Tên lửa phòng không vác vai 9M32 Strela-2 (NATO định danh là SA-7) được đưa vào biên chế Hồng quân Liên Xô kể từ năm 1968 và đến năm 1972, các tên lửa này được viện trợ cho Việt Nam. Phía ta đã đặt tên loại tên lửa này là A-72 và sử dụng rất hiệu quả trong phòng không tầm thấp. Chỉ trong 3 năm từ 1972-1975, tiểu đoàn 172 đã sử dụng tên lửa A-72 tiêu diệt tới 157 máy bay các loại của địch cho ta thấy sức tác chiến ghê gớm của loại tên lửa này. Ảnh: Một binh sĩ Liên Xô với tên lửa vác vai Strela-2.Bệ phóng tên lửa A-72 có chiều dài 1.44m, đường kính 72mm và nặng tới 15kg khi lắp đạn. Bởi vậy, các chiến sĩ sử dụng tên lửa A-72 cũng cần có một yêu cầu về thể lực tốt. Ảnh: Một chiến sĩ với hệ thống A-72.Tuy nhiên, không chịu thua kém các đồng đội nam của mình, chiến sĩ nữ cũng sẵn sàng sử dụng thành thục hệ thống tên lửa phòng không này dù cho nó có trọng lượng bằng 1/3 trọng lượng cơ thể của họ. Ảnh: Nữ chiến sĩ thao tác với hệ thống A-72.Loại tên lửa phòng không vác vai A-72 này đã được Việt Nam tự chủ chế tạo thành công, có thể thấy hệ thống nữ chiến sĩ đang sử dụng là phiên bản do ta tự chế tạo trong nước. Ảnh: Nữ chiến sĩ ngắm bắn với hệ thống A-72.Tên lửa A-72 Strela-2 có tầm bắn tối đa 3.700m, độ cao tối đa 1.500m và sử dụng cơ cấu đầu dò hồng ngoại để tìm mục tiêu. Ảnh: Diễn tập bắn đạn thật với tên lửa phòng không vác vai.Ngoài ra, Việt Nam cũng có trong biên chế cả loại tên lửa nâng cấp của 9M32 Strela-2 là 9M32M với việc tăng tầm bắn lên 4.200m và độ cao tối đa lên đến 2.300m, tốc độ bay của tên lửa từ 430m/s lên 500m/s. Các nhà máy trong nước cũng có thể thực hiện nâng cấp và sửa chữa phục hồi loại tên lửa này. Ảnh: Hệ thống 9M32M được hồi phục sửa chữa tại nhà máy A45.Đặc biệt, anh hùng, liệt sĩ Hoàng Văn Quyết đã từng dùng tên lửa A-72 bắn rơi 16 máy bay, là kỉ lục của quân chủng Phòng không – Không quân mà đến nay vẫn chưa ai vượt qua được. Phải nói đây không chỉ riêng là kỳ tích của bộ đội Việt Nam mà còn là kỳ tích xứng tầm thế giới. Ảnh: Bộ đội Việt Nam huấn luyện với A-72.Trong tình hình mới, nhằm đáp ứng nhu cầu của chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã tự nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng không tự hành sử dụng các tên lửa A-72 với mục đích tạo ưu thế trên chiến trường, bảo vệ đội hình bộ binh trước máy bay bay thấp. Ảnh: Hệ thống phòng không tự hành do Việt Nam chế tạo. Nguồn: QPVN Khí tài được bổ xung thêm khối quang điện với camera ảnh nhiệt, camera ánh sáng ngày và hệ thống đo xa laser, có thể quan sát và tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, có độ tự động hóa cao. Trong cuộc bắn nghiệm thu gần đây, tổ hợp đã xuất sắc đánh trúng mục tiêu, đạt thông số kỹ thuật cao. Ảnh: Tổ hợp phòng không tự hành khai hỏa.Với việc đã ra đời từ lâu, nhưng qua các nâng cấp tăng tính năng kỹ chiến thuật cùng các cải tiến tự động hóa, các tên lửa A-72 chắc chắn sẽ còn là vũ khí vô cùng lợi hại trong tay quân đội ta, là mối đe dọa vô cùng lớn đối với các loại máy bay bay thấp của đối phương, bảo vệ đội hình bộ binh. Ảnh: QPVN Video Tên lửa vác vai A72 của Việt Nam diệt mục tiêu - Nguồn: QĐND
Tên lửa phòng không vác vai 9M32 Strela-2 (NATO định danh là SA-7) được đưa vào biên chế Hồng quân Liên Xô kể từ năm 1968 và đến năm 1972, các tên lửa này được viện trợ cho Việt Nam. Phía ta đã đặt tên loại tên lửa này là A-72 và sử dụng rất hiệu quả trong phòng không tầm thấp. Chỉ trong 3 năm từ 1972-1975, tiểu đoàn 172 đã sử dụng tên lửa A-72 tiêu diệt tới 157 máy bay các loại của địch cho ta thấy sức tác chiến ghê gớm của loại tên lửa này. Ảnh: Một binh sĩ Liên Xô với tên lửa vác vai Strela-2.
Bệ phóng tên lửa A-72 có chiều dài 1.44m, đường kính 72mm và nặng tới 15kg khi lắp đạn. Bởi vậy, các chiến sĩ sử dụng tên lửa A-72 cũng cần có một yêu cầu về thể lực tốt. Ảnh: Một chiến sĩ với hệ thống A-72.
Tuy nhiên, không chịu thua kém các đồng đội nam của mình, chiến sĩ nữ cũng sẵn sàng sử dụng thành thục hệ thống tên lửa phòng không này dù cho nó có trọng lượng bằng 1/3 trọng lượng cơ thể của họ. Ảnh: Nữ chiến sĩ thao tác với hệ thống A-72.
Loại tên lửa phòng không vác vai A-72 này đã được Việt Nam tự chủ chế tạo thành công, có thể thấy hệ thống nữ chiến sĩ đang sử dụng là phiên bản do ta tự chế tạo trong nước. Ảnh: Nữ chiến sĩ ngắm bắn với hệ thống A-72.
Tên lửa A-72 Strela-2 có tầm bắn tối đa 3.700m, độ cao tối đa 1.500m và sử dụng cơ cấu đầu dò hồng ngoại để tìm mục tiêu. Ảnh: Diễn tập bắn đạn thật với tên lửa phòng không vác vai.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có trong biên chế cả loại tên lửa nâng cấp của 9M32 Strela-2 là 9M32M với việc tăng tầm bắn lên 4.200m và độ cao tối đa lên đến 2.300m, tốc độ bay của tên lửa từ 430m/s lên 500m/s. Các nhà máy trong nước cũng có thể thực hiện nâng cấp và sửa chữa phục hồi loại tên lửa này. Ảnh: Hệ thống 9M32M được hồi phục sửa chữa tại nhà máy A45.
Đặc biệt, anh hùng, liệt sĩ Hoàng Văn Quyết đã từng dùng tên lửa A-72 bắn rơi 16 máy bay, là kỉ lục của quân chủng Phòng không – Không quân mà đến nay vẫn chưa ai vượt qua được. Phải nói đây không chỉ riêng là kỳ tích của bộ đội Việt Nam mà còn là kỳ tích xứng tầm thế giới. Ảnh: Bộ đội Việt Nam huấn luyện với A-72.
Trong tình hình mới, nhằm đáp ứng nhu cầu của chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã tự nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng không tự hành sử dụng các tên lửa A-72 với mục đích tạo ưu thế trên chiến trường, bảo vệ đội hình bộ binh trước máy bay bay thấp. Ảnh: Hệ thống phòng không tự hành do Việt Nam chế tạo. Nguồn: QPVN
Khí tài được bổ xung thêm khối quang điện với camera ảnh nhiệt, camera ánh sáng ngày và hệ thống đo xa laser, có thể quan sát và tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, có độ tự động hóa cao. Trong cuộc bắn nghiệm thu gần đây, tổ hợp đã xuất sắc đánh trúng mục tiêu, đạt thông số kỹ thuật cao. Ảnh: Tổ hợp phòng không tự hành khai hỏa.
Với việc đã ra đời từ lâu, nhưng qua các nâng cấp tăng tính năng kỹ chiến thuật cùng các cải tiến tự động hóa, các tên lửa A-72 chắc chắn sẽ còn là vũ khí vô cùng lợi hại trong tay quân đội ta, là mối đe dọa vô cùng lớn đối với các loại máy bay bay thấp của đối phương, bảo vệ đội hình bộ binh. Ảnh: QPVN
Video Tên lửa vác vai A72 của Việt Nam diệt mục tiêu - Nguồn: QĐND