Theo những thông tin mới nhất được đăng tải, hệ thống phòng không tầm thấp được Việt Nam tự phát triển này bao gồm bốn tên lửa phòng không đặt trên một khung gầm của xe Kamaz. Nguồn ảnh: QPVN.Trên xe có tích hợp cabin điều khiển cảm biến trinh sát - dẫn bắn - vũ khí cho phép xạ thủ ngồi yên vị trong xe khoá và khai hoả tiêu diệt mục tiêu mà không cần phải ra ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.Việc chế tạo và sử dụng được hệ thống cảm biến trinh sát cũng như dẫn bắn trên tổ hợp phòng không tầm thấp tự hành này là một thành quả rất lớn do vốn dĩ các loại tên lửa được sử dụng trong tổ hợp này là tên lửa vác vai Strela-2M. Nguồn ảnh: VTV.Ra đời từ năm 1968 tới nay, loại tên lửa vác vai này được Liên Xô sản xuất để trở thành đối trọng của tên lửa đất đối không vác vai loại FIM-43 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: TL.Với sự ra đời của tên lửa vác vai Strela-2, bộ binh lần đầu tiên trong lịch sử đã có sở hữu loại hoả lực phòng không có tầm bắn lên tới 4 km mà có thể vác vai được, không cần tới xe kéo như các loại pháo phòng không đương thời. Nguồn ảnh: Tienphong.Với loại hoả lực này, bất cứ tiểu đội bộ binh nào đều có thể tiêu diệt được máy bay địch và không còn nỗi sợ bị không quân đối phương tập kích bất ngờ. Nguồn ảnh: Pinterest.Strela-2 có ưu điểm vượt trội đó là nó có thể phóng được từ mọi môi trường, từ trong chiến hào, trong phòng (khi tác chiến đô thị) cho tới trong rừng rậm. Đầu đạn của Strela-2 được thiết kế để "dũi" xuyên qua cây cối hoặc vật cản yếu khiến nó có thể bay vọt từ gốc lên tới ngọn cây mà không bị lệch hướng. Nguồn ảnh: Pinterest.Trọng lượng của cả hệ thống này chì khoảng 15 kg - nghĩa là nhẹ hơn nhiều so với một tổ hợp tên lửa chống tăng có dẫn đường hiện đại ngày nay. Chiều dài của tên lửa là 1,44 mét, đường kính nòng là 72 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.Tên lửa có tầm bắn xa nhất là 4200 mét với phiên bản Strela-2M và tầm bắn tối đa khoảng 3700 mét với các phiên bản khác. Độ cao tiêu diệt mục tiêu của tên lửa là từ tối thiểu 50 mét tới tối đa 1500 mét hoặc 2400 mét tuỳ từng phiên bản. Nguồn ảnh: Pinterest.Vận tốc mũi mà Strela-2 đạt được khi rời nòng là 430 mét/giây hoặc 500 mét/giây tuỳ từng phiên bản. Với tốc độ này, một quả tên lửa Strela-2 khi bay hết tầm tiêu diệt mục tiêu 4000 mét cũng chỉ mất có 8 giây khiến đối phương không kịp né tránh. Nguồn ảnh: Pinterest.Dù đã được ra đời từ cách đây nửa thế kỷ, Strela-2 vẫn hoạt động tốt trong điều kiện tác chiến của thế kỷ 21. Điều này mở ra cơ hội mới cho phép Strela-2 được nâng cấp lên nhiều phiên bản hiện đại hơn giống như phương án tự hành mà Việt Nam đang thử nghiệm. Nguồn ảnh: Pinterest.Với Strela-2, các phi công của đối phương sẽ không dám hoạt động ở tầm bay quá thấp vì lo sợ sẽ bị loại tên lửa phòng không vác vai này vọt lên tấn công bất ngờ. Việc trang bị Strela-2 một cách đại trà trong quân đội sẽ "dồn" không quân đối phương bay lên độ cao lớn hơn, khi đó, không quân địch sẽ bị radar và phòng không tầm trung bắt bám và tiêu diệt. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10 tự hành trong biên chế của Việt Nam.
Theo những thông tin mới nhất được đăng tải, hệ thống phòng không tầm thấp được Việt Nam tự phát triển này bao gồm bốn tên lửa phòng không đặt trên một khung gầm của xe Kamaz. Nguồn ảnh: QPVN.
Trên xe có tích hợp cabin điều khiển cảm biến trinh sát - dẫn bắn - vũ khí cho phép xạ thủ ngồi yên vị trong xe khoá và khai hoả tiêu diệt mục tiêu mà không cần phải ra ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.
Việc chế tạo và sử dụng được hệ thống cảm biến trinh sát cũng như dẫn bắn trên tổ hợp phòng không tầm thấp tự hành này là một thành quả rất lớn do vốn dĩ các loại tên lửa được sử dụng trong tổ hợp này là tên lửa vác vai Strela-2M. Nguồn ảnh: VTV.
Ra đời từ năm 1968 tới nay, loại tên lửa vác vai này được Liên Xô sản xuất để trở thành đối trọng của tên lửa đất đối không vác vai loại FIM-43 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: TL.
Với sự ra đời của tên lửa vác vai Strela-2, bộ binh lần đầu tiên trong lịch sử đã có sở hữu loại hoả lực phòng không có tầm bắn lên tới 4 km mà có thể vác vai được, không cần tới xe kéo như các loại pháo phòng không đương thời. Nguồn ảnh: Tienphong.
Với loại hoả lực này, bất cứ tiểu đội bộ binh nào đều có thể tiêu diệt được máy bay địch và không còn nỗi sợ bị không quân đối phương tập kích bất ngờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Strela-2 có ưu điểm vượt trội đó là nó có thể phóng được từ mọi môi trường, từ trong chiến hào, trong phòng (khi tác chiến đô thị) cho tới trong rừng rậm. Đầu đạn của Strela-2 được thiết kế để "dũi" xuyên qua cây cối hoặc vật cản yếu khiến nó có thể bay vọt từ gốc lên tới ngọn cây mà không bị lệch hướng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trọng lượng của cả hệ thống này chì khoảng 15 kg - nghĩa là nhẹ hơn nhiều so với một tổ hợp tên lửa chống tăng có dẫn đường hiện đại ngày nay. Chiều dài của tên lửa là 1,44 mét, đường kính nòng là 72 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa có tầm bắn xa nhất là 4200 mét với phiên bản Strela-2M và tầm bắn tối đa khoảng 3700 mét với các phiên bản khác. Độ cao tiêu diệt mục tiêu của tên lửa là từ tối thiểu 50 mét tới tối đa 1500 mét hoặc 2400 mét tuỳ từng phiên bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vận tốc mũi mà Strela-2 đạt được khi rời nòng là 430 mét/giây hoặc 500 mét/giây tuỳ từng phiên bản. Với tốc độ này, một quả tên lửa Strela-2 khi bay hết tầm tiêu diệt mục tiêu 4000 mét cũng chỉ mất có 8 giây khiến đối phương không kịp né tránh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù đã được ra đời từ cách đây nửa thế kỷ, Strela-2 vẫn hoạt động tốt trong điều kiện tác chiến của thế kỷ 21. Điều này mở ra cơ hội mới cho phép Strela-2 được nâng cấp lên nhiều phiên bản hiện đại hơn giống như phương án tự hành mà Việt Nam đang thử nghiệm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với Strela-2, các phi công của đối phương sẽ không dám hoạt động ở tầm bay quá thấp vì lo sợ sẽ bị loại tên lửa phòng không vác vai này vọt lên tấn công bất ngờ. Việc trang bị Strela-2 một cách đại trà trong quân đội sẽ "dồn" không quân đối phương bay lên độ cao lớn hơn, khi đó, không quân địch sẽ bị radar và phòng không tầm trung bắt bám và tiêu diệt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10 tự hành trong biên chế của Việt Nam.