Hải quân đánh bộ là một binh chủng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam có nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng. Với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó trong bối cảnh hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam đang được đầu tư hiện đại hóa mạnh, trước hết về trang bị người lính và tương lai gần có thể là phương tiện chiến đấu chính.Hiện trang bị cơ giới chủ lực trong các chiến dịch đổ bộ đường biển của Hải quân đánh bộ Việt Nam là xe tăng bơi PT-76B do Liên Xô (cũ) sản xuất. Đây là loại xe tăng có khả năng bơi tốt, trang bị hỏa lực mạnh D-56T 76,2mm có thể khai hỏa trong khi hành tiến cả trên bộ và trên biển.Tuy nhiên, ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ, PT-76B không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại. Kể cả dù có được nâng cấp thì cũng chỉ là vá víu tạm thời, không thể là lựa chọn lâu dài. Nhất là trong điều kiện thời tiết biển nhiệt đới Việt Nam, các phương tiện sẽ nhanh chóng rệu rã vì bị ăn mòn. Vì vậy, một chiếc xe tăng lội nước mới là phương án tối ưu nhất hiện nay để tăng cường sức mạnh cho hải quân đánh bộ trong tình hình mới.Một trong những ứng viên sáng giá nhất thay thế cho dòng xe tăng PT-76B trong hải quân đánh bộ là xe chiến đấu bộ binh BMP-3F. Tuy được xếp vào phân loại xe chiến đấu bộ binh nhưng sức mạnh của BMP-3F tương đương với cỗ xe tăng hạng nhẹ, thậm chí là vượt trội hoàn toàn về mặt hỏa lực.BMP-3F là phiên bản đặc biệt của dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 do Kurganmashzavod phát triển cho nhiệm vụ tác chiến trên biển, hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 3, có khả năng bơi lội tốt trên mặt biển phục vụ các chiến dịch đổ bộ đường biển. Lính thủy đánh bộ nhiều nước trên thế giới hiện đã mua BMP-3F sử dụng, ở khu vực Đông Nam Á có Indonesia đã sắm tới 54 chiếc trang bị cho hải quân.Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F có tốc độ 70km/h trên đường và 10km/h dưới nước, có thể hoạt động trong điều kiện sóng biển cấp I và cấp III, có khả năng bắn pháo chính khi đang bơi trong tình trạng sóng biển cấp II và có thể nổi trên mặt nước tới 7 tiếng liên tục với động cơ đang hoạt động.Hỏa lực của BMP-3F tương tự nguyên mẫu BMP-3, mạnh hơn bất kỳ mẫu xe chiến đấu bộ binh nào trên thế giới, gồm: pháo chính 100mm (40 viên đạn) có khả năng bắn tên lửa chống tăng 9K116-3 Basnya qua nòng (tầm bắn 5,5km, xuyên giáp sau ERA 750mm); pháo tự động kẹp nòng 30mm 2A72 (500 viên đạn nổ và đạn xuyên giáp) và một súng máy PKT-76,2mm đồng trục. Pháo chính 100mm ngoài 8 quả tên lửa còn được trang bị 40 viên đạn nổ phá HE hoạc đạn xuyên giáp với tầm bắn ước tính 4km.Trên BMP-3F được trang bị nhiều hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại gồm: thống tìm kiếm-đo xa laser ID-16; máy tính đạn đạo; kính nhìn cả ngày lẫn đêm 1K13-2; đèn chiếu OU-5; kính tiềm vọng PPB-2 và 1PZ-10; thiết bị quan sát ngày đêm TKN-3MB và đèn hồng ngoại OU-3.BMP-3F được thiết kế để đổ bộ trong điều kiện biển động thậm chí đủ sức kéo thêm một chiếc xe khác cùng loại. Nó được trang bị động cơ diesel UTD-29 làm mát bằng chất lỏng với dự trữ dầu hành trình với tầm hoạt động 600-800km và tốc độ tối đa 75km/h. Đặc biệt khả năng bơi lội của BMP-3F không kém PT-76B, với tốc độ tối đa 10km/h.Vì là xe chiến đấu bộ binh, nên BMP-3F có thể kiêm nhiệm vai trò chở quân với tối đa 7 lính thủy đánh bộ.Ngoài Nga, hiện BMP-3F cũng được quân đội Indonesia và Hy lạp và một số nước khác lựa chọn, giá thành của nó cũng ở mức chấp nhận được, khoảng trên 3 triệu USD/chiếc.Để tiến thẳng lên hiện đại và xét tới tính quan trọng của lực lượng hải quân đánh bộ, mua sắm mới một loại xe chiến đấu đa năng và uy lực như BMP-3F chắc chắn sẽ là lựa chọn khôn ngoan hơn là nâng cấp PT-76B.
Hải quân đánh bộ là một binh chủng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam có nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng. Với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó trong bối cảnh hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam đang được đầu tư hiện đại hóa mạnh, trước hết về trang bị người lính và tương lai gần có thể là phương tiện chiến đấu chính.
Hiện trang bị cơ giới chủ lực trong các chiến dịch đổ bộ đường biển của Hải quân đánh bộ Việt Nam là xe tăng bơi PT-76B do Liên Xô (cũ) sản xuất. Đây là loại xe tăng có khả năng bơi tốt, trang bị hỏa lực mạnh D-56T 76,2mm có thể khai hỏa trong khi hành tiến cả trên bộ và trên biển.
Tuy nhiên, ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ, PT-76B không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại. Kể cả dù có được nâng cấp thì cũng chỉ là vá víu tạm thời, không thể là lựa chọn lâu dài. Nhất là trong điều kiện thời tiết biển nhiệt đới Việt Nam, các phương tiện sẽ nhanh chóng rệu rã vì bị ăn mòn. Vì vậy, một chiếc xe tăng lội nước mới là phương án tối ưu nhất hiện nay để tăng cường sức mạnh cho hải quân đánh bộ trong tình hình mới.
Một trong những ứng viên sáng giá nhất thay thế cho dòng xe tăng PT-76B trong hải quân đánh bộ là xe chiến đấu bộ binh BMP-3F. Tuy được xếp vào phân loại xe chiến đấu bộ binh nhưng sức mạnh của BMP-3F tương đương với cỗ xe tăng hạng nhẹ, thậm chí là vượt trội hoàn toàn về mặt hỏa lực.
BMP-3F là phiên bản đặc biệt của dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 do Kurganmashzavod phát triển cho nhiệm vụ tác chiến trên biển, hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 3, có khả năng bơi lội tốt trên mặt biển phục vụ các chiến dịch đổ bộ đường biển. Lính thủy đánh bộ nhiều nước trên thế giới hiện đã mua BMP-3F sử dụng, ở khu vực Đông Nam Á có Indonesia đã sắm tới 54 chiếc trang bị cho hải quân.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F có tốc độ 70km/h trên đường và 10km/h dưới nước, có thể hoạt động trong điều kiện sóng biển cấp I và cấp III, có khả năng bắn pháo chính khi đang bơi trong tình trạng sóng biển cấp II và có thể nổi trên mặt nước tới 7 tiếng liên tục với động cơ đang hoạt động.
Hỏa lực của BMP-3F tương tự nguyên mẫu BMP-3, mạnh hơn bất kỳ mẫu xe chiến đấu bộ binh nào trên thế giới, gồm: pháo chính 100mm (40 viên đạn) có khả năng bắn tên lửa chống tăng 9K116-3 Basnya qua nòng (tầm bắn 5,5km, xuyên giáp sau ERA 750mm); pháo tự động kẹp nòng 30mm 2A72 (500 viên đạn nổ và đạn xuyên giáp) và một súng máy PKT-76,2mm đồng trục. Pháo chính 100mm ngoài 8 quả tên lửa còn được trang bị 40 viên đạn nổ phá HE hoạc đạn xuyên giáp với tầm bắn ước tính 4km.
Trên BMP-3F được trang bị nhiều hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại gồm: thống tìm kiếm-đo xa laser ID-16; máy tính đạn đạo; kính nhìn cả ngày lẫn đêm 1K13-2; đèn chiếu OU-5; kính tiềm vọng PPB-2 và 1PZ-10; thiết bị quan sát ngày đêm TKN-3MB và đèn hồng ngoại OU-3.
BMP-3F được thiết kế để đổ bộ trong điều kiện biển động thậm chí đủ sức kéo thêm một chiếc xe khác cùng loại. Nó được trang bị động cơ diesel UTD-29 làm mát bằng chất lỏng với dự trữ dầu hành trình với tầm hoạt động 600-800km và tốc độ tối đa 75km/h. Đặc biệt khả năng bơi lội của BMP-3F không kém PT-76B, với tốc độ tối đa 10km/h.
Vì là xe chiến đấu bộ binh, nên BMP-3F có thể kiêm nhiệm vai trò chở quân với tối đa 7 lính thủy đánh bộ.
Ngoài Nga, hiện BMP-3F cũng được quân đội Indonesia và Hy lạp và một số nước khác lựa chọn, giá thành của nó cũng ở mức chấp nhận được, khoảng trên 3 triệu USD/chiếc.
Để tiến thẳng lên hiện đại và xét tới tính quan trọng của lực lượng hải quân đánh bộ, mua sắm mới một loại xe chiến đấu đa năng và uy lực như BMP-3F chắc chắn sẽ là lựa chọn khôn ngoan hơn là nâng cấp PT-76B.