Theo đó trong bài phát biểu của mình tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chủ động quảng cáo khả năng đánh chặn tuyện vời của hệ thống tên lửa phòng không MIM-104 Patriot do nước này chế tạo. Khi các tên lửa Patriot của Saudi Arabia đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo được phóng đi từ Yemen. Nguồn ảnh: Financial Express.Và sau cùng Tổng thống Mỹ mong muốn Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến các trang thiết bị quân sự do Mỹ chế tạo như máy bay, tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự khác mà chúng ta có thể cần đến trong tương lai. Vậy MIM-104 Patriot là hệ thống tên lửa như thế nào mà Tổng thống Mỹ hết lời khen gợi đến vậy. Nguồn ảnh: Financial Express.MIM-104 Patriot hiện tại là hệ thống tên lửa phòng không bán chạy nhất trên thị trường của Mỹ, khi nó được Washington xuất khẩu đến hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. MIM-104 Patriot còn khá quen thuộc ở khu vực châu Á khi đang được Quân đội Hàn Quốc và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sử dụng chủ yếu là MIM-104F Patriot PAC-3. Nguồn ảnh: Wikimedia.Dĩ nhiên vẫn còn một số lo ngại về năng lực thực sự của MIM-104 Patriot nhưng phải nhìn nhận thực tế rằng tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất các hệ thống phòng thủ tên lửa này của Mỹ là đã trải qua thực chiến và thu về một tỷ lệ thành công nhất định. Nguồn ảnh: Military.com.Nếu như Mỹ muốn bán các hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot dành cho Việt Nam thì nhiều khả năng đó sẽ là biến thể Patriot PAC-3 là thế hệ thứ ba của hệ thống tên lửa phòng không này. Và trước PAC-3, Patriot còn có các phiên bản khác như PAC-1 và PAC-2. Nguồn ảnh: counterjihadreport.com.MIM-104 Patriot do Tập đoàn Raytheon phát triển cho Quân đội Mỹ từ cuối năm 1970 và được đưa vào trang bị trong đầu năm 1980. Ở Patriot PAC-3 nó gần như là biến thể nâng cấp toàn diện từ những người tiền nhiệm của mình, ngoại trừ việc hình dáng của chúng vẫn được giữ nguyên. Nguồn ảnh: YouTube.Mỗi tiểu đoàn Patriot PAC-3 được biên chế: 6 đại đội, mỗi đại đội biên chế 6 tổ hợp, một radar AN/MPQ-53, một trạm chỉ huy AN/MSQ-104. Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tiến hành tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi 170km, tầm bắn của tên lửa là từ 20-160km với các mục tiêu ở độ cao lên đến 20.000m. Nguồn ảnh: The Sun.Radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53/65 của Patriot PAC-3 có khả năng phát hiện, phân biệt mục tiêu trong môi trường nhiều khác nhau có tầm hoạt động 100 km, với khả năng phát hiện và theo dõi cùng lúc từ 90-125 mục tiêu, cung cấp dữ liệu hướng dẫn tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc và có thể nhận dạng mục tiêu từ khoảng cách 35-50km. Nguồn ảnh: The Sun.Hiện nay, với biến thể mới nhất của Patriot PAC-3 là PAC-3 MSE khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không này được đã được tăng lên 50% với cự ly đánh chặn cũng tăng lên gấp đôi. Cho phép nó đánh chặn hiệu quả hơn đối với các mục tiêu tầm cao có tốc độ bay cực nhanh như tên lửa đạn đạo hay tầm thấp như tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: defence.pk.Việt Nam hiện nay vẫn chưa có hệ thống đánh chặn tên lửa đúng nghĩa, các tổ hợp phòng không S-300PMU-1 đã đưa vào biên chế hay S-400 có thể mua sắm trong tương lai thì vai trò chính vẫn là chống máy bay, khả năng chống tên lửa đạn đạo cũng ở mức tương đối. Nguồn ảnh: QPVN.Do đó trong tương lai gần, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ tới phương án mua kèm một số hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ chế tạo như Patriot PAC-3 MSE để phối hợp tác chiến cùng các loại do Nga sản xuất như cách mà Saudi Arabia đang làm khi họ hỏi mua cả THAAD lẫn S-400. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó trong bài phát biểu của mình tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chủ động quảng cáo khả năng đánh chặn tuyện vời của hệ thống tên lửa phòng không MIM-104 Patriot do nước này chế tạo. Khi các tên lửa Patriot của Saudi Arabia đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo được phóng đi từ Yemen. Nguồn ảnh: Financial Express.
Và sau cùng Tổng thống Mỹ mong muốn Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến các trang thiết bị quân sự do Mỹ chế tạo như máy bay, tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự khác mà chúng ta có thể cần đến trong tương lai. Vậy MIM-104 Patriot là hệ thống tên lửa như thế nào mà Tổng thống Mỹ hết lời khen gợi đến vậy. Nguồn ảnh: Financial Express.
MIM-104 Patriot hiện tại là hệ thống tên lửa phòng không bán chạy nhất trên thị trường của Mỹ, khi nó được Washington xuất khẩu đến hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. MIM-104 Patriot còn khá quen thuộc ở khu vực châu Á khi đang được Quân đội Hàn Quốc và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sử dụng chủ yếu là MIM-104F Patriot PAC-3. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Dĩ nhiên vẫn còn một số lo ngại về năng lực thực sự của MIM-104 Patriot nhưng phải nhìn nhận thực tế rằng tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất các hệ thống phòng thủ tên lửa này của Mỹ là đã trải qua thực chiến và thu về một tỷ lệ thành công nhất định. Nguồn ảnh: Military.com.
Nếu như Mỹ muốn bán các hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot dành cho Việt Nam thì nhiều khả năng đó sẽ là biến thể Patriot PAC-3 là thế hệ thứ ba của hệ thống tên lửa phòng không này. Và trước PAC-3, Patriot còn có các phiên bản khác như PAC-1 và PAC-2. Nguồn ảnh: counterjihadreport.com.
MIM-104 Patriot do Tập đoàn Raytheon phát triển cho Quân đội Mỹ từ cuối năm 1970 và được đưa vào trang bị trong đầu năm 1980. Ở Patriot PAC-3 nó gần như là biến thể nâng cấp toàn diện từ những người tiền nhiệm của mình, ngoại trừ việc hình dáng của chúng vẫn được giữ nguyên. Nguồn ảnh: YouTube.
Mỗi tiểu đoàn Patriot PAC-3 được biên chế: 6 đại đội, mỗi đại đội biên chế 6 tổ hợp, một radar AN/MPQ-53, một trạm chỉ huy AN/MSQ-104. Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tiến hành tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi 170km, tầm bắn của tên lửa là từ 20-160km với các mục tiêu ở độ cao lên đến 20.000m. Nguồn ảnh: The Sun.
Radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53/65 của Patriot PAC-3 có khả năng phát hiện, phân biệt mục tiêu trong môi trường nhiều khác nhau có tầm hoạt động 100 km, với khả năng phát hiện và theo dõi cùng lúc từ 90-125 mục tiêu, cung cấp dữ liệu hướng dẫn tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc và có thể nhận dạng mục tiêu từ khoảng cách 35-50km. Nguồn ảnh: The Sun.
Hiện nay, với biến thể mới nhất của Patriot PAC-3 là PAC-3 MSE khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không này được đã được tăng lên 50% với cự ly đánh chặn cũng tăng lên gấp đôi. Cho phép nó đánh chặn hiệu quả hơn đối với các mục tiêu tầm cao có tốc độ bay cực nhanh như tên lửa đạn đạo hay tầm thấp như tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: defence.pk.
Việt Nam hiện nay vẫn chưa có hệ thống đánh chặn tên lửa đúng nghĩa, các tổ hợp phòng không S-300PMU-1 đã đưa vào biên chế hay S-400 có thể mua sắm trong tương lai thì vai trò chính vẫn là chống máy bay, khả năng chống tên lửa đạn đạo cũng ở mức tương đối. Nguồn ảnh: QPVN.
Do đó trong tương lai gần, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ tới phương án mua kèm một số hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ chế tạo như Patriot PAC-3 MSE để phối hợp tác chiến cùng các loại do Nga sản xuất như cách mà Saudi Arabia đang làm khi họ hỏi mua cả THAAD lẫn S-400. Nguồn ảnh: QPVN.