Tên lửa chống radar của Nga có vẻ đã bị lực lượng phòng không Ukraine "bắt bài" và khiến cho hiệu quả của thứ vũ khí đắt tiền này trên chiến trường tụt thấp đến mức khó tin. Tờ ArmyInform vừa có phóng sự giới thiệu về một anh hùng Ukraine, chỉ huy tổ hợp phòng không Buk-M1 - Thiếu tá Yaroslav Melnyk và tìm hiểu cách họ không những giữ an toàn trước tên lửa chống radar của Nga mà còn giáng trả đối phương rất hiệu quả. Theo thông báo, khẩu đội Buk-M1 của Thiếu tá Yaroslav Melnyk đã tiêu diệt 28 mục tiêu trên không của đối phương, bao gồm 13 máy bay không người lái, 11 chiến đấu cơ, 2 trực thăng và 2 tên lửa hành trình. Chiến công trên thực sự đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh Không quân Nga cố gắng "săn lùng" các hệ thống phòng không Ukraine với sự trợ giúp của máy bay chiến thuật trang bị tên lửa chống radar Kh-31 và Kh-58.Thiếu tá Yaroslav Melnyk nói rằng mục tiêu đầu tiên do khẩu đội của mình bắn rơi là một chiếc trực thăng Mi-8 của Quân đội Nga vào ngày 26 tháng 2, gần thành phố Zaporizhzhia.Điều này cho thấy rằng người Nga vào những giờ đầu của cuộc tấn công, khi điều động một chiếc trực thăng vận tải nổi tiếng cục mịch và nặng nề như Mi-8 thực hiện phi vụ xâm nhập rất tự tin đã xóa sổ hoàn toàn phòng không Ukraine. Trong những giờ đầu tiên của cuộc chiến, khẩu đội của Thiếu tá Melnyk được lệnh rút về Novaya Kakhovka, sau đó là Zaporizhzhia, và đến giữa tháng 3 năm 2022, phải di chuyển đến vùng lân cận Izyum ở Kharkiv Oblast, để tránh bị kẻ thù tấn công.Điều này trực tiếp chỉ ra rằng trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, phòng không Ukraine đã gặp khó khăn như thế nào trong việc bảo toàn lực lượng trước "cuộc săn đuổi" của máy bay Nga, nhưng họ đã thành công và từng bước quay lại làm chủ bầu trời.Anh hùng Ukraine Yaroslav Melnyk nói về công việc chiến đấu của mình tại Khu vực Kharkiv vào giai đoạn tháng 3 - 4 / 2022. Khi đó, Không quân Nga hoạt động theo nhóm lên đến 10 máy bay, một số (hoặc cả 10 chiếc) có thể được trang bị tên lửa chống radar.Tổ hợp phòng không Buk-M1 có thể chỉ bắn được vào một mục tiêu duy nhất, trước khi nó bị các máy bay khác bắn trả bằng tên lửa chống radar Kh-31P hoặc Kh-58.Theo đó, để tiêu diệt các mục tiêu trên không, họ phải sử dụng chiến thuật "vừa bắn vừa chạy" - tức là đi đến một vị trí, bật radar chỉ trong vài giây, bắn một tên lửa vào kẻ thù và ngay lập tức di chuyển đến một vị trí mới.Trong chiến thuật đó, yếu tố tinh thần và ý chí quyết chiến của các trắc thủ tên lửa phòng không Ukraine trước phi công lái máy bay chiến đấu Nga đóng một vai trò rất quan trọng, đồng thời kỹ năng của họ cũng phải ở mức "thượng thừa".Không quân Nga bị cho là đã mất rất nhiều tên lửa chống radar vì chiến thuật hiệu quả mà phòng không Ukraine áp dụng, hơn nữa việc chẳng biết làm cách nào chế áp đối phương cũng cho thấy hạn chế của vũ khí Nga. So với tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 HARM của Mỹ, Kh-31P hay Kh-58 có tốc độ phản ứng không nhanh bằng khi nhận ra nguồn bức xạ, bên cạnh đó khả năng nhớ vị trí sau khi đài radar đối phương tắt sóng cũng không tốt, dẫn tới đánh trượt mục tiêu.Không chỉ có vậy, thậm chí một số tên lửa chống radar cao tốc Kh-31P của Nga còn bị tên lửa phòng không Buk-M1 của Ukraine bắn rơi trực tiếp trong "cuộc đấu súng".
Tên lửa chống radar của Nga có vẻ đã bị lực lượng phòng không Ukraine "bắt bài" và khiến cho hiệu quả của thứ vũ khí đắt tiền này trên chiến trường tụt thấp đến mức khó tin.
Tờ ArmyInform vừa có phóng sự giới thiệu về một anh hùng Ukraine, chỉ huy tổ hợp phòng không Buk-M1 - Thiếu tá Yaroslav Melnyk và tìm hiểu cách họ không những giữ an toàn trước tên lửa chống radar của Nga mà còn giáng trả đối phương rất hiệu quả.
Theo thông báo, khẩu đội Buk-M1 của Thiếu tá Yaroslav Melnyk đã tiêu diệt 28 mục tiêu trên không của đối phương, bao gồm 13 máy bay không người lái, 11 chiến đấu cơ, 2 trực thăng và 2 tên lửa hành trình.
Chiến công trên thực sự đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh Không quân Nga cố gắng "săn lùng" các hệ thống phòng không Ukraine với sự trợ giúp của máy bay chiến thuật trang bị tên lửa chống radar Kh-31 và Kh-58.
Thiếu tá Yaroslav Melnyk nói rằng mục tiêu đầu tiên do khẩu đội của mình bắn rơi là một chiếc trực thăng Mi-8 của Quân đội Nga vào ngày 26 tháng 2, gần thành phố Zaporizhzhia.
Điều này cho thấy rằng người Nga vào những giờ đầu của cuộc tấn công, khi điều động một chiếc trực thăng vận tải nổi tiếng cục mịch và nặng nề như Mi-8 thực hiện phi vụ xâm nhập rất tự tin đã xóa sổ hoàn toàn phòng không Ukraine.
Trong những giờ đầu tiên của cuộc chiến, khẩu đội của Thiếu tá Melnyk được lệnh rút về Novaya Kakhovka, sau đó là Zaporizhzhia, và đến giữa tháng 3 năm 2022, phải di chuyển đến vùng lân cận Izyum ở Kharkiv Oblast, để tránh bị kẻ thù tấn công.
Điều này trực tiếp chỉ ra rằng trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, phòng không Ukraine đã gặp khó khăn như thế nào trong việc bảo toàn lực lượng trước "cuộc săn đuổi" của máy bay Nga, nhưng họ đã thành công và từng bước quay lại làm chủ bầu trời.
Anh hùng Ukraine Yaroslav Melnyk nói về công việc chiến đấu của mình tại Khu vực Kharkiv vào giai đoạn tháng 3 - 4 / 2022. Khi đó, Không quân Nga hoạt động theo nhóm lên đến 10 máy bay, một số (hoặc cả 10 chiếc) có thể được trang bị tên lửa chống radar.
Tổ hợp phòng không Buk-M1 có thể chỉ bắn được vào một mục tiêu duy nhất, trước khi nó bị các máy bay khác bắn trả bằng tên lửa chống radar Kh-31P hoặc Kh-58.
Theo đó, để tiêu diệt các mục tiêu trên không, họ phải sử dụng chiến thuật "vừa bắn vừa chạy" - tức là đi đến một vị trí, bật radar chỉ trong vài giây, bắn một tên lửa vào kẻ thù và ngay lập tức di chuyển đến một vị trí mới.
Trong chiến thuật đó, yếu tố tinh thần và ý chí quyết chiến của các trắc thủ tên lửa phòng không Ukraine trước phi công lái máy bay chiến đấu Nga đóng một vai trò rất quan trọng, đồng thời kỹ năng của họ cũng phải ở mức "thượng thừa".
Không quân Nga bị cho là đã mất rất nhiều tên lửa chống radar vì chiến thuật hiệu quả mà phòng không Ukraine áp dụng, hơn nữa việc chẳng biết làm cách nào chế áp đối phương cũng cho thấy hạn chế của vũ khí Nga.
So với tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 HARM của Mỹ, Kh-31P hay Kh-58 có tốc độ phản ứng không nhanh bằng khi nhận ra nguồn bức xạ, bên cạnh đó khả năng nhớ vị trí sau khi đài radar đối phương tắt sóng cũng không tốt, dẫn tới đánh trượt mục tiêu.
Không chỉ có vậy, thậm chí một số tên lửa chống radar cao tốc Kh-31P của Nga còn bị tên lửa phòng không Buk-M1 của Ukraine bắn rơi trực tiếp trong "cuộc đấu súng".