Điều may mắn là ngay cả khi cuộc đổ bộ D-Day của Mỹ và Đồng Minh là một thảm họa, thì thảm họa đó vẫn có kết thúc có hậu. Giúp định hình lại toàn bộ cục diện chiến trường châu Âu, tạo tiền đề đập tan chế độ phát xít trên toàn thế giớiNguồn ảnh: CNN.Vào ngày 6/6/1944, phía Đồng Minh đã tung vào bãi biển Normandy 156.000 quân vào cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại mang tên mã "Chiến dịch Neptune" sau này được biết tới với cái tên cuộc đổ bộ Normandy. Nguồn ảnh: History.Mặc dù vậy, cuộc đổ bộ này đã suýt thành thảm họa với việc quân Đồng Minh chịu thương vong nặng nề với những lý do hết sức ngớ ngẩn. Nguồn ảnh: CNN.Vào đêm trước cuộc đổ bộ, khoảng 12.000 lính dù Mỹ thuộc sư đoàn dù 82 và 101 cùng với các lực lượng dù khác mang quốc tịch Anh và Canada đã nhảy dù xuống phía sau phòng tuyến Normandy để tiến hành đánh chặn một vài cây cầu, ngăn không cho quân tiếp viện của Đức tới ứng cứu bãi biển vào sáng hôm sau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại thảm hại khi các đoàn máy bay chở quân của Anh và Mỹ đã vấp phải hỏa lực phòng thủ cực mạnh từ hệ thống phòng không tại Normandy dẫn đến việc các phi công buộc phải ra hiệu nhảy dù sớm để họ còn có cơ hội quay đầu về. Kết quả là gần như toàn bộ lực lượng đổ bộ đường đã bị thả lạc địa điểm, không thể tác chiến đúng theo kế hoạch đề ra và có thể phát huy tối đa sức mạnh của mình. Nguồn ảnh: Daum.Lý do tiếp theo đến từ lực lượng đổ bộ đường biển, vào buổi sáng, lực lượng này đã được cho ăn quá nhiều. Cuộc đổ bộ diễn ra vào 0700 (7h sáng) ngày 6/6 và từ khi còn ở trên tàu vận tải, binh lính Mỹ, Anh đã được "chiêu đãi" một bữa sáng no nê thịnh soạn. Nguồn ảnh: IBTimes.Chính điều này đã khiến hầu như toàn bộ binh lính bị... say sóng nặng ngay từ khi chưa vào đến bờ. Nguyên tắc chống say tàu xe là phải ăn đủ bữa, tuy nhiên nếu ăn quá no sẽ bị ngược tác dụng, nghĩa là khi đó người ta sẽ dễ bị say sóng hơn bình thường. Nguồn ảnh: Daily.Thời gian từ trên tàu vận tải rời nước Anh tới Pháp mất nhanh nhất cũng khoảng 2 tiếng đồng hồ, chưa kể thời gian ngồi trên tàu há mồm cỡ nhỏ để ủi bãi cũng tốn vài chục phút. Trong khoảng thời gian đó, binh lính Đồng Minh đã hoàn toàn bị hạ gục bởi say sóng, họ có phản xạ chậm hơn, đầu óc lảo đảo và thậm chí không còn đi bộ được một cách bình thường trên bãi biển Normandy sau khi đổ bộ xuống đây. Nguồn ảnh: CNN.Mặc dù toàn binh lính của Đồng Minh tham gia cuộc đổ bộ này đều biết bơi do bơi lội là kỹ năng bắt buộc khi họ còn trong trường tân binh, tuy nhiên rất nhiều người đã chết đuối khi phải nhảy ra khỏi tàu há mồm ở xa bờ do họ hoàn toàn kiệt sức, không thể bơi nổi. Những người may mắn hơn thì được kéo lên bờ trong tình trạng mệt mỏi đến tột cùng. Nguồn ảnh: CNN.Thảm họa thứ hai của Lục quân Mỹ được thể hiện rõ nhất qua điểm đổ bộ Pointe du Hoc. Đây là điểm độ bộ rất khó với vách đá dựng đứng, tuy nhiên phía trên vách đá này lại có rất nhiều pháo cỡ lớn của Đức quốc xã và nhiệm vụ của lực lượng Biệt kích Mỹ đổ bộ ở Pointe du Hoc đó là trèo qua vách đá dựng đứng, chiễm lĩnh, phá hủy trận địa pháo của Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.Để có thể trèo lên những vách đá này, lực lượng Biệt kích Mỹ được trang bị một thiết bị đặc biệt đó là cối bắn móc sắt. Những móc sắt này sẽ được nối với dây thừng, sau khi bắn lên vách núi, người lính sẽ có một đoạn dây để trèo lên trận địa pháo của đối phương. Nguồn ảnh: Alamy.Khi thử nghiệm, cách thức này tỏ ra rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế, những đoạn dây thừng này khi vào đến bờ biển Pointe du Hoc đều đã ướt sũng nước và nặng hơn gần gấp đôi trọng lượng thiết kế ban đầu khiến chúng không thể bắn lên vách đá nổi. Nguồn ảnh: Civil.Các nhà sử gia Mỹ ước tính, chỉ khoảng 15 tới 20% các móc dây thừng có thể bắn được lên tới đỉnh vách núi và tạo ra quá ít hành làng tấn công cho Biệt kích Mỹ, dẫn đến thiệt hại nặng về sinh mạng cho lực lượng này. Chưa hết, thiệt hại nặng về sinh mạng đó còn trở nên lãng phí hơn khi ở bên trên vách núi chỉ là một trận địa pháo giả, hoàn toàn không có một khẩu pháo nào mà chỉ toàn thân cây gỗ được ngụy trang một cách khéo léo. Nguồn ảnh: Pinterest.Móc sắt sử dụng ở Pointe du Hoc được trưng bày ở bảo tàng chiến thắng Normandy, Pháp. Nguồn ảnh: Sarah.Thảm họa tiếp nữa đến từ lực lượng Không quân Anh và Mỹ, khi lực lượng này được giao nhiệm vụ ném bom san phẳng các lô cốt dọc bãi biển Normandy vào rạng sáng trước cuộc đổ bộ. Nguồn ảnh: Boston.Tuy nhiên, các toán phi công do lo sợ sẽ ném bom trúng vào đầu quân mình đang từ từ tiến vào bãi biển nên đã hoãn việc cắt bom lại khoảng... 10 giây. Ở vận tốc của máy bay ném bom, 10 giây trì hoãn đồng nghĩa với việc bom đã rơi lệch mục tiêu khoảng... gần 1 km. Nguồn ảnh: Boston.Chính điều này đã khiến các boong-ke, lô cốt và toàn bộ hệ thống phòng phòng thủ của Đức quốc Xã tại Normandy bao gồm hàng rào cho tới hàng rào dây thép gai vẫn còn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Boston.Mặc dù sai lầm nối tiếp sai lầm và suýt nữa cuộc đổ bộ tại Normandy của quân Đồng Minh đã trở thành thảm họa, tuy nhiên bằng một phép màu nào đó, lực lượng đổ bộ vẫn chiến thắng, mở ra một mặt trận mới ở châu Âu cùng với Liên Xô đánh bại Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều may mắn là ngay cả khi cuộc đổ bộ D-Day của Mỹ và Đồng Minh là một thảm họa, thì thảm họa đó vẫn có kết thúc có hậu. Giúp định hình lại toàn bộ cục diện chiến trường châu Âu, tạo tiền đề đập tan chế độ phát xít trên toàn thế giớiNguồn ảnh: CNN.
Vào ngày 6/6/1944, phía Đồng Minh đã tung vào bãi biển Normandy 156.000 quân vào cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại mang tên mã "Chiến dịch Neptune" sau này được biết tới với cái tên cuộc đổ bộ Normandy. Nguồn ảnh: History.
Mặc dù vậy, cuộc đổ bộ này đã suýt thành thảm họa với việc quân Đồng Minh chịu thương vong nặng nề với những lý do hết sức ngớ ngẩn. Nguồn ảnh: CNN.
Vào đêm trước cuộc đổ bộ, khoảng 12.000 lính dù Mỹ thuộc sư đoàn dù 82 và 101 cùng với các lực lượng dù khác mang quốc tịch Anh và Canada đã nhảy dù xuống phía sau phòng tuyến Normandy để tiến hành đánh chặn một vài cây cầu, ngăn không cho quân tiếp viện của Đức tới ứng cứu bãi biển vào sáng hôm sau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại thảm hại khi các đoàn máy bay chở quân của Anh và Mỹ đã vấp phải hỏa lực phòng thủ cực mạnh từ hệ thống phòng không tại Normandy dẫn đến việc các phi công buộc phải ra hiệu nhảy dù sớm để họ còn có cơ hội quay đầu về. Kết quả là gần như toàn bộ lực lượng đổ bộ đường đã bị thả lạc địa điểm, không thể tác chiến đúng theo kế hoạch đề ra và có thể phát huy tối đa sức mạnh của mình. Nguồn ảnh: Daum.
Lý do tiếp theo đến từ lực lượng đổ bộ đường biển, vào buổi sáng, lực lượng này đã được cho ăn quá nhiều. Cuộc đổ bộ diễn ra vào 0700 (7h sáng) ngày 6/6 và từ khi còn ở trên tàu vận tải, binh lính Mỹ, Anh đã được "chiêu đãi" một bữa sáng no nê thịnh soạn. Nguồn ảnh: IBTimes.
Chính điều này đã khiến hầu như toàn bộ binh lính bị... say sóng nặng ngay từ khi chưa vào đến bờ. Nguyên tắc chống say tàu xe là phải ăn đủ bữa, tuy nhiên nếu ăn quá no sẽ bị ngược tác dụng, nghĩa là khi đó người ta sẽ dễ bị say sóng hơn bình thường. Nguồn ảnh: Daily.
Thời gian từ trên tàu vận tải rời nước Anh tới Pháp mất nhanh nhất cũng khoảng 2 tiếng đồng hồ, chưa kể thời gian ngồi trên tàu há mồm cỡ nhỏ để ủi bãi cũng tốn vài chục phút. Trong khoảng thời gian đó, binh lính Đồng Minh đã hoàn toàn bị hạ gục bởi say sóng, họ có phản xạ chậm hơn, đầu óc lảo đảo và thậm chí không còn đi bộ được một cách bình thường trên bãi biển Normandy sau khi đổ bộ xuống đây. Nguồn ảnh: CNN.
Mặc dù toàn binh lính của Đồng Minh tham gia cuộc đổ bộ này đều biết bơi do bơi lội là kỹ năng bắt buộc khi họ còn trong trường tân binh, tuy nhiên rất nhiều người đã chết đuối khi phải nhảy ra khỏi tàu há mồm ở xa bờ do họ hoàn toàn kiệt sức, không thể bơi nổi. Những người may mắn hơn thì được kéo lên bờ trong tình trạng mệt mỏi đến tột cùng. Nguồn ảnh: CNN.
Thảm họa thứ hai của Lục quân Mỹ được thể hiện rõ nhất qua điểm đổ bộ Pointe du Hoc. Đây là điểm độ bộ rất khó với vách đá dựng đứng, tuy nhiên phía trên vách đá này lại có rất nhiều pháo cỡ lớn của Đức quốc xã và nhiệm vụ của lực lượng Biệt kích Mỹ đổ bộ ở Pointe du Hoc đó là trèo qua vách đá dựng đứng, chiễm lĩnh, phá hủy trận địa pháo của Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để có thể trèo lên những vách đá này, lực lượng Biệt kích Mỹ được trang bị một thiết bị đặc biệt đó là cối bắn móc sắt. Những móc sắt này sẽ được nối với dây thừng, sau khi bắn lên vách núi, người lính sẽ có một đoạn dây để trèo lên trận địa pháo của đối phương. Nguồn ảnh: Alamy.
Khi thử nghiệm, cách thức này tỏ ra rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế, những đoạn dây thừng này khi vào đến bờ biển Pointe du Hoc đều đã ướt sũng nước và nặng hơn gần gấp đôi trọng lượng thiết kế ban đầu khiến chúng không thể bắn lên vách đá nổi. Nguồn ảnh: Civil.
Các nhà sử gia Mỹ ước tính, chỉ khoảng 15 tới 20% các móc dây thừng có thể bắn được lên tới đỉnh vách núi và tạo ra quá ít hành làng tấn công cho Biệt kích Mỹ, dẫn đến thiệt hại nặng về sinh mạng cho lực lượng này. Chưa hết, thiệt hại nặng về sinh mạng đó còn trở nên lãng phí hơn khi ở bên trên vách núi chỉ là một trận địa pháo giả, hoàn toàn không có một khẩu pháo nào mà chỉ toàn thân cây gỗ được ngụy trang một cách khéo léo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Móc sắt sử dụng ở Pointe du Hoc được trưng bày ở bảo tàng chiến thắng Normandy, Pháp. Nguồn ảnh: Sarah.
Thảm họa tiếp nữa đến từ lực lượng Không quân Anh và Mỹ, khi lực lượng này được giao nhiệm vụ ném bom san phẳng các lô cốt dọc bãi biển Normandy vào rạng sáng trước cuộc đổ bộ. Nguồn ảnh: Boston.
Tuy nhiên, các toán phi công do lo sợ sẽ ném bom trúng vào đầu quân mình đang từ từ tiến vào bãi biển nên đã hoãn việc cắt bom lại khoảng... 10 giây. Ở vận tốc của máy bay ném bom, 10 giây trì hoãn đồng nghĩa với việc bom đã rơi lệch mục tiêu khoảng... gần 1 km. Nguồn ảnh: Boston.
Chính điều này đã khiến các boong-ke, lô cốt và toàn bộ hệ thống phòng phòng thủ của Đức quốc Xã tại Normandy bao gồm hàng rào cho tới hàng rào dây thép gai vẫn còn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Boston.
Mặc dù sai lầm nối tiếp sai lầm và suýt nữa cuộc đổ bộ tại Normandy của quân Đồng Minh đã trở thành thảm họa, tuy nhiên bằng một phép màu nào đó, lực lượng đổ bộ vẫn chiến thắng, mở ra một mặt trận mới ở châu Âu cùng với Liên Xô đánh bại Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Pinterest.