Theo Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan, ông Wopke Hoekstra cho biết, đã có quyết định chuyển viện trợ 200 tên lửa vác vai Stinger từ quốc gia này tới Ukraine theo yêu cầu từ Kiev. Nguồn ảnh: cnbc.com.Điều này được được Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan thông báo trong thông điệp gửi Quốc hội, theo đó, yêu cầu này đã được xem xét một cách cẩn thận, đảm bảo việc tuân thủ các quy định xuất khẩu vũ khí và đồng thời, quyết định đã được đưa ra dựa trên cơ sở khẩn trương do thuộc trường hợp đặc biệt. Nguồn ảnh: cnbc.com.Ngoài chuyến hàng bao gồm 200 tên lửa vác vai Stinger này, Hà Lan cũng đã từng gửi viện trợ quân sự cho Ukraine vào tuần trước, bao gồm súng bắn tỉa, áo chống đạn cũng như mũ bảo hiểm, tất cả nhằm bày tỏ sự hỗ trợ của mình tới Ukraine, quốc gia đang trong giai đoạn căng thẳng chiến sự với Nga.Về hệ thống phòng không vác vai Stinger mà Hà Lan cùng nhiều quốc gia Châu Âu cam kết chuyển giao cho Ukraine, đây là một hệ thống phòng không cá nhân được phát triển bởi công ty General Dynamics của Mỹ, lần đầu được trang bị trong Quân đội Mỹ vào năm 1981. Nguồn ảnh: overtdefense.comTên lửa vác vai FIM-92 Stinger là một loại tên lửa đất đối không sử dụng tia hồng ngoại để dẫn đường nổi tiếng của Mỹ, đến nay ước tính đã có khoảng 70.000 hệ thống đã được sản xuất, xuât hiện rộng rãi với hơn 30 quốc gia đang khai thác và sở hữu. Nguồn ảnh: wearethemighthy.com.Chi tiết, hệ thống tên lửa vác vai FIM-92 Stinger sở hữu kích thước dài 1.52m, đường kính 70mm, với tổng trọng lượng chỉ đạt 15.2kg (với bản thân quả tên lửa nặng 10,1kg), hoàn toàn đáp ứng được khả năng cơ động trên chiến trường, chúng không quá nặng và cồng kềnh. Nguồn ảnh: windowssearch-exp.com.Về tầm bắn, hệ thống phòng không cơ động FIM-92 có thể bắn trúng mục tiêu hoàn hảo trong phạm vi từ 1.000-8.000m, còn để vận hành, hệ thống phòng không tên lửa Stinger chỉ cần 2 thành viên, có thể vận hành chúng nhanh chóng trên chiến trường. Nguồn ảnh: keywordbasket.com.Đặc biệt ở chỗ, tên lửa Stinger không chỉ được phát triển như một tên lửa vác vai, còn có các phiên bản và biến thể khác nhau đã được Mỹ phát triển để có thể sử dụng trên các nền tảng quân dụng khác, bao gồm trực thăng và xe thiết giáp. Nguồn ảnh: forum.warthunder.com.Loại vũ khí này từng “thử lửa” tại nhiều mặt trận các cuộc xung đột khác nhau như tại Afghanistan, Lybia,… và chứng minh được sức mạnh của mình, cũng như độ chính xác đạt mức trúng đích cao kỷ lục trên thế giới. Nguồn ảnh: en.topwar.ru.Còn mặt tốc độ, tên lửa vác vai Stinger sở hữu tốc độ tối đa khi phóng ra lên tới Mach 2.2 nhờ vào động cơ sử dụng nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, kết hợp với sức mạnh của mình, Stinger thực sự hữu hiệu trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.Có thể nói, với tới 200 hệ thống phòng không cơ động Stinger mà Ukraine sắp nhận được từ Hà Lan, chắc chắn sẽ giúp đỡ cho Quân đội Ukraine rất nhiều trong bối cảnh hiện nay, khi tình trạng giao tranh trong đô thị có thể nói là đang leo thang khi Quân đội Nga hiện đã áp sát các thành phố lớn của nước này (bao gồm cả thủ đô Kiev). Nguồn ảnh: en.topwar.ru. Hình ảnh hệ thống phòng không tên lửa cơ động Stinger triệt hạ một chiếc drone cho thấy uy lực của mình. Nguồn: AiirSource Military.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan, ông Wopke Hoekstra cho biết, đã có quyết định chuyển viện trợ 200 tên lửa vác vai Stinger từ quốc gia này tới Ukraine theo yêu cầu từ Kiev. Nguồn ảnh: cnbc.com.
Điều này được được Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan thông báo trong thông điệp gửi Quốc hội, theo đó, yêu cầu này đã được xem xét một cách cẩn thận, đảm bảo việc tuân thủ các quy định xuất khẩu vũ khí và đồng thời, quyết định đã được đưa ra dựa trên cơ sở khẩn trương do thuộc trường hợp đặc biệt. Nguồn ảnh: cnbc.com.
Ngoài chuyến hàng bao gồm 200 tên lửa vác vai Stinger này, Hà Lan cũng đã từng gửi viện trợ quân sự cho Ukraine vào tuần trước, bao gồm súng bắn tỉa, áo chống đạn cũng như mũ bảo hiểm, tất cả nhằm bày tỏ sự hỗ trợ của mình tới Ukraine, quốc gia đang trong giai đoạn căng thẳng chiến sự với Nga.
Về hệ thống phòng không vác vai Stinger mà Hà Lan cùng nhiều quốc gia Châu Âu cam kết chuyển giao cho Ukraine, đây là một hệ thống phòng không cá nhân được phát triển bởi công ty General Dynamics của Mỹ, lần đầu được trang bị trong Quân đội Mỹ vào năm 1981. Nguồn ảnh: overtdefense.com
Tên lửa vác vai FIM-92 Stinger là một loại tên lửa đất đối không sử dụng tia hồng ngoại để dẫn đường nổi tiếng của Mỹ, đến nay ước tính đã có khoảng 70.000 hệ thống đã được sản xuất, xuât hiện rộng rãi với hơn 30 quốc gia đang khai thác và sở hữu. Nguồn ảnh: wearethemighthy.com.
Chi tiết, hệ thống tên lửa vác vai FIM-92 Stinger sở hữu kích thước dài 1.52m, đường kính 70mm, với tổng trọng lượng chỉ đạt 15.2kg (với bản thân quả tên lửa nặng 10,1kg), hoàn toàn đáp ứng được khả năng cơ động trên chiến trường, chúng không quá nặng và cồng kềnh. Nguồn ảnh: windowssearch-exp.com.
Về tầm bắn, hệ thống phòng không cơ động FIM-92 có thể bắn trúng mục tiêu hoàn hảo trong phạm vi từ 1.000-8.000m, còn để vận hành, hệ thống phòng không tên lửa Stinger chỉ cần 2 thành viên, có thể vận hành chúng nhanh chóng trên chiến trường. Nguồn ảnh: keywordbasket.com.
Đặc biệt ở chỗ, tên lửa Stinger không chỉ được phát triển như một tên lửa vác vai, còn có các phiên bản và biến thể khác nhau đã được Mỹ phát triển để có thể sử dụng trên các nền tảng quân dụng khác, bao gồm trực thăng và xe thiết giáp. Nguồn ảnh: forum.warthunder.com.
Loại vũ khí này từng “thử lửa” tại nhiều mặt trận các cuộc xung đột khác nhau như tại Afghanistan, Lybia,… và chứng minh được sức mạnh của mình, cũng như độ chính xác đạt mức trúng đích cao kỷ lục trên thế giới. Nguồn ảnh: en.topwar.ru.
Còn mặt tốc độ, tên lửa vác vai Stinger sở hữu tốc độ tối đa khi phóng ra lên tới Mach 2.2 nhờ vào động cơ sử dụng nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, kết hợp với sức mạnh của mình, Stinger thực sự hữu hiệu trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có thể nói, với tới 200 hệ thống phòng không cơ động Stinger mà Ukraine sắp nhận được từ Hà Lan, chắc chắn sẽ giúp đỡ cho Quân đội Ukraine rất nhiều trong bối cảnh hiện nay, khi tình trạng giao tranh trong đô thị có thể nói là đang leo thang khi Quân đội Nga hiện đã áp sát các thành phố lớn của nước này (bao gồm cả thủ đô Kiev). Nguồn ảnh: en.topwar.ru.
Hình ảnh hệ thống phòng không tên lửa cơ động Stinger triệt hạ một chiếc drone cho thấy uy lực của mình. Nguồn: AiirSource Military.