Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Philippines về việc bán tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã nêu chi tiết về việc Philippines chấp nhận thỏa thuận với giá 374 triệu USD. Đây là thương vụ quốc phòng lớn đầu tiên của Ấn Độ bán thiết bị được sản xuất trong nước.Mặc dù Ấn Độ có cơ sở sản xuất quốc phòng lớn trong nước cũng như tổ chức nghiên cứu quốc phòng lớn như Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), nhưng New Delhi đã không thành công trong việc thâm nhập thị trường quốc phòng toàn cầu với tư cách là nhà cung cấp.Có một sự thật đó là, ngành công nghiệp quốc phòng nội địa của Ấn Độ thậm chí không thể tự cung cấp lực lượng cho mình. Họ vẫn phụ thuộc nhiều vào vũ khí nhập khẩu và trong nhiều thập kỷ là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.Điều này bất chấp việc Ấn Độ đã chế tạo được máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên của châu Á vào những năm 1960 và bất chấp cam kết chính trị đối với việc nghiên cứu và phát triển quốc phòng trong nước từ những năm 1950.BrahMos được phát triển với sự hợp tác của Nga và dựa trên tên lửa hành trình P800 Onyx/Yakhont của Nga. Các phiên bản hiện tại có tầm bắn khoảng 500 km nhưng biến thể xuất khẩu của tên lửa có tầm bắn 290 km nhằm duy trì các hạn chế của Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR) là 300 km.Sau khi được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2004, tên lửa này đã được đưa vào biên chế của Ấn Độ bắt đầu từ năm 2007. Các phiên bản khác nhau của tên lửa đang được phục vụ trong Lục quân, Không quân và Hải quân Ấn Độ.Phiên bản đang được cung cấp cho Philippines là phiên bản dành cho hải quân và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết, “Trung đoàn Phòng thủ bờ biển của Thủy quân lục chiến Philippines sẽ là chủ nhân chính của khả năng phòng thủ chiến lược hiện đại này trong Lực lượng vũ trang Philippines”.Giải thích về thỏa thuận trên một bài đăng trên mạng xã hội, ông Lorenzana cho biết, Philippines đã ký kết Dự án mua sắm Tên lửa chống hạm cho Hải quân. Dự án bao gồm việc cung cấp ba hạng mục gồm đào tạo người vận hành và bảo trì cũng như gói Hỗ trợ hậu cần tích hợp (ILS) cần thiết.Ngoài lợi ích của Ấn Độ về xuất khẩu vũ khí, điều đáng chú ý là Ấn Độ đang cung cấp tên lửa cho Đông Nam Á, giúp mở rộng hỗ trợ an ninh cho một số quốc gia trong khu vực.Truyền thông Ấn Độ cho biết, nhiêu quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á đang bày tỏ sự quan tâm tới loại tên lửa mới này. Được biết, các cuộc thảo luận với Indonesia đang ở giai đoạn cuối.Không nên giảm thiểu các khía cạnh chiến lược của việc bán BrahMos và hỗ trợ của Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á. Tất nhiên, với lợi ích về mặt kinh tế là không thể phủ nhận, tuy nhiên bên cạnh vấn đề kinh tế, Ấn Độ còn có thể gia tăng "quyền lực mềm" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc xuất khẩu vũ khí.Điều này giúp Ấn Độ có thể mở rộng ảnh hưởng về nhiều mặt, trong số đó, quốc phòng là một lĩnh vực quan trọng nhưng rõ ràng là chưa đủ.
Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Philippines về việc bán tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã nêu chi tiết về việc Philippines chấp nhận thỏa thuận với giá 374 triệu USD. Đây là thương vụ quốc phòng lớn đầu tiên của Ấn Độ bán thiết bị được sản xuất trong nước.
Mặc dù Ấn Độ có cơ sở sản xuất quốc phòng lớn trong nước cũng như tổ chức nghiên cứu quốc phòng lớn như Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), nhưng New Delhi đã không thành công trong việc thâm nhập thị trường quốc phòng toàn cầu với tư cách là nhà cung cấp.
Có một sự thật đó là, ngành công nghiệp quốc phòng nội địa của Ấn Độ thậm chí không thể tự cung cấp lực lượng cho mình. Họ vẫn phụ thuộc nhiều vào vũ khí nhập khẩu và trong nhiều thập kỷ là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Điều này bất chấp việc Ấn Độ đã chế tạo được máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên của châu Á vào những năm 1960 và bất chấp cam kết chính trị đối với việc nghiên cứu và phát triển quốc phòng trong nước từ những năm 1950.
BrahMos được phát triển với sự hợp tác của Nga và dựa trên tên lửa hành trình P800 Onyx/Yakhont của Nga. Các phiên bản hiện tại có tầm bắn khoảng 500 km nhưng biến thể xuất khẩu của tên lửa có tầm bắn 290 km nhằm duy trì các hạn chế của Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR) là 300 km.
Sau khi được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2004, tên lửa này đã được đưa vào biên chế của Ấn Độ bắt đầu từ năm 2007. Các phiên bản khác nhau của tên lửa đang được phục vụ trong Lục quân, Không quân và Hải quân Ấn Độ.
Phiên bản đang được cung cấp cho Philippines là phiên bản dành cho hải quân và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết, “Trung đoàn Phòng thủ bờ biển của Thủy quân lục chiến Philippines sẽ là chủ nhân chính của khả năng phòng thủ chiến lược hiện đại này trong Lực lượng vũ trang Philippines”.
Giải thích về thỏa thuận trên một bài đăng trên mạng xã hội, ông Lorenzana cho biết, Philippines đã ký kết Dự án mua sắm Tên lửa chống hạm cho Hải quân. Dự án bao gồm việc cung cấp ba hạng mục gồm đào tạo người vận hành và bảo trì cũng như gói Hỗ trợ hậu cần tích hợp (ILS) cần thiết.
Ngoài lợi ích của Ấn Độ về xuất khẩu vũ khí, điều đáng chú ý là Ấn Độ đang cung cấp tên lửa cho Đông Nam Á, giúp mở rộng hỗ trợ an ninh cho một số quốc gia trong khu vực.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, nhiêu quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á đang bày tỏ sự quan tâm tới loại tên lửa mới này. Được biết, các cuộc thảo luận với Indonesia đang ở giai đoạn cuối.
Không nên giảm thiểu các khía cạnh chiến lược của việc bán BrahMos và hỗ trợ của Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á. Tất nhiên, với lợi ích về mặt kinh tế là không thể phủ nhận, tuy nhiên bên cạnh vấn đề kinh tế, Ấn Độ còn có thể gia tăng "quyền lực mềm" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc xuất khẩu vũ khí.
Điều này giúp Ấn Độ có thể mở rộng ảnh hưởng về nhiều mặt, trong số đó, quốc phòng là một lĩnh vực quan trọng nhưng rõ ràng là chưa đủ.