Nhận định trên được vị chuyên gia này nói đến trong bài viết được đăng tải trên tạp chí The National Interest, khoảng cách giữa lực lượng Hải quân Mỹ và Nga đang ngày càng bị thu hẹp, trên nhiều lĩnh vực Hải quân Nga đã bắt đầu qua mặt Hải quân Mỹ. Hiện Mỹ không thể triển khai vũ khí tầm xa hiệu quả trên các tàu mặt nước nhỏ giống như việc Nga trang bị cho hệ thống tàu mặt nước loại tổ hợp tên lửa Kalibr.Nga đã tạo ra được một số loại tên lửa hành trình trang bị trên các tàu mặt nước, đặc biệt là Kalibr (NATO định danh là SS-N-27 Sizzler) sẽ trở thành loại vũ khí chính của Hải quân nước này trong nhiều năm tới. Phiên bản trên mặt đất của loại tên lửa này tương tự tên lửa Tomahawk của Mỹ nhưng phiên bản chống tàu đặc biệt nguy hiểm, có thể nói là sát thủ đối với các tàu chiến.Từ đầu những năm 1990, Hải quân Mỹ đã tiến hành phóng hàng trăm tên lửa Tomahawk từ tàu mặt nước và tàu ngầm tấn công vào các mục tiêu ở Trung Đông, Balkan, Bắc Phi và Afghanistan. Khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 1600 km đã làm cho loại tên lửa này trở nên nổi tiếng và rất đắt. Chính vì vậy trong thời gian dài chỉ có Hoa Kỳ và Anh là những nước sở hữu loại tên lửa này.Tuy nhiên kể từ khi Nga thực hiện cuộc tấn công vào vị trí khủng bố IS ở Syria bằng tên lửa hành trình Kalibr, vị trí bấy lâu của tên lửa Mỹ đã mất, chuyên gia này cho biết. Tên lửa Kalibr của Nga đã bay qua Iran, Iraq và tiêu diệt 11 mục tiêu. Cuộc tấn công này khiến cả thế giới kinh ngạc và buộc phải thừa nhận sức mạnh của Hải quân Nga.Không những vậy, sự ra đời của Kalibr đã khiến các nhà quân sự Mỹ phải kết thúc sớm số phận của Tomahawk và tìm phương án thay thế tối ưu hơn. Hồi cuối năm 2018, trang web tin tức của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiết lộ thống tin bất ngờ về số phận của tên lửa hành trình Tomahawk sau màn thực chiến tại Syria.Hải quân Mỹ tuyên bố muốn dừng sản xuất "sứ giả chiến tranh" Tomahawk với lý do dòng tên lửa này không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại. "Hải quân một lần nữa muốn kết thúc sản xuất tên lửa Tomahawk, thay vào đó tập trung vào quá trình tái nâng cấp cho hàng tồn kho hiện có", Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo.Nguồn tin này cho biết thêm, cần phải loại bỏ tên lửa Tomahawk vì hiệu quả chiến đấu của nó làm giảm năng lực tấn công cho đất nước: "Giống như bất kỳ loại vũ khí nào, Tomahawk cuối cùng sẽ phải thay thế bởi tiến bộ về công nghệ của đối phương đang khiến vấn đề này trở nên cấp bách. Vũ khí mới thay thế sẽ có độ chính xác cao hơn, nhanh hơn và không bị ảnh hưởng khi tác chiến trong môi trường bị gây nhiễu cao", thông báo cho biết thêm.Không chỉ muốn dừng sản xuất Tomahawk, Bộ Quốc phòng Mỹ còn khẳng định nhu cầu ngày càng tăng với tên lửa hành trình tầm xa và thừa nhận thành công rất lớn của Tomahawk trong những cuộc chiến nó từng tham gia (trước khi tấn công Syria). Được biết, đây ít nhất là lần thứ 2 Mỹ công bố kế hoạch thay thế Tomahawk nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp nào tối ưu hơn.Và dù không tiết lộ chi tiết về kế hoạch thay thế Tomahawk nhưng chỉ với tuyên bố này, Mỹ đã cho thấy chính họ đã không còn tin tưởng vào "sứ giả chiến tranh" sau hai lần tấn công Syria đầy tai tiếng (lần đầu hồi tháng 4/2017 và lần 2 ngày 14/4/2018).
Nhận định trên được vị chuyên gia này nói đến trong bài viết được đăng tải trên tạp chí The National Interest, khoảng cách giữa lực lượng Hải quân Mỹ và Nga đang ngày càng bị thu hẹp, trên nhiều lĩnh vực Hải quân Nga đã bắt đầu qua mặt Hải quân Mỹ. Hiện Mỹ không thể triển khai vũ khí tầm xa hiệu quả trên các tàu mặt nước nhỏ giống như việc Nga trang bị cho hệ thống tàu mặt nước loại tổ hợp tên lửa Kalibr.
Nga đã tạo ra được một số loại tên lửa hành trình trang bị trên các tàu mặt nước, đặc biệt là Kalibr (NATO định danh là SS-N-27 Sizzler) sẽ trở thành loại vũ khí chính của Hải quân nước này trong nhiều năm tới. Phiên bản trên mặt đất của loại tên lửa này tương tự tên lửa Tomahawk của Mỹ nhưng phiên bản chống tàu đặc biệt nguy hiểm, có thể nói là sát thủ đối với các tàu chiến.
Từ đầu những năm 1990, Hải quân Mỹ đã tiến hành phóng hàng trăm tên lửa Tomahawk từ tàu mặt nước và tàu ngầm tấn công vào các mục tiêu ở Trung Đông, Balkan, Bắc Phi và Afghanistan. Khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 1600 km đã làm cho loại tên lửa này trở nên nổi tiếng và rất đắt. Chính vì vậy trong thời gian dài chỉ có Hoa Kỳ và Anh là những nước sở hữu loại tên lửa này.
Tuy nhiên kể từ khi Nga thực hiện cuộc tấn công vào vị trí khủng bố IS ở Syria bằng tên lửa hành trình Kalibr, vị trí bấy lâu của tên lửa Mỹ đã mất, chuyên gia này cho biết. Tên lửa Kalibr của Nga đã bay qua Iran, Iraq và tiêu diệt 11 mục tiêu. Cuộc tấn công này khiến cả thế giới kinh ngạc và buộc phải thừa nhận sức mạnh của Hải quân Nga.
Không những vậy, sự ra đời của Kalibr đã khiến các nhà quân sự Mỹ phải kết thúc sớm số phận của Tomahawk và tìm phương án thay thế tối ưu hơn. Hồi cuối năm 2018, trang web tin tức của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiết lộ thống tin bất ngờ về số phận của tên lửa hành trình Tomahawk sau màn thực chiến tại Syria.
Hải quân Mỹ tuyên bố muốn dừng sản xuất "sứ giả chiến tranh" Tomahawk với lý do dòng tên lửa này không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại. "Hải quân một lần nữa muốn kết thúc sản xuất tên lửa Tomahawk, thay vào đó tập trung vào quá trình tái nâng cấp cho hàng tồn kho hiện có", Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo.
Nguồn tin này cho biết thêm, cần phải loại bỏ tên lửa Tomahawk vì hiệu quả chiến đấu của nó làm giảm năng lực tấn công cho đất nước: "Giống như bất kỳ loại vũ khí nào, Tomahawk cuối cùng sẽ phải thay thế bởi tiến bộ về công nghệ của đối phương đang khiến vấn đề này trở nên cấp bách. Vũ khí mới thay thế sẽ có độ chính xác cao hơn, nhanh hơn và không bị ảnh hưởng khi tác chiến trong môi trường bị gây nhiễu cao", thông báo cho biết thêm.
Không chỉ muốn dừng sản xuất Tomahawk, Bộ Quốc phòng Mỹ còn khẳng định nhu cầu ngày càng tăng với tên lửa hành trình tầm xa và thừa nhận thành công rất lớn của Tomahawk trong những cuộc chiến nó từng tham gia (trước khi tấn công Syria). Được biết, đây ít nhất là lần thứ 2 Mỹ công bố kế hoạch thay thế Tomahawk nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp nào tối ưu hơn.
Và dù không tiết lộ chi tiết về kế hoạch thay thế Tomahawk nhưng chỉ với tuyên bố này, Mỹ đã cho thấy chính họ đã không còn tin tưởng vào "sứ giả chiến tranh" sau hai lần tấn công Syria đầy tai tiếng (lần đầu hồi tháng 4/2017 và lần 2 ngày 14/4/2018).