Theo những thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, tổ hợp vũ khí laser công suất lớn Peresvet đầu tiên được trang bị cho Quân đội Nga bắt đầu từ cuối năm 2018. Nó cũng nằm trong danh mục vũ khí được giữ tuyệt mật của Nga.Tuy nhiên theo hai chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov và Igor Korotchenko, hệ thống vũ khí laser Peresvet có 2 khả năng rất quan trọng là bắn hạ máy bay không người lái (UAV) và chống lại tên lửa hành trình tầm xa với độ chính xác cao Tomahawk của Mỹ vốn được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh".Ông Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAMTO) dã khẳng định, vũ khí laser như tổ hợp Peresvet có thể tiêu diệt các máy bay không người lái chế tạo công nghiệp và thủ công."Trong điều kiện môi trường thuận lợi, khi không có sương mù, cũng không có bão cát, cũng như mưa, trong điều kiện lý tưởng, các tổ hợp laser như Peresvet đủ hiệu quả để tiêu diệt các mục tiêu giả lập như máy bay không người lái, trực thăng bay thấp", ông Korotchenko nói.Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, ngoài các hạn chế về thời tiết, các hệ thống laser đòi hỏi các thiết bị điện với công suất cần thiết rất lớn nên có thể không dễ triển khai trên thực địa. Một tính năng quan trọng thứ hai là nhờ laser mà hệ thống vũ khí này có thể đối phó hiệu quả với các phương tiện tấn công đường không hiện đại, vũ khí có độ chính xác cao hoặc thiết bị trinh sát sử dụng thiết bị quang - điện tử, chuyên gia Alexei Leonkov nói.Theo vị chuyên gia này, các thiết bị điện tử bức xạ mạnh thường nhanh chóng bị hư hại, nhưng Peresvet sẽ làm mù vũ khí của kẻ địch một cách chắc chắn và trong thời gian dài.Ví dụ như để xác định mục tiêu, tên lửa Mỹ Tomahawk sẽ tìm kiếm nó một cách trực quan, định hướng bằng bản đồ địa hình đã được số hóa, đưa vào bộ nhớ tự động điều khiển. Nếu ngay trong thời điểm này, một tổ hợp như Peresvet tác động đến nó, việc tìm kiếm ngay lập tức dừng lại. Khi mục tiêu bị mất, Tomahawk sẽ tự hủy, ông Leonkov nói.Như vậy là mặc dù không có những tuyên bố ồn áo nhưng Nga đã âm thầm phát triển và nhanh chóng biên chế những hệ thống vũ khí laser thực sự, đã hình thành khả năng chiến đấu chứ không còn đơn thuần là các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.Với những phân tích được nêu trên, rõ ràng là ngoài các hệ thống phòng không tầm gần như Pantsir-S, Tor-M2E, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ lại tiếp tục gặp phải một khắc tinh mới rất nguy hiểm của Nga mang tên Peresvet.
Theo những thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, tổ hợp vũ khí laser công suất lớn Peresvet đầu tiên được trang bị cho Quân đội Nga bắt đầu từ cuối năm 2018. Nó cũng nằm trong danh mục vũ khí được giữ tuyệt mật của Nga.
Tuy nhiên theo hai chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov và Igor Korotchenko, hệ thống vũ khí laser Peresvet có 2 khả năng rất quan trọng là bắn hạ máy bay không người lái (UAV) và chống lại tên lửa hành trình tầm xa với độ chính xác cao Tomahawk của Mỹ vốn được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh".
Ông Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAMTO) dã khẳng định, vũ khí laser như tổ hợp Peresvet có thể tiêu diệt các máy bay không người lái chế tạo công nghiệp và thủ công.
"Trong điều kiện môi trường thuận lợi, khi không có sương mù, cũng không có bão cát, cũng như mưa, trong điều kiện lý tưởng, các tổ hợp laser như Peresvet đủ hiệu quả để tiêu diệt các mục tiêu giả lập như máy bay không người lái, trực thăng bay thấp", ông Korotchenko nói.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, ngoài các hạn chế về thời tiết, các hệ thống laser đòi hỏi các thiết bị điện với công suất cần thiết rất lớn nên có thể không dễ triển khai trên thực địa. Một tính năng quan trọng thứ hai là nhờ laser mà hệ thống vũ khí này có thể đối phó hiệu quả với các phương tiện tấn công đường không hiện đại, vũ khí có độ chính xác cao hoặc thiết bị trinh sát sử dụng thiết bị quang - điện tử, chuyên gia Alexei Leonkov nói.
Theo vị chuyên gia này, các thiết bị điện tử bức xạ mạnh thường nhanh chóng bị hư hại, nhưng Peresvet sẽ làm mù vũ khí của kẻ địch một cách chắc chắn và trong thời gian dài.
Ví dụ như để xác định mục tiêu, tên lửa Mỹ Tomahawk sẽ tìm kiếm nó một cách trực quan, định hướng bằng bản đồ địa hình đã được số hóa, đưa vào bộ nhớ tự động điều khiển. Nếu ngay trong thời điểm này, một tổ hợp như Peresvet tác động đến nó, việc tìm kiếm ngay lập tức dừng lại. Khi mục tiêu bị mất, Tomahawk sẽ tự hủy, ông Leonkov nói.
Như vậy là mặc dù không có những tuyên bố ồn áo nhưng Nga đã âm thầm phát triển và nhanh chóng biên chế những hệ thống vũ khí laser thực sự, đã hình thành khả năng chiến đấu chứ không còn đơn thuần là các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Với những phân tích được nêu trên, rõ ràng là ngoài các hệ thống phòng không tầm gần như Pantsir-S, Tor-M2E, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ lại tiếp tục gặp phải một khắc tinh mới rất nguy hiểm của Nga mang tên Peresvet.