Tại Triển lãm hàng không Zhuhai Airshow 2014, Trung Quốc đã gây cú sốc lớn cho giới quan sát khi trưng bày mô hình một loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh mang định danh CX-1 có hình dáng bên ngoài giống hệt Yakhont/BrahMos.Điều cần lưu ý đó là nhằm mục đích tạo sự cân bằng trong khu vực, Nga đã bán độc quyền cho Trung Quốc tên lửa P-270 Moskit mà không đồng ý cung cấp loại P-800 Yakhont, rồi hợp tác với Ấn Độ để chế tạo phiên bản PJ-10 BrahMos chính là bản sao của Yakhont.Vì vậy khi tên lửa CX-1 được Trung Quốc giới thiệu và xuất hiện tại triển lãm, đồng thời được trưng bày cách tên lửa PJ-10 BrahMos chỉ vài gian hàng đã khiến phía Ấn Độ tỏ ra cực kỳ tức giận khi cho rằng bị Nga âm thầm qua mặt.Trước phản ứng của Ấn Độ, ông Vassily Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moskva đã phải lập tức lên tiếng giải thích nhằm trấn an đối tác số 1 về quốc phòng.Theo ông Kashin, CX-1 của Trung Quốc chỉ dựa một phần vào tên lửa chống hạm Yakhont và khẳng định: "Nga không bán loại tên lửa này cho Trung Quốc hoặc cung cấp đủ các số liệu kỹ thuật để cho Trung Quốc chế tạo".Lời trấn an của ông Kashin tuy có thể làm yên lòng Ấn Độ phần nào nhưng chưa chắc các đối tác tiềm năng của New Delhi - những người có ý định đặt hàng tên lửa BrahMos cảm thấy yên tâm.Lý do là bởi vì họ lo ngại Bắc Kinh đã bằng cách nào đó đánh cắp được công nghệ của tên lửa Yakhont, khiến ưu thế về sự bí mật trong tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí này không còn nữa.Như đổ thêm dầu vào lửa, Trung Quốc còn tuyên bố CX-1 sẽ là vũ khí chủ lực cho các khu trục hạm mạnh nhất của hải quân nước này trong tương lai, bao gồm Sovremenny hiện đại hóa, Type 052C, hay thậm chí là cả Type 052D.Tuy nhiên sau lần ra mắt ồn ào nói trên, CX-1 đã gần như rơi vào quên lãng rồi biến mất trong lặng lẽ, không có thông tin nào cho thấy nó đã được hoàn thiện để đưa vào thành phần tác chiến.Các chiến hạm được nêu ra như nền tảng trang bị CX-1 cũng đều mang vũ khí khác, đó là YJ-12A cho Sovremenny nâng cấp, YJ-62 trang bị cho Type 052C, còn Type 052D đã bắn thử thành công YJ-18 (bản sao của 3M-54E Kalibr).Điều này khiến các nhà phân tích quân sự đi tới nhận định rằng phía Trung Quốc đã áp dụng phương thức nghi binh nổi tiếng của họ, khi cố tình mang tới triển lãm một loại vũ khí không có thật.Việc làm nói trên nhằm mục đích gây hoang mang cho đối thủ lớn nhất tại châu Á - Thái Bình Dương là Ấn Độ, đồng thời khiến đồng minh của quốc gia Nam Á phải nghi ngại dẫn tới trì hoãn, thậm chí hủy bỏ ý định mua tên lửa BrahMos.Thực tế sau sự kiện nói trên một khoảng thời gian khá dài, Ấn Độ đã để lỡ nhiều hợp đồng xuất khẩu tên lửa BrahMos vì những lý do rất bí ẩn, khi khách hàng đột nhiên thể hiện sự thiếu quan tâm cho dù trước đó rất sốt sắng hỏi mua.Sự kiện nêu trên có lẽ cần phải đưa vào sách giáo khoa quân sự để giảng dạy về nghệ thuật nghi binh trong thời kỳ hiện đại.
Tại Triển lãm hàng không Zhuhai Airshow 2014, Trung Quốc đã gây cú sốc lớn cho giới quan sát khi trưng bày mô hình một loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh mang định danh CX-1 có hình dáng bên ngoài giống hệt Yakhont/BrahMos.
Điều cần lưu ý đó là nhằm mục đích tạo sự cân bằng trong khu vực, Nga đã bán độc quyền cho Trung Quốc tên lửa P-270 Moskit mà không đồng ý cung cấp loại P-800 Yakhont, rồi hợp tác với Ấn Độ để chế tạo phiên bản PJ-10 BrahMos chính là bản sao của Yakhont.
Vì vậy khi tên lửa CX-1 được Trung Quốc giới thiệu và xuất hiện tại triển lãm, đồng thời được trưng bày cách tên lửa PJ-10 BrahMos chỉ vài gian hàng đã khiến phía Ấn Độ tỏ ra cực kỳ tức giận khi cho rằng bị Nga âm thầm qua mặt.
Trước phản ứng của Ấn Độ, ông Vassily Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moskva đã phải lập tức lên tiếng giải thích nhằm trấn an đối tác số 1 về quốc phòng.
Theo ông Kashin, CX-1 của Trung Quốc chỉ dựa một phần vào tên lửa chống hạm Yakhont và khẳng định: "Nga không bán loại tên lửa này cho Trung Quốc hoặc cung cấp đủ các số liệu kỹ thuật để cho Trung Quốc chế tạo".
Lời trấn an của ông Kashin tuy có thể làm yên lòng Ấn Độ phần nào nhưng chưa chắc các đối tác tiềm năng của New Delhi - những người có ý định đặt hàng tên lửa BrahMos cảm thấy yên tâm.
Lý do là bởi vì họ lo ngại Bắc Kinh đã bằng cách nào đó đánh cắp được công nghệ của tên lửa Yakhont, khiến ưu thế về sự bí mật trong tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí này không còn nữa.
Như đổ thêm dầu vào lửa, Trung Quốc còn tuyên bố CX-1 sẽ là vũ khí chủ lực cho các khu trục hạm mạnh nhất của hải quân nước này trong tương lai, bao gồm Sovremenny hiện đại hóa, Type 052C, hay thậm chí là cả Type 052D.
Tuy nhiên sau lần ra mắt ồn ào nói trên, CX-1 đã gần như rơi vào quên lãng rồi biến mất trong lặng lẽ, không có thông tin nào cho thấy nó đã được hoàn thiện để đưa vào thành phần tác chiến.
Các chiến hạm được nêu ra như nền tảng trang bị CX-1 cũng đều mang vũ khí khác, đó là YJ-12A cho Sovremenny nâng cấp, YJ-62 trang bị cho Type 052C, còn Type 052D đã bắn thử thành công YJ-18 (bản sao của 3M-54E Kalibr).
Điều này khiến các nhà phân tích quân sự đi tới nhận định rằng phía Trung Quốc đã áp dụng phương thức nghi binh nổi tiếng của họ, khi cố tình mang tới triển lãm một loại vũ khí không có thật.
Việc làm nói trên nhằm mục đích gây hoang mang cho đối thủ lớn nhất tại châu Á - Thái Bình Dương là Ấn Độ, đồng thời khiến đồng minh của quốc gia Nam Á phải nghi ngại dẫn tới trì hoãn, thậm chí hủy bỏ ý định mua tên lửa BrahMos.
Thực tế sau sự kiện nói trên một khoảng thời gian khá dài, Ấn Độ đã để lỡ nhiều hợp đồng xuất khẩu tên lửa BrahMos vì những lý do rất bí ẩn, khi khách hàng đột nhiên thể hiện sự thiếu quan tâm cho dù trước đó rất sốt sắng hỏi mua.
Sự kiện nêu trên có lẽ cần phải đưa vào sách giáo khoa quân sự để giảng dạy về nghệ thuật nghi binh trong thời kỳ hiện đại.