Tên lửa đạn đạo Scud được trang bị và hoạt động trong Binh chủng Pháo binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ cuối những năm 1970. Đến nay, các tên lửa đã trải qua gần nửa thế kỷ sử dụng, nhiều linh kiện đã không còn hàng thay thế hay nâng cấp. Chính vì vậy, nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật tên lửa đạt đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị kỹ thuật của Lữ đoàn tên lửa cũng như cấp Tổng cục đã có nhiều sáng kiến cải tiến các linh kiện cho tên lửa hoạt động tốt. Nguồn ảnh: Kênh QPVNMột trong những cải tiến điển hình, theo báo QĐND Online, đó là “Đề tài nghiên cứu cải tiến hộp chuyển mạch 1SB-16 của tên lửa 8K14E thuộc tổ hợp tên lửa đất đối đất R-17E do Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Tên lửa-Khí tài đặc chủng (Cục Kỹ thuật binh chủng, Tổng cục Kỹ thuật) làm chủ nhiệm đã kết thúc vào tháng 12/2016. Đề tài đang được Hội đồng Khoa học-Công nghệ Bộ Quốc phòng tiến hành nghiệm thu ở các cấp theo trình tự. Nguồn ảnh: Kênh QPVNLưu ý, R-17E thực ra chính là Scud, đó vốn là cái tên chính thức do “cha đẻ Liên Xô” đặt cho. R-17E là phiên bản xuất khẩu của mẫu R-17 dùng ở Liên Xô, cắt giảm tầm bắn xuống dưới 300km, không mang được đầu đạn hạt nhân. R-17 và R-17E được khối NATO định danh là Scud B, tuy nhiên, hầu như người ta chỉ gọi chúng là Scud. Còn 8K14E là định danh của Liên Xô dành cho loại đạn tên lửa thuộc tổ hợp tên lửa đối đất R-17E. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo Đại tá Nguyễn Thanh Bình, đề tài cấp Bộ Quốc phòng này được mở từ tháng 4/2015, xuất phát từ nhu cầu bảo đảm vật tư kỹ thuật cho các đơn vị tên lửa pháo binh. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHiện nay, các linh kiện phục vụ bảo đảm kỹ thuật, thay thế cho tên lửa khan hiếm, hoặc không nhập khẩu được. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là cải tiến 2 khối của hộp chuyển mạch 1SB-16 lắp lên tên lửa huấn luyện thay thế cho khối cũ; xây dựng bộ tài liệu công nghệ cải tiến hộp 1SB-16 của tên lửa 8K14E trên cơ sở ứng dụng công nghệ FPGA và linh kiện tích hợp. Việc cải tiến hộp chuyển mạch 1SB-16 ứng dụng công nghệ, linh kiện mới thay thế theo tỷ lệ 1:1 với khối cũ để duy trì hệ số kỹ thuật của khí tài tên lửa R-17E. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐề tài còn đề xuất thực hiện thiết kế, chế tạo giá đo chuyên dụng để đo các tham số của các cụm linh kiện thành phần trong khối và tham số tổng hợp của cả hộp chuyển mạch 1SB-16 nguyên bản và cải tiến. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐại tá Nguyễn Thanh Bình cho biết: Đề tài đã hoàn thành tốt các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Sản phẩm là hộp chuyển mạch 1SB-16 đã được cải tiến với những linh kiện mới, dễ tìm ở trong nước, thay thế các linh kiện cũ, khan hiếm, cùng thiết bị kiểm tra tên lửa đồng bộ. Sản phẩm sau cải tiến đã thử nghiệm trên khí tài, khai thác trong điều kiện đơn vị. Sản phẩm có tính mở và phát triển để tiếp tục cải tiến, nâng cấp. Kết quả đề tài đã góp phần nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong công tác huấn luyện, bảo đảm kỹ thuật của các đơn vị trang bị tên lửa pháo binh. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTên lửa đạn đạo Scud/R-17E có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐạn tên lửa được thiết kế đặt trên phương tiện mang phóng tự hành 9P117 Uragan vốn được chế tạo trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tên lửa đạn đạo Scud được trang bị và hoạt động trong Binh chủng Pháo binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ cuối những năm 1970. Đến nay, các tên lửa đã trải qua gần nửa thế kỷ sử dụng, nhiều linh kiện đã không còn hàng thay thế hay nâng cấp. Chính vì vậy, nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật tên lửa đạt đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị kỹ thuật của Lữ đoàn tên lửa cũng như cấp Tổng cục đã có nhiều sáng kiến cải tiến các linh kiện cho tên lửa hoạt động tốt. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Một trong những cải tiến điển hình, theo báo QĐND Online, đó là “Đề tài nghiên cứu cải tiến hộp chuyển mạch 1SB-16 của tên lửa 8K14E thuộc tổ hợp tên lửa đất đối đất R-17E do Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Tên lửa-Khí tài đặc chủng (Cục Kỹ thuật binh chủng, Tổng cục Kỹ thuật) làm chủ nhiệm đã kết thúc vào tháng 12/2016. Đề tài đang được Hội đồng Khoa học-Công nghệ Bộ Quốc phòng tiến hành nghiệm thu ở các cấp theo trình tự. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Lưu ý, R-17E thực ra chính là Scud, đó vốn là cái tên chính thức do “cha đẻ Liên Xô” đặt cho. R-17E là phiên bản xuất khẩu của mẫu R-17 dùng ở Liên Xô, cắt giảm tầm bắn xuống dưới 300km, không mang được đầu đạn hạt nhân. R-17 và R-17E được khối NATO định danh là Scud B, tuy nhiên, hầu như người ta chỉ gọi chúng là Scud. Còn 8K14E là định danh của Liên Xô dành cho loại đạn tên lửa thuộc tổ hợp tên lửa đối đất R-17E. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo Đại tá Nguyễn Thanh Bình, đề tài cấp Bộ Quốc phòng này được mở từ tháng 4/2015, xuất phát từ nhu cầu bảo đảm vật tư kỹ thuật cho các đơn vị tên lửa pháo binh. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hiện nay, các linh kiện phục vụ bảo đảm kỹ thuật, thay thế cho tên lửa khan hiếm, hoặc không nhập khẩu được. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là cải tiến 2 khối của hộp chuyển mạch 1SB-16 lắp lên tên lửa huấn luyện thay thế cho khối cũ; xây dựng bộ tài liệu công nghệ cải tiến hộp 1SB-16 của tên lửa 8K14E trên cơ sở ứng dụng công nghệ FPGA và linh kiện tích hợp. Việc cải tiến hộp chuyển mạch 1SB-16 ứng dụng công nghệ, linh kiện mới thay thế theo tỷ lệ 1:1 với khối cũ để duy trì hệ số kỹ thuật của khí tài tên lửa R-17E. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đề tài còn đề xuất thực hiện thiết kế, chế tạo giá đo chuyên dụng để đo các tham số của các cụm linh kiện thành phần trong khối và tham số tổng hợp của cả hộp chuyển mạch 1SB-16 nguyên bản và cải tiến. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đại tá Nguyễn Thanh Bình cho biết: Đề tài đã hoàn thành tốt các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Sản phẩm là hộp chuyển mạch 1SB-16 đã được cải tiến với những linh kiện mới, dễ tìm ở trong nước, thay thế các linh kiện cũ, khan hiếm, cùng thiết bị kiểm tra tên lửa đồng bộ. Sản phẩm sau cải tiến đã thử nghiệm trên khí tài, khai thác trong điều kiện đơn vị. Sản phẩm có tính mở và phát triển để tiếp tục cải tiến, nâng cấp. Kết quả đề tài đã góp phần nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong công tác huấn luyện, bảo đảm kỹ thuật của các đơn vị trang bị tên lửa pháo binh. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tên lửa đạn đạo Scud/R-17E có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đạn tên lửa được thiết kế đặt trên phương tiện mang phóng tự hành 9P117 Uragan vốn được chế tạo trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Nguồn ảnh: Kênh QPVN