Theo báo chí Mỹ đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin ngày 23/5 xác nhận với giới truyền thông quốc tế rằng, Lực lượng Phòng vệ Đan Mạch, đang cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ sản xuất cho Ukraine.Các nhà phân tích cho rằng, sau khi Ukraine có được tên lửa đất đối hạm Harpoon, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga sẽ gặp rủi ro, vì những tên lửa này có thể thực hiện các cuộc tấn công ở khoảng cách xa hơn đối với các tàu Hải quân Nga. Vậy, tên lửa Harpoon gây ra mối đe dọa như thế nào đối với Hạm đội Biển Đen của Nga? Hạm đội Biển Đen đã hoạt động như thế nào trong cuộc xung đột Nga-Ukraine?Bộ trưởng Austin không tiết lộ tính năng cụ thể của tên lửa Harpoon được xuất khẩu. Hiện tại, Đan Mạch được trang bị hệ thống tên lửa bờ đối hạm Harpoon phiên bản Block2s; không những có thể bắn trúng mục tiêu trên mặt nước, mà còn có thể bắn trúng mục tiêu trên mặt đất.Đối với tình thế của Ukraine hiện nay, họ đã mất cả không quân và hải quân, nên tên lửa đất đối hạm Harpoon là vũ khí cần thiết nhất. So với chiến trường trên bộ và trên không khốc liệt, do hải quân Ukraine rất yếu, nên trận chiến trên hướng Biển Đen không quá ác liệt, đầu cuộc chiến đã cho thấy tình hình một chiều.Nhưng với sự hỗ trợ của tình báo phương Tây, Quân đội Ukraine đã sử dụng UAV và tên lửa đất đối hạm, để tiến hành chiến tranh du kích với Quân đội Nga, khiến Quân đội Nga bị tổn thất rất nhiều. Trong đó phải kể tới soái hạm Moscow, với nhiều đồn đoán là đã bị phía Ukraine đánh chìm.Moscow là soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga có lượng choán nước đầy tải 11.600 tấn, được trang bị nhiều loại vũ khí như tên lửa phòng không tầm xa, tên lửa chống hạm tầm xa siêu thanh, hệ thống phòng thủ tầm gần và pháo hải quân, có khả năng chiến đấu toàn diện.Sau khi Liên Xô tan rã, tàu chiến 10.000 tấn này đã trở thành "mặt tiền" của Hải quân Nga đang suy yếu, để duy trì sự hiện diện ở vùng biển xa, đặc biệt tàu được trang bị 8 bệ phóng S-300F, có tầm bắn tối đa hơn 90 km, đồng thời hỗ trợ cho ô phòng không tầm xa của Hải quân Nga.Về hướng Biển Đen trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, soái hạm Moscow cũng là nòng cốt phòng không của các tàu mặt nước, thuộc Hạm đội Biển Đen; cùng với hai khinh hạm 11356M, nó lập ô phòng không trên hướng Biển Đen.Việc soát hạm Moscow bị chìm, cho dù có nguyên nhân chính xác là gì, sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của hạm đội Biển Đen của Nga. Nhưng cho đến nay, phía Nga vẫn chưa công bố nguyên nhân khiến tàu Moscow bị chìm.Một con tàu lớn khác của Hải quân Nga bị đánh chìm là tàu đổ bộ lớp “Alligator (Cá sấu)” Vào ngày 24/3, một tàu đổ bộ hạng lớn lớp “Alligator” của Hải quân Nga là "Orsk", đang cập cảng Berdyansk ở đông nam Ukraine, thì bị đánh chìm.Khi đó, Lữ đoàn tên lửa số 19 của Ukraine, đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U, hiện vẫn chưa rõ tên lửa trúng vào bến cảng hay đánh trực diện vào tàu chiến và làm nổ kho đạn trên tàu; nhưng kết quả cuối cùng là một vụ nổ dữ dội, khiến tàu Orsk chìm trong cảng.Ngoài 2 tàu lớn bị đánh chìm ở trên, 3 tàu nhỏ khác thuộc Hạm đội Biển Đen cũng bị đánh chìm; Quân đội Ukraine đã tung ra những bức ảnh và một đoạn video tấn công các tàu nhỏ này vào ngày 2/5.Trong đoạn video trên, Quân đội Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái TB-2, để tiêu diệt hai tàu cao tốc lớp "Raptor" của Nga, gần vùng biển đảo Rắn của Ukraine, mà Nga hiện đang kiểm soát.Sau khi soái hạm Moscow chìm, khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich (Đề án 11356M) trở thành lực lượng chủ lực tuyệt đối của Hạm đội Biển Đen. Thứ nhất, vì ba khinh hạm này mới được đưa vào biên chế năm 2016 và được trang bị thiết bị điện tử và vũ khí đối hạm tiên tiến;Lý do thứ hai là hiện nay, khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich là tàu chiến đấu có lượng rẽ nước lớn nhất trong Hạm đội Biển Đen, đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng là phong tỏa, kiểm soát hướng Biển Đen và tấn công mặt đất, phòng không hạm đội, đóng cửa và kiểm soát hàng hải.Tàu có lượng choán nước toàn tải khoảng 4.000 tấn và được trang bị hai bệ phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình tấn công đất liền. Hiện tại, Hạm đội Biển Đen có 3 khinh hạm loại 11356M, gồm "Đô đốc Grigorovich", "Đô đốc Essen" và "Đô đốc Makarov".Vào ngày 6/5, các phương tiện truyền thông Ukraine đã quảng bá việc sử dụng tên lửa Neptune để bắn tàu khu trục Đô đốc Makarov, gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi bên ngoài. Nhưng xét từ những thông tin có được, con tàu đã về cảng để sửa chữa và dường như không bị tấn công bởi tên lửa.Sau khi tên lửa đất đối hạm Harpoon được trang bị cho Quân đội Ukraine, vũ khí này sẽ mang lại cho Kiev khả năng tấn công trên biển và mặt đất nhất định, và Hạm đội Biển Đen sẽ phải đối mặt với sức ép lớn hơn.Có thể thấy trong thời gian tới, trận chiến giữa Nga và Ukraine trên hướng Biển Đen sẽ khốc liệt hơn, Quân đội Ukraine sẽ cố gắng hết sức để phục kích các tàu nổi của Hạm đội Biển Đen Nga, trong khi quân đội Nga sẽ cố gắng hết sức để tiêu diệt Harpoon, hoặc thậm chí thu giữ làm chiến lợi phẩm để nghiên cứu, tìm điểm yếu.
Theo báo chí Mỹ đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin ngày 23/5 xác nhận với giới truyền thông quốc tế rằng, Lực lượng Phòng vệ Đan Mạch, đang cung cấp tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ sản xuất cho Ukraine.
Các nhà phân tích cho rằng, sau khi Ukraine có được tên lửa đất đối hạm Harpoon, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga sẽ gặp rủi ro, vì những tên lửa này có thể thực hiện các cuộc tấn công ở khoảng cách xa hơn đối với các tàu Hải quân Nga.
Vậy, tên lửa Harpoon gây ra mối đe dọa như thế nào đối với Hạm đội Biển Đen của Nga? Hạm đội Biển Đen đã hoạt động như thế nào trong cuộc xung đột Nga-Ukraine?
Bộ trưởng Austin không tiết lộ tính năng cụ thể của tên lửa Harpoon được xuất khẩu. Hiện tại, Đan Mạch được trang bị hệ thống tên lửa bờ đối hạm Harpoon phiên bản Block2s; không những có thể bắn trúng mục tiêu trên mặt nước, mà còn có thể bắn trúng mục tiêu trên mặt đất.
Đối với tình thế của Ukraine hiện nay, họ đã mất cả không quân và hải quân, nên tên lửa đất đối hạm Harpoon là vũ khí cần thiết nhất. So với chiến trường trên bộ và trên không khốc liệt, do hải quân Ukraine rất yếu, nên trận chiến trên hướng Biển Đen không quá ác liệt, đầu cuộc chiến đã cho thấy tình hình một chiều.
Nhưng với sự hỗ trợ của tình báo phương Tây, Quân đội Ukraine đã sử dụng UAV và tên lửa đất đối hạm, để tiến hành chiến tranh du kích với Quân đội Nga, khiến Quân đội Nga bị tổn thất rất nhiều. Trong đó phải kể tới soái hạm Moscow, với nhiều đồn đoán là đã bị phía Ukraine đánh chìm.
Moscow là soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga có lượng choán nước đầy tải 11.600 tấn, được trang bị nhiều loại vũ khí như tên lửa phòng không tầm xa, tên lửa chống hạm tầm xa siêu thanh, hệ thống phòng thủ tầm gần và pháo hải quân, có khả năng chiến đấu toàn diện.
Sau khi Liên Xô tan rã, tàu chiến 10.000 tấn này đã trở thành "mặt tiền" của Hải quân Nga đang suy yếu, để duy trì sự hiện diện ở vùng biển xa, đặc biệt tàu được trang bị 8 bệ phóng S-300F, có tầm bắn tối đa hơn 90 km, đồng thời hỗ trợ cho ô phòng không tầm xa của Hải quân Nga.
Về hướng Biển Đen trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, soái hạm Moscow cũng là nòng cốt phòng không của các tàu mặt nước, thuộc Hạm đội Biển Đen; cùng với hai khinh hạm 11356M, nó lập ô phòng không trên hướng Biển Đen.
Việc soát hạm Moscow bị chìm, cho dù có nguyên nhân chính xác là gì, sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của hạm đội Biển Đen của Nga. Nhưng cho đến nay, phía Nga vẫn chưa công bố nguyên nhân khiến tàu Moscow bị chìm.
Một con tàu lớn khác của Hải quân Nga bị đánh chìm là tàu đổ bộ lớp “Alligator (Cá sấu)” Vào ngày 24/3, một tàu đổ bộ hạng lớn lớp “Alligator” của Hải quân Nga là "Orsk", đang cập cảng Berdyansk ở đông nam Ukraine, thì bị đánh chìm.
Khi đó, Lữ đoàn tên lửa số 19 của Ukraine, đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U, hiện vẫn chưa rõ tên lửa trúng vào bến cảng hay đánh trực diện vào tàu chiến và làm nổ kho đạn trên tàu; nhưng kết quả cuối cùng là một vụ nổ dữ dội, khiến tàu Orsk chìm trong cảng.
Ngoài 2 tàu lớn bị đánh chìm ở trên, 3 tàu nhỏ khác thuộc Hạm đội Biển Đen cũng bị đánh chìm; Quân đội Ukraine đã tung ra những bức ảnh và một đoạn video tấn công các tàu nhỏ này vào ngày 2/5.
Trong đoạn video trên, Quân đội Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái TB-2, để tiêu diệt hai tàu cao tốc lớp "Raptor" của Nga, gần vùng biển đảo Rắn của Ukraine, mà Nga hiện đang kiểm soát.
Sau khi soái hạm Moscow chìm, khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich (Đề án 11356M) trở thành lực lượng chủ lực tuyệt đối của Hạm đội Biển Đen. Thứ nhất, vì ba khinh hạm này mới được đưa vào biên chế năm 2016 và được trang bị thiết bị điện tử và vũ khí đối hạm tiên tiến;
Lý do thứ hai là hiện nay, khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich là tàu chiến đấu có lượng rẽ nước lớn nhất trong Hạm đội Biển Đen, đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng là phong tỏa, kiểm soát hướng Biển Đen và tấn công mặt đất, phòng không hạm đội, đóng cửa và kiểm soát hàng hải.
Tàu có lượng choán nước toàn tải khoảng 4.000 tấn và được trang bị hai bệ phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình tấn công đất liền. Hiện tại, Hạm đội Biển Đen có 3 khinh hạm loại 11356M, gồm "Đô đốc Grigorovich", "Đô đốc Essen" và "Đô đốc Makarov".
Vào ngày 6/5, các phương tiện truyền thông Ukraine đã quảng bá việc sử dụng tên lửa Neptune để bắn tàu khu trục Đô đốc Makarov, gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi bên ngoài. Nhưng xét từ những thông tin có được, con tàu đã về cảng để sửa chữa và dường như không bị tấn công bởi tên lửa.
Sau khi tên lửa đất đối hạm Harpoon được trang bị cho Quân đội Ukraine, vũ khí này sẽ mang lại cho Kiev khả năng tấn công trên biển và mặt đất nhất định, và Hạm đội Biển Đen sẽ phải đối mặt với sức ép lớn hơn.
Có thể thấy trong thời gian tới, trận chiến giữa Nga và Ukraine trên hướng Biển Đen sẽ khốc liệt hơn, Quân đội Ukraine sẽ cố gắng hết sức để phục kích các tàu nổi của Hạm đội Biển Đen Nga, trong khi quân đội Nga sẽ cố gắng hết sức để tiêu diệt Harpoon, hoặc thậm chí thu giữ làm chiến lợi phẩm để nghiên cứu, tìm điểm yếu.