Theo hãng thông tấn RT, trong đêm 25/3 đã có ít nhất 7 tên lửa đạn đạo được phóng đi từ Yemen tấn công đồng loạt các thành phố lớn của Ả-rập Xê-út, trong đó có ít nhất ba tên lửa nhắm vào thủ đô Riyadh, số còn lại nhắm vào các thành phố Khamis Mushait, Najran và Jazan. Nguồn ảnh: defensenews.com.Ngay lập tức hệ thống phòng thủ tên lửa MIM-104 Patriot của Ả-rập Xê-út được khởi động để đánh chặn tên lửa Yemen và chúng đã thành công. Theo thông báo của Ả-rập Xê-út, vụ tấn công đêm 25/3 đã khiến 1 công dân Ai Cập thiệt mạng và 2 người khác bị thương khi mảnh của những quả tên lửa bị bắn hạ rơi xuống khu vực dân cư. Nguồn ảnh: Technology.Được biết đây không phải là lần đầu tiên lực lượng phiến quân Yemen mà cụ thể là Houthi tấn công các thành phố lớn của Yemen bằng tên lửa. Trước đó vào cuối năm 2017, hệ thống phòng thủ tên lửa của Ả-rập Xê-út cũng từng đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo từ Yemen nhưng kết quả khá hạn chế. Hình ảnh tên lửa MIM-104 Patriot đánh chặn tên lửa Yemen trong đêm 25/3. Nguồn ảnh: RT.Tuy nhiên ở lần này các hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa MIM-104 Patriot của Ả-rập Xê-út đã thể hiện được bản lĩnh của mình, và điều này ít nhiều cũng khiến người Mỹ “nở mày nở mặt” khi Patriot là do họ chế tạo. Nguồn ảnh: The Aviationist.Theo các kênh truyền thông thân phiến quân Houthi đưa tin, loại tên lửa được lực lượng này sử dụng tấn công Ả-rập Xê-út trong đêm 25/3 là Burkan H2, một mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Houthi tự chế tạo dựa trên tên lửa Qiam 1 hoặc Scud-C của Iran. Nguồn ảnh: Jane's.Tuy thành công trong việc ngăn chặn các tên lửa Burkan H2, nhưng thách thức bảo vệ vùng trời của Ả-rập Xê-út vẫn còn đó khi Burkan H2 chỉ là một mẫu tên lửa đạn đạo thông thường dẫn đường quán tính và không được trang bị bất cứ công nghệ phòng vệ hay gây nhiễu nào trước các hệ thống phòng không. Do đó tỉ lệ đánh chặn được loại tên lửa này là cực cao so với các mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn khác do Iran, Nga hay Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: kurdistan24.net.Tuy thành công trong việc ngăn chặn các tên lửa Burkan H2, nhưng thách thức bảo vệ vùng trời của Ả-rập Xê-út vẫn còn đó khi Burkan H2 chỉ là một mẫu tên lửa đạn đạo thông thường dẫn đường quán tính và không được trang bị bất cứ công nghệ phòng vệ hay gây nhiễu nào trước các hệ thống phòng không. Do đó tỉ lệ đánh chặn được loại tên lửa này là cực cao so với các mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn khác do Iran, Nga hay Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: kurdistan24.net.Nhưng ở Trung Đông, hầu hết các hệ thống phòng không MIM-104 Patriot Mỹ xuất bán qua đây hầu hết đều là các biến thể MIM-104B (PAC-1) hoặc MIM-104C (PAC-2), điều này ít nhiều có liên quan đến sự bất ổn của khu vực này, và người Mỹ không muốn xảy ra bất cứ rủi ro nào khi các hệ thống MIM-104 có thể lọt vào tay các phần tử khủng bố. Nguồn ảnh: tvn24.pl.Trước đây khi MIM-104 Patriot chưa thực sự thực chiến nhiều khiến giới chuyên gia quân sự luôn hoài nghi về năng lực của hệ thống phòng không này, nhưng điều này đang dần thay đổi khi MIM-104 Patriot đang là hệ thống phòng không tầm xa duy nhất trên thế giới đã trải qua thực chiến (chủ yếu là ở Trung Đông) và thu về một tỷ lệ thành công nhất định. Nguồn ảnh: National Interest.MIM-104 Patriot do Tập đoàn Raytheon phát triển cho Quân đội Mỹ từ cuối năm 1970 và được đưa vào trang bị trong đầu năm 1980. Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tiến hành tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi 170km, tầm bắn của tên lửa là từ 20-160km với các mục tiêu ở độ cao lên đến 20.000m. Nguồn ảnh: Wikimedia.Mỗi tiểu đoàn MIM-104 Patriot được biên chế: 6 đại đội, mỗi đại đội biên chế 6 tổ hợp phóng di động, một radar AN/MPQ-53, một trạm chỉ huy AN/MSQ-104. Mỗi tổ hợp phóng của MIM-104 Patriot được trang bị 4 tên lửa đất đối không và mỗi tiểu đoàn có khoảng 24 tên lửa luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: cmano-db.Hiện tại Mỹ mà cụ thể là Tập đoàn Raytheon đã cho ra đời bốn biến thể khác nhau của MIM-104 Patriot, trong đó phổ biến nhất vẫn là biến thể MIM-104F (PAC-3) đang được Quân đội Mỹ và nhiều nước đồng minh sử dụng. Trong số 12 nước trên thế giới (trừ Mỹ) đang sử dụng MIM-104 Patriot, thì riêng khu vực Trung Đông đã có bốn quốc gia gồm Ả-rập Xê-út, UAE, Kuwait và Qatar. Nguồn ảnh: The Defense Post.Mời độc giả xem video: Hệ thống phòng không MIM-104 Patriot của NATO khai hỏa. (nguồn AiirSource Military)
Theo hãng thông tấn RT, trong đêm 25/3 đã có ít nhất 7 tên lửa đạn đạo được phóng đi từ Yemen tấn công đồng loạt các thành phố lớn của Ả-rập Xê-út, trong đó có ít nhất ba tên lửa nhắm vào thủ đô Riyadh, số còn lại nhắm vào các thành phố Khamis Mushait, Najran và Jazan. Nguồn ảnh: defensenews.com.
Ngay lập tức hệ thống phòng thủ tên lửa MIM-104 Patriot của Ả-rập Xê-út được khởi động để đánh chặn tên lửa Yemen và chúng đã thành công. Theo thông báo của Ả-rập Xê-út, vụ tấn công đêm 25/3 đã khiến 1 công dân Ai Cập thiệt mạng và 2 người khác bị thương khi mảnh của những quả tên lửa bị bắn hạ rơi xuống khu vực dân cư. Nguồn ảnh: Technology.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên lực lượng phiến quân Yemen mà cụ thể là Houthi tấn công các thành phố lớn của Yemen bằng tên lửa. Trước đó vào cuối năm 2017, hệ thống phòng thủ tên lửa của Ả-rập Xê-út cũng từng đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo từ Yemen nhưng kết quả khá hạn chế. Hình ảnh tên lửa MIM-104 Patriot đánh chặn tên lửa Yemen trong đêm 25/3. Nguồn ảnh: RT.
Tuy nhiên ở lần này các hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa MIM-104 Patriot của Ả-rập Xê-út đã thể hiện được bản lĩnh của mình, và điều này ít nhiều cũng khiến người Mỹ “nở mày nở mặt” khi Patriot là do họ chế tạo. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Theo các kênh truyền thông thân phiến quân Houthi đưa tin, loại tên lửa được lực lượng này sử dụng tấn công Ả-rập Xê-út trong đêm 25/3 là Burkan H2, một mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Houthi tự chế tạo dựa trên tên lửa Qiam 1 hoặc Scud-C của Iran. Nguồn ảnh: Jane's.
Tuy thành công trong việc ngăn chặn các tên lửa Burkan H2, nhưng thách thức bảo vệ vùng trời của Ả-rập Xê-út vẫn còn đó khi Burkan H2 chỉ là một mẫu tên lửa đạn đạo thông thường dẫn đường quán tính và không được trang bị bất cứ công nghệ phòng vệ hay gây nhiễu nào trước các hệ thống phòng không. Do đó tỉ lệ đánh chặn được loại tên lửa này là cực cao so với các mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn khác do Iran, Nga hay Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: kurdistan24.net.
Tuy thành công trong việc ngăn chặn các tên lửa Burkan H2, nhưng thách thức bảo vệ vùng trời của Ả-rập Xê-út vẫn còn đó khi Burkan H2 chỉ là một mẫu tên lửa đạn đạo thông thường dẫn đường quán tính và không được trang bị bất cứ công nghệ phòng vệ hay gây nhiễu nào trước các hệ thống phòng không. Do đó tỉ lệ đánh chặn được loại tên lửa này là cực cao so với các mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn khác do Iran, Nga hay Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: kurdistan24.net.
Nhưng ở Trung Đông, hầu hết các hệ thống phòng không MIM-104 Patriot Mỹ xuất bán qua đây hầu hết đều là các biến thể MIM-104B (PAC-1) hoặc MIM-104C (PAC-2), điều này ít nhiều có liên quan đến sự bất ổn của khu vực này, và người Mỹ không muốn xảy ra bất cứ rủi ro nào khi các hệ thống MIM-104 có thể lọt vào tay các phần tử khủng bố. Nguồn ảnh: tvn24.pl.
Trước đây khi MIM-104 Patriot chưa thực sự thực chiến nhiều khiến giới chuyên gia quân sự luôn hoài nghi về năng lực của hệ thống phòng không này, nhưng điều này đang dần thay đổi khi MIM-104 Patriot đang là hệ thống phòng không tầm xa duy nhất trên thế giới đã trải qua thực chiến (chủ yếu là ở Trung Đông) và thu về một tỷ lệ thành công nhất định. Nguồn ảnh: National Interest.
MIM-104 Patriot do Tập đoàn Raytheon phát triển cho Quân đội Mỹ từ cuối năm 1970 và được đưa vào trang bị trong đầu năm 1980. Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tiến hành tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi 170km, tầm bắn của tên lửa là từ 20-160km với các mục tiêu ở độ cao lên đến 20.000m. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Mỗi tiểu đoàn MIM-104 Patriot được biên chế: 6 đại đội, mỗi đại đội biên chế 6 tổ hợp phóng di động, một radar AN/MPQ-53, một trạm chỉ huy AN/MSQ-104. Mỗi tổ hợp phóng của MIM-104 Patriot được trang bị 4 tên lửa đất đối không và mỗi tiểu đoàn có khoảng 24 tên lửa luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: cmano-db.
Hiện tại Mỹ mà cụ thể là Tập đoàn Raytheon đã cho ra đời bốn biến thể khác nhau của MIM-104 Patriot, trong đó phổ biến nhất vẫn là biến thể MIM-104F (PAC-3) đang được Quân đội Mỹ và nhiều nước đồng minh sử dụng. Trong số 12 nước trên thế giới (trừ Mỹ) đang sử dụng MIM-104 Patriot, thì riêng khu vực Trung Đông đã có bốn quốc gia gồm Ả-rập Xê-út, UAE, Kuwait và Qatar. Nguồn ảnh: The Defense Post.
Mời độc giả xem video: Hệ thống phòng không MIM-104 Patriot của NATO khai hỏa. (nguồn AiirSource Military)