Nhằm giúp Việt Nam đối phó với các xe tăng hiện đại của Mỹ và đồng minh ở miền Nam, ngoài súng chống tăng RPG-2 và RPG-7, Liên Xô còn cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka được coi là hiện đại nhất thời bấy giờ. Loại vũ khí này sau đó đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho Mỹ, VNCH với khả năng tấn công tuyệt đỉnh của nó. Nguồn ảnh: Luotan.9M14 Malyutka hay còn được NATO định danh là AT-3, trong khi Việt Nam gọi là B72. Đây được coi là một trong những loại tên lửa chống tăng được sản xuất với số lượng lớn nhất trong lịch sử. Ước tính, từ năm 1962 tới 1970, Liên Xô đã sản xuất 25.000 quả. Nguồn ảnh: Army.Để sử dụng loại tên lửa này cần tổ ba người. Trong đó, mỗi người sẽ phải mang theo một phần của cơ cấu tên lửa. Thời gian triển khai có thể chỉ tốn vài phút với những kíp chiến đấu thành thạo. Nguồn ảnh: Army.Tên lửa AT-3 khi được triển khai trên trận địa. Loại tên lửa này bao gồm một tên lửa, một kính ngắm, một cần điều khiển. Nguồn ảnh: Army.Tên lửa 9M14 Malyutka có tầm bắn khoảng 3000 mét, tên lửa được nối dây với bộ điều khiển và xạ thủ sẽ điều khiển quả tên lửa này qua ống ngắm, đảm bảo nó bắn chính xác vào mục tiêu ở tầm xa nhất có thể. Nguồn ảnh: Weapon.Tới tận ngày nay, loại tên lửa này vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có cả Việt Nam. Do sức công phá quá tốt, AT-3 vẫn hoạt động tốt và có khả năng tiêu diệt được gần như tất cả các loại phương tiện thiết giáp ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.Tên lửa chống tăng AT-3 trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong một buổi huấn luyện. Nguồn ảnh: QPVN.Khả năng xuyên giáp của tên lửa AT-3 lên tới 200 mm thép ở góc nghiêng 60 độ. Mức độ xuyên này là không đổi ở bất cứ khoảng cách nào. Nguồn ảnh: Desar.Với khả năng gia tămg tầm diệt tăng lên tới 3000 mét, loại tên lửa 9M14 Malyutka rõ ràng là thứ vũ khí diệt tăng cực kỳ phù hợp với lối đánh du kích, lấy ít địch nhiều của quân và dân ta. Tuy nhiên, nhược điểm của loại tên lửa này cũng không hề ít. Nguồn ảnh: QPVN.Nhược điểm thứ nhất, tên lửa 9M14 Malyutka cần khoảng cách bắn tối thiểu 500 mét. Nguồn ảnh: Wiki.Nhược điểm thứ hai đó là tốc độ bay của 9M14 Malyutka là quá thấp, chỉ khoảng 130 mét/giây. Điều này đồng nghĩa với việc kíp lái xe tăng của đối phương sẽ nghe thấy tiếng tên lửa khai hỏa trước khi tên lửa đâm vào họ và ở khoảng cách khoảng 2km trở lên, kíp lái hoàn toàn đủ thời gian để cơ động né tránh. Nguồn ảnh: Wiki.Trong Chiến tranh Việt Nam, tên lửa 9M14 Malyutka được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1972 với các mục tiêu ưa thích là xe tăng M41 và M48. Ngay trong trận đầu ra quân, trắc thủ Lê Đình Thành của Quân giải phóng đã phóng hai quả đạntiêu diệt 2 xe tăng địch trên đường 13 vào ngày 11/3/1972, hiệu suất diệt địch đạt... 100%. Nguồn ảnh: Getty. Mời độc giả xem Video: Tên lửa 9M14 Malyutka được sử dụng ở Syria, rõ ràng là mục tiêu đã nghe thấy tên lửa bay tới và tiến hành cơ động né tránh nhưng không kịp.
Nhằm giúp Việt Nam đối phó với các xe tăng hiện đại của Mỹ và đồng minh ở miền Nam, ngoài súng chống tăng RPG-2 và RPG-7, Liên Xô còn cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka được coi là hiện đại nhất thời bấy giờ. Loại vũ khí này sau đó đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho Mỹ, VNCH với khả năng tấn công tuyệt đỉnh của nó. Nguồn ảnh: Luotan.
9M14 Malyutka hay còn được NATO định danh là AT-3, trong khi Việt Nam gọi là B72. Đây được coi là một trong những loại tên lửa chống tăng được sản xuất với số lượng lớn nhất trong lịch sử. Ước tính, từ năm 1962 tới 1970, Liên Xô đã sản xuất 25.000 quả. Nguồn ảnh: Army.
Để sử dụng loại tên lửa này cần tổ ba người. Trong đó, mỗi người sẽ phải mang theo một phần của cơ cấu tên lửa. Thời gian triển khai có thể chỉ tốn vài phút với những kíp chiến đấu thành thạo. Nguồn ảnh: Army.
Tên lửa AT-3 khi được triển khai trên trận địa. Loại tên lửa này bao gồm một tên lửa, một kính ngắm, một cần điều khiển. Nguồn ảnh: Army.
Tên lửa 9M14 Malyutka có tầm bắn khoảng 3000 mét, tên lửa được nối dây với bộ điều khiển và xạ thủ sẽ điều khiển quả tên lửa này qua ống ngắm, đảm bảo nó bắn chính xác vào mục tiêu ở tầm xa nhất có thể. Nguồn ảnh: Weapon.
Tới tận ngày nay, loại tên lửa này vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có cả Việt Nam. Do sức công phá quá tốt, AT-3 vẫn hoạt động tốt và có khả năng tiêu diệt được gần như tất cả các loại phương tiện thiết giáp ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa chống tăng AT-3 trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong một buổi huấn luyện. Nguồn ảnh: QPVN.
Khả năng xuyên giáp của tên lửa AT-3 lên tới 200 mm thép ở góc nghiêng 60 độ. Mức độ xuyên này là không đổi ở bất cứ khoảng cách nào. Nguồn ảnh: Desar.
Với khả năng gia tămg tầm diệt tăng lên tới 3000 mét, loại tên lửa 9M14 Malyutka rõ ràng là thứ vũ khí diệt tăng cực kỳ phù hợp với lối đánh du kích, lấy ít địch nhiều của quân và dân ta. Tuy nhiên, nhược điểm của loại tên lửa này cũng không hề ít. Nguồn ảnh: QPVN.
Nhược điểm thứ nhất, tên lửa 9M14 Malyutka cần khoảng cách bắn tối thiểu 500 mét. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhược điểm thứ hai đó là tốc độ bay của 9M14 Malyutka là quá thấp, chỉ khoảng 130 mét/giây. Điều này đồng nghĩa với việc kíp lái xe tăng của đối phương sẽ nghe thấy tiếng tên lửa khai hỏa trước khi tên lửa đâm vào họ và ở khoảng cách khoảng 2km trở lên, kíp lái hoàn toàn đủ thời gian để cơ động né tránh. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong Chiến tranh Việt Nam, tên lửa 9M14 Malyutka được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1972 với các mục tiêu ưa thích là xe tăng M41 và M48. Ngay trong trận đầu ra quân, trắc thủ Lê Đình Thành của Quân giải phóng đã phóng hai quả đạntiêu diệt 2 xe tăng địch trên đường 13 vào ngày 11/3/1972, hiệu suất diệt địch đạt... 100%. Nguồn ảnh: Getty.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa 9M14 Malyutka được sử dụng ở Syria, rõ ràng là mục tiêu đã nghe thấy tên lửa bay tới và tiến hành cơ động né tránh nhưng không kịp.