Tàu phá băng đầu tiên được chế tạo cho Hải quân Nga sau 40 năm trở lại gần đây Ilya Muromets thuộc Project 21180 vừa hoàn thành hải trình đâu tiên của mình tại vùng Biển Barents, cửa ngõ dẫn vào Bắc Cực. Sau hải trình này tàu phá băng Nga Ilya Muromets sẽ chính thức được biên chế cho Hạm đội Biển Bắc trong năm 2018. Nguồn ảnh: RT.Tàu phá băng Ilya Muromets là tàu đầu tiên cũng như cuối cùng được đóng theo Project 21180 tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg, con tàu phá băng nguyên tử đầu tiên được gia nhập biên chế Hải quân Nga trong suốt 40 năm qua. Nguồn ảnh: RT.Được đặt lườn bắt đầu đóng mới từ ngày 23/4/2015, tàu phá băng Ilya Muromets được hạ thủy từ ngày 10/6/2016. Tàu có độ giãn nước khoảng 6000 tấn và có chiều dài 85 mét. Nguồn ảnh: Verge.Được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân do Phần Lan sản xuất, tàu phá băng Ilya Muromets có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 15 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 28 km/h. Nguồn ảnh: Gettyimg.Ngoài công suất đẩy cực khỏe, phần mũi tàu cũng là điểm không thể thiếu, bổ xung cho khả năng phá băng của tàu phá băng hạt nhân này. Theo đó, phần mũi tàu của Ilya Muromets sử dụng công nghệ và có hình dáng thiết kế bí mật do Hải quân Nga thiết kế. Nguồn ảnh: Barent.Trong buổi lễ hạ thủy con tàu này, phần mũi tàu phá băng được bọc kín và chỉ được dỡ ra sau khi nó đã chìm xuống dưới nước để đảm bảo bí mật tuyệt đối. Nguồn ảnh: Gettyimg.Theo tính toán, thiết kế của tàu phá băng Ilya Muromets cho phép nó phá được những lớp băng dày tối đa tới 1,5 mét. Với những lớp băng dày khoảng 1 mét, tàu có thể di chuyển qua lại mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Nguồn ảnh: RT.Được thiết kế theo kiểu mới với nhiều trang thiết bị điện tử hiện đại với khả năng tự động hóa cao, tàu phá băng Ilya Muromets chỉ cần thủy thủ đoàn 32 người để vận hành con tàu khổng lồ này. Nguồn ảnh: Naval.Tính tới thời điểm hiện tại, công nghệ đóng tàu phá băng dùng động cơ hạt nhân của Nga vẫn là số thế giới, bỏ rất xa các nước còn lại kể cả Mỹ và châu Âu. Nguồn ảnh: TASS.Với sự xuất hiện của Ilya Muromets ít nhiều có thể thấy quyết tâm của Moscow trong việc duy trì sức mạnh và vị thế số một của nước này tại Bắc Cực cũng như tuyến đường phía bắc. Nga cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu hạm đội tàu phá băng hạt nhân. Nguồn ảnh: foto-i-mir.Với hạm đội "tàu chiến" đặc biệt này, Hải quân Nga hoàn toàn có thể triển khai bất cứ loại phương tiện quân sự nào đến vùng cực ở mọi thời điểm trong năm, điều mà ngay cả Mỹ không làm được. Do đó vị thế độc tôn của Nga ở Bắc Cực là điều không thể phủ nhận. Nguồn ảnh: russia-news.Bản thân tàu Ilya Muromets cũng thể hiện bộ mặt mới của Hải quân Nga trong quá trình hiện đại hóa, khi nó "nhỏ gọn" hơn nhiều các lớp tàu phá băng của Liên Xô trước đây. Và trong tương lai Nga hoàn toàn có thể đóng các tàu tương tự như Ilya Muromets. Nguồn ảnh: russia-news. Nhìn chung trong nhiều thập kỷ sắp tới hạm đội tàu phá băng nguyên tử của Nga sẽ đảm bảo cho nước này khả năng thống trị các vùng biển Bắc Cực. Và vấn đề Bắc Cực đối với Moscow luôn được đặt ở mức cao nhất. Nguồn ảnh: foto-i-mir Mời độc giả xem Video: Cận cảnh buổi lễ hạ thủy của tàu phá băng nguyên tử mới nhất trong lực lượng Hải quân Nga.
Tàu phá băng đầu tiên được chế tạo cho Hải quân Nga sau 40 năm trở lại gần đây Ilya Muromets thuộc Project 21180 vừa hoàn thành hải trình đâu tiên của mình tại vùng Biển Barents, cửa ngõ dẫn vào Bắc Cực. Sau hải trình này tàu phá băng Nga Ilya Muromets sẽ chính thức được biên chế cho Hạm đội Biển Bắc trong năm 2018. Nguồn ảnh: RT.
Tàu phá băng Ilya Muromets là tàu đầu tiên cũng như cuối cùng được đóng theo Project 21180 tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg, con tàu phá băng nguyên tử đầu tiên được gia nhập biên chế Hải quân Nga trong suốt 40 năm qua. Nguồn ảnh: RT.
Được đặt lườn bắt đầu đóng mới từ ngày 23/4/2015, tàu phá băng Ilya Muromets được hạ thủy từ ngày 10/6/2016. Tàu có độ giãn nước khoảng 6000 tấn và có chiều dài 85 mét. Nguồn ảnh: Verge.
Được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân do Phần Lan sản xuất, tàu phá băng Ilya Muromets có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 15 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 28 km/h. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Ngoài công suất đẩy cực khỏe, phần mũi tàu cũng là điểm không thể thiếu, bổ xung cho khả năng phá băng của tàu phá băng hạt nhân này. Theo đó, phần mũi tàu của Ilya Muromets sử dụng công nghệ và có hình dáng thiết kế bí mật do Hải quân Nga thiết kế. Nguồn ảnh: Barent.
Trong buổi lễ hạ thủy con tàu này, phần mũi tàu phá băng được bọc kín và chỉ được dỡ ra sau khi nó đã chìm xuống dưới nước để đảm bảo bí mật tuyệt đối. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Theo tính toán, thiết kế của tàu phá băng Ilya Muromets cho phép nó phá được những lớp băng dày tối đa tới 1,5 mét. Với những lớp băng dày khoảng 1 mét, tàu có thể di chuyển qua lại mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Nguồn ảnh: RT.
Được thiết kế theo kiểu mới với nhiều trang thiết bị điện tử hiện đại với khả năng tự động hóa cao, tàu phá băng Ilya Muromets chỉ cần thủy thủ đoàn 32 người để vận hành con tàu khổng lồ này. Nguồn ảnh: Naval.
Tính tới thời điểm hiện tại, công nghệ đóng tàu phá băng dùng động cơ hạt nhân của Nga vẫn là số thế giới, bỏ rất xa các nước còn lại kể cả Mỹ và châu Âu. Nguồn ảnh: TASS.
Với sự xuất hiện của Ilya Muromets ít nhiều có thể thấy quyết tâm của Moscow trong việc duy trì sức mạnh và vị thế số một của nước này tại Bắc Cực cũng như tuyến đường phía bắc. Nga cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu hạm đội tàu phá băng hạt nhân. Nguồn ảnh: foto-i-mir.
Với hạm đội "tàu chiến" đặc biệt này, Hải quân Nga hoàn toàn có thể triển khai bất cứ loại phương tiện quân sự nào đến vùng cực ở mọi thời điểm trong năm, điều mà ngay cả Mỹ không làm được. Do đó vị thế độc tôn của Nga ở Bắc Cực là điều không thể phủ nhận. Nguồn ảnh: russia-news.
Bản thân tàu Ilya Muromets cũng thể hiện bộ mặt mới của Hải quân Nga trong quá trình hiện đại hóa, khi nó "nhỏ gọn" hơn nhiều các lớp tàu phá băng của Liên Xô trước đây. Và trong tương lai Nga hoàn toàn có thể đóng các tàu tương tự như Ilya Muromets. Nguồn ảnh: russia-news.
Nhìn chung trong nhiều thập kỷ sắp tới hạm đội tàu phá băng nguyên tử của Nga sẽ đảm bảo cho nước này khả năng thống trị các vùng biển Bắc Cực. Và vấn đề Bắc Cực đối với Moscow luôn được đặt ở mức cao nhất. Nguồn ảnh: foto-i-mir
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh buổi lễ hạ thủy của tàu phá băng nguyên tử mới nhất trong lực lượng Hải quân Nga.