Theo Topwar của Nga, vào rạng sáng 17/10, lần đầu tiên quân đội Ukraine sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ sản xuất, tấn công sân bay nằm sâu phía sau khu vực chiến tuyến, gây tổn thất nặng nề cho Nga.Quân đội Ukraine đã sử dụng bệ phóng tên lửa cơ động cao HIMARS, để phóng nhiều loại tên lửa tầm xa và tấn công các sân bay ở Berdyansk và Luhansk. Theo quân đội Ukraine, có 9 hoặc hơn 10 trực thăng Nga bị hư hại và một kho đạn bị phá hủy; tuy nhiên thông tin chưa được kiểm chứng.Sân bay Berdyansk là sân bay quan trọng của các đơn vị trực thăng của Không quân Nga trên hướng mặt trận Zaporozhye và là nơi tiếp đón số lượng lớn các loại trực thăng vũ trang Mi-24, Ka-52 và trực thăng vận tải Mi-8.Sau các cuộc tấn công vào sân bay Berdyansk và Lugansk, trong khi bên ngoài vẫn đang đồn đoán quân đội Ukraine sử dụng loại vũ khí nào, thì Nga đã đăng một số bức ảnh về các mảnh đầu đạn lên mạng xã hội, những bức ảnh này xác nhận đây là đầu đạn tên lửa chiến thuật M74 của tên lửa ATACMS. Nga trước đây đã phản đối mạnh mẽ việc Mỹ cung cấp tên lửa đạn đạo chiến thuật cho quân đội Ukraine, đồng thời vạch ra “ranh giới đỏ” và đe dọa trả đũa quy mô lớn. Lần này quân đội Ukraine vượt qua “ranh giới đỏ”, sử dụng ATACMS tấn công; chưa biết phản ứng của Nga sẽ như thế nào?Đánh giá từ những bức ảnh được bộ quốc phòng Nga công bố, tên lửa chiến thuật ATACMS Block I mà quân đội Ukraine sử dụng, thực chất vẫn là mẫu cũ. Loại tên lửa này đã được sử dụng từ 30 năm trước trong Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 và rõ ràng là Mỹ chỉ cung cấp vũ khí cũ cho Ukraine.Đánh giá về số lượng và chất lượng vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trong năm qua, Mỹ chưa cung cấp những loại vũ khí, trang bị mới nhất và hiện đại nhất; tất cả đều là những vũ khí cũ, được đưa vào sử dụng từ nhiều năm trước. Một số vũ khí thậm chí đã bị hạ cấp và bị tháo dỡ một số thiết bị “nhạy cảm”. Trên thực tế, đóng góp lớn nhất của Mỹ cho sự hỗ trợ quân sự của Ukraine là thông tin tình báo trinh sát và chiến trường theo thời gian thực, vốn rất quan trọng đối với các hoạt động chiến đấu của quân đội Ukraine.ATACMS là tên viết tắt của Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân của Quân đội Mỹ, được phát triển trong Chiến tranh Lạnh vào những năm 1980. Ưu điểm của nó là độ chính xác cao, khả năng cơ động linh hoạt trên chiến trường, sử dụng nhiều loại đầu đạn và khó đánh chặn.ATACMS là tên lửa đạn đạo, sử dụng nhiên liệu rắn một tầng; tên lửa có thân hình trụ thon với 4 cánh đuôi cố định ở phía sau, mũi tên lửa hình nón. Tên lửa có trọng lượng phóng 2 tấn, chiều dài 4 mét và đường kính tên lửa là 600 mm.Tên lửa ATACMS sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và dẫn đường vệ tinh giai đoạn cuối. Từ năm 1990 đến năm 1997, Quân đội Mỹ đã mua tổng cộng 1.650 tên lửa ATACMS Block I. Theo một số thông tin, đã có 32 quả được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 379 quả trong Chiến tranh Iraq năm 2003. Khoảng 1.200 đạn tên lửa ATACMS Block I còn lại được nâng cấp lên Block IA và 30 tên lửa được Mỹ hỗ trợ Ukraine lần này. Quân đội Ukraine bắt đầu tiếp nhận tên lửa ATACMS của Mỹ từ cuối tháng 9; nhưng chỉ chưa đầy 20 ngày, họ đã đưa vào chiến đấu thực tế và đạt kết quả rất tốt. Điều này cho thấy quân đội Ukraine có khả năng làm chủ vũ khí trang bị hiện đại tương đối nhanh và hiệu quả. Tên lửa ATACMS với tầm bắn 300 km này, có thể cho phép quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu sâu phía sau chiến tuyến của Nga như bán đảo Crimea. Điều quan trọng là tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất có thể được phóng từ bệ phóng pháo phản lực M270 hoặc HIMARS. Trên thực tế, khả năng xuyên qua lá chắn tên lửa phòng không của tên lửa ATACMS không cao lắm. Đây là loại tên lửa đạn đạo điển hình, sử dụng quỹ đạo parabol tiêu chuẩn, đỉnh quỹ đạo có chiều cao từ 50 đến 65 km nên rất dễ bị radar phòng không phát hiện, từ đó để kích hoạt hệ thống chống tên lửa đánh chặn. Khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của tên lửa ATACMS yếu hơn so với các tên lửa hành trình cận âm bay sát mặt đất như Storm Shadow. Tuy nhiên các hệ thống phòng không của Nga triển khai ở Berdyansk và Luhansk không làm được gì nhiều trong cuộc tấn công tên lửa của Ukraine và bị tổn thất nặng. Điều tra nguyên nhân, một số nhà phân tích cho rằng, có thể quân đội Ukraine nhiều khả năng sẽ áp dụng phương thức tấn công chung bằng nhiều loại tên lửa, giúp nâng cao khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của Nga tại hai khu vực trên. Ngoài việc phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, rất có thể quân đội Ukraine còn sử dụng bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) cũng do Mỹ cung cấp và thực hiện các cuộc tấn công tầm thấp theo lộ trình phức tạp.Loại bom GLSDB được phóng từ mặt đất bằng bệ phóng HIMARS là loại vũ khí độc đáo gồm tên lửa + bom lượn; đây là một phương pháp tấn công đặc biệt cải tiến. Đặc điểm chính của nó là quỹ đạo linh hoạt và có thể thay đổi. Thậm chí bom GLSDB có thể vòng quay lại và tấn công từ phía sau mục tiêu, gây bất ngờ cho đối thủ. Bom dẫn đường đường kính nhỏ GBU-39B nặng 113 kg, dài 1,8 mét và có độ chính xác trúng đích từ 1,5 đến 5 mét.Bom GLSDB được lắp trực tiếp vào tên lửa, sau khi được phóng bằng bệ phóng HIMARS, nó bay được 50 km và tên lửa tách ra, sau đó bom GLSDB lướt gần 100 km với tốc độ cận âm và có thể bay với quỹ đạo phức tạp. Khi đến gần mục tiêu, tốc độ có thể giảm xuống để đánh trúng mục tiêu.
Theo Topwar của Nga, vào rạng sáng 17/10, lần đầu tiên quân đội Ukraine sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ sản xuất, tấn công sân bay nằm sâu phía sau khu vực chiến tuyến, gây tổn thất nặng nề cho Nga.
Quân đội Ukraine đã sử dụng bệ phóng tên lửa cơ động cao HIMARS, để phóng nhiều loại tên lửa tầm xa và tấn công các sân bay ở Berdyansk và Luhansk. Theo quân đội Ukraine, có 9 hoặc hơn 10 trực thăng Nga bị hư hại và một kho đạn bị phá hủy; tuy nhiên thông tin chưa được kiểm chứng.
Sân bay Berdyansk là sân bay quan trọng của các đơn vị trực thăng của Không quân Nga trên hướng mặt trận Zaporozhye và là nơi tiếp đón số lượng lớn các loại trực thăng vũ trang Mi-24, Ka-52 và trực thăng vận tải Mi-8.
Sau các cuộc tấn công vào sân bay Berdyansk và Lugansk, trong khi bên ngoài vẫn đang đồn đoán quân đội Ukraine sử dụng loại vũ khí nào, thì Nga đã đăng một số bức ảnh về các mảnh đầu đạn lên mạng xã hội, những bức ảnh này xác nhận đây là đầu đạn tên lửa chiến thuật M74 của tên lửa ATACMS.
Nga trước đây đã phản đối mạnh mẽ việc Mỹ cung cấp tên lửa đạn đạo chiến thuật cho quân đội Ukraine, đồng thời vạch ra “ranh giới đỏ” và đe dọa trả đũa quy mô lớn. Lần này quân đội Ukraine vượt qua “ranh giới đỏ”, sử dụng ATACMS tấn công; chưa biết phản ứng của Nga sẽ như thế nào?
Đánh giá từ những bức ảnh được bộ quốc phòng Nga công bố, tên lửa chiến thuật ATACMS Block I mà quân đội Ukraine sử dụng, thực chất vẫn là mẫu cũ. Loại tên lửa này đã được sử dụng từ 30 năm trước trong Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 và rõ ràng là Mỹ chỉ cung cấp vũ khí cũ cho Ukraine.
Đánh giá về số lượng và chất lượng vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trong năm qua, Mỹ chưa cung cấp những loại vũ khí, trang bị mới nhất và hiện đại nhất; tất cả đều là những vũ khí cũ, được đưa vào sử dụng từ nhiều năm trước. Một số vũ khí thậm chí đã bị hạ cấp và bị tháo dỡ một số thiết bị “nhạy cảm”.
Trên thực tế, đóng góp lớn nhất của Mỹ cho sự hỗ trợ quân sự của Ukraine là thông tin tình báo trinh sát và chiến trường theo thời gian thực, vốn rất quan trọng đối với các hoạt động chiến đấu của quân đội Ukraine.
ATACMS là tên viết tắt của Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân của Quân đội Mỹ, được phát triển trong Chiến tranh Lạnh vào những năm 1980. Ưu điểm của nó là độ chính xác cao, khả năng cơ động linh hoạt trên chiến trường, sử dụng nhiều loại đầu đạn và khó đánh chặn.
ATACMS là tên lửa đạn đạo, sử dụng nhiên liệu rắn một tầng; tên lửa có thân hình trụ thon với 4 cánh đuôi cố định ở phía sau, mũi tên lửa hình nón. Tên lửa có trọng lượng phóng 2 tấn, chiều dài 4 mét và đường kính tên lửa là 600 mm.
Tên lửa ATACMS sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và dẫn đường vệ tinh giai đoạn cuối. Từ năm 1990 đến năm 1997, Quân đội Mỹ đã mua tổng cộng 1.650 tên lửa ATACMS Block I.
Theo một số thông tin, đã có 32 quả được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 379 quả trong Chiến tranh Iraq năm 2003. Khoảng 1.200 đạn tên lửa ATACMS Block I còn lại được nâng cấp lên Block IA và 30 tên lửa được Mỹ hỗ trợ Ukraine lần này.
Quân đội Ukraine bắt đầu tiếp nhận tên lửa ATACMS của Mỹ từ cuối tháng 9; nhưng chỉ chưa đầy 20 ngày, họ đã đưa vào chiến đấu thực tế và đạt kết quả rất tốt. Điều này cho thấy quân đội Ukraine có khả năng làm chủ vũ khí trang bị hiện đại tương đối nhanh và hiệu quả.
Tên lửa ATACMS với tầm bắn 300 km này, có thể cho phép quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu sâu phía sau chiến tuyến của Nga như bán đảo Crimea. Điều quan trọng là tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất có thể được phóng từ bệ phóng pháo phản lực M270 hoặc HIMARS.
Trên thực tế, khả năng xuyên qua lá chắn tên lửa phòng không của tên lửa ATACMS không cao lắm. Đây là loại tên lửa đạn đạo điển hình, sử dụng quỹ đạo parabol tiêu chuẩn, đỉnh quỹ đạo có chiều cao từ 50 đến 65 km nên rất dễ bị radar phòng không phát hiện, từ đó để kích hoạt hệ thống chống tên lửa đánh chặn.
Khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của tên lửa ATACMS yếu hơn so với các tên lửa hành trình cận âm bay sát mặt đất như Storm Shadow. Tuy nhiên các hệ thống phòng không của Nga triển khai ở Berdyansk và Luhansk không làm được gì nhiều trong cuộc tấn công tên lửa của Ukraine và bị tổn thất nặng.
Điều tra nguyên nhân, một số nhà phân tích cho rằng, có thể quân đội Ukraine nhiều khả năng sẽ áp dụng phương thức tấn công chung bằng nhiều loại tên lửa, giúp nâng cao khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của Nga tại hai khu vực trên.
Ngoài việc phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, rất có thể quân đội Ukraine còn sử dụng bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) cũng do Mỹ cung cấp và thực hiện các cuộc tấn công tầm thấp theo lộ trình phức tạp.
Loại bom GLSDB được phóng từ mặt đất bằng bệ phóng HIMARS là loại vũ khí độc đáo gồm tên lửa + bom lượn; đây là một phương pháp tấn công đặc biệt cải tiến. Đặc điểm chính của nó là quỹ đạo linh hoạt và có thể thay đổi.
Thậm chí bom GLSDB có thể vòng quay lại và tấn công từ phía sau mục tiêu, gây bất ngờ cho đối thủ. Bom dẫn đường đường kính nhỏ GBU-39B nặng 113 kg, dài 1,8 mét và có độ chính xác trúng đích từ 1,5 đến 5 mét.
Bom GLSDB được lắp trực tiếp vào tên lửa, sau khi được phóng bằng bệ phóng HIMARS, nó bay được 50 km và tên lửa tách ra, sau đó bom GLSDB lướt gần 100 km với tốc độ cận âm và có thể bay với quỹ đạo phức tạp. Khi đến gần mục tiêu, tốc độ có thể giảm xuống để đánh trúng mục tiêu.