửa chống tăng Basnya qua nòng; bên phải là súng máy đồng trục 7,62mm PKT còn bên trái (nòng đen) là pháo tự động 2A72 30mm.Pháo 2A70 có thể đạt tốc độ bắn đến 350 phát/phút, bắn thủng được cả giáp xe thiết giáp, xe tăng hạng nhẹ...Thân và tháp pháo BMP-3 được bọc giáp thép độ bền cao dày 35mm ở mặt trước - tuy nhiên chỉ có tác dụng chống đạn pháo hạng nhẹ, với RPG hay tên lửa thì khó sống sót. Tuy nhiên, Nga cũng có phương án trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ Kaktus hoặc hệ thống bảo vệ chủ động Shtora tăng cường khả năng sống sót.
Theo TASS, nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam đang nghiên cứu hai phương án thay thế dòng xe tăng hạng nhẹ PT-76B bằng: xe tăng 2S25 Sprut-SD và xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Tuy là dòng xe thiết giáp hỏa lực mạnh được phát triển cho lục quân, tuy nhiên BMP-3 có khả năng bơi rất tốt, không thua kém gì so với PT-76B. Nhiều quốc gia đã lựa chọn BMP-3 trang bị cho lực lượng lính thủy đánh bộ, ví dụ như Indonesia.
Dù ra đời cũng đã được 20 năm, thế nhưng trên thế giới vẫn chưa có dòng xe chiến đấu bộ binh nào vượt mặt nổi BMP-3. Nó được xem là dòng xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới hiện nay. Gần đây, những hình ảnh hiếm hoi về nội thất bên trong BMP-3 đã được công bố.
Đáng ngạc nhiên, là nếu so với danh xưng “xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới” hay vẻ ngoài hầm hố, hỏa lực mạnh, các trang bị bên trong BMP-3 khiến người ta hơi thất vọng.
Trong ảnh là hệ thống lái của xe chiến đấu bộ binh BMP-3.
Không phải màn hình LCD màu, lớn đẹp đẽ mà các thiết bị chỉ số ở hệ thống lái đều kiểu “cơ học”.
Các vị trí chân côn, phanh, ga của BMP-3 nhìn đơn giản tới bất ngờ.
Bảng chỉ số đồng hồ tốc độ của hệ thống lái.
Mọi thứ đậm chất thời Liên Xô.
Tất nhiên là việc sử dụng các thiết bị này không ảnh hưởng lắm tới khả năng tác chiến của xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Thế nhưng, chắc hẳn nhiều người không khỏi thất vọng về độ tiện nghi của BMP-3.
Thực ra thì sự tiện nghi ở mức trung bình trên các dòng xe tăng, xe thiết giáp của Liên Xô (Nga) chế tạo vốn dĩ đã bị kêu ca suốt mấy chục năm nay.
Thế nhưng, bất chấp những lời chê bai đó, các vũ khí do Nga sản xuất vẫn chứng minh được sự hiệu quả tuyệt vời trên chiến trường. Bên cạnh đó là việc dễ bảo trì, sửa chữa, giá cả phải chăng…
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được trang bị hệ thống vũ khí "mạnh nhất" trong số các xe chiến đấu bộ binh trên khắp thế giới hiện nay với pháo cỡ nòng lớn bắn được tên lửa chống tăng qua nòng cùng hệ thống vũ khí "khủng" ít ai có.
Cận cảnh bộ ba vũ khí “khủng” của BMP-3: Ở giữa là gốc nòng pháo chính 2A70 100mm có thể phóng tên lửa chống tăng Basnya qua nòng; bên phải là súng máy đồng trục 7,62mm PKT còn bên trái (nòng đen) là pháo tự động 2A72 30mm.
Pháo 2A70 có thể đạt tốc độ bắn đến 350 phát/phút, bắn thủng được cả giáp xe thiết giáp, xe tăng hạng nhẹ...
Thân và tháp pháo BMP-3 được bọc giáp thép độ bền cao dày 35mm ở mặt trước - tuy nhiên chỉ có tác dụng chống đạn pháo hạng nhẹ, với RPG hay tên lửa thì khó sống sót. Tuy nhiên, Nga cũng có phương án trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ Kaktus hoặc hệ thống bảo vệ chủ động Shtora tăng cường khả năng sống sót.