Nhà báo David Oliver trên tờ Armada International cho rằng, hạm đội tàu ngầm các đối thủ chính của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) gồm Nga và Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh đã khiến NATO phải suy nghĩ về những cách thức đối phó mới."Khả năng săn tìm tàu ngầm từ trên không, bằng cách sử dụng máy bay không người lái (UAV) đang được NATO chú ý đặc biệt".Đối với nhiệm vụ này, các UAV cất và hạ cánh thẳng đứng trên tàu rất phù hợp, tác giả của bài báo chỉ rõ. Máy bay không người lái đầu tiên như vậy (trực thăng không người lái chống tàu ngầm Gyrodyne QH-50) được tạo ra ở Mỹ vào cuối những năm 1950.Có tổng cộng hơn 500 chiếc máy bay không người lái như vậy đã được Hải quân Mỹ tiếp nhận, chúng từng được sử dụng trong thời kỳ thập niên 1960 - 1970.Sau 40 năm, Washington phát triển lại lĩnh vực này, khi tạo ra trực thăng không người lái trinh sát RQ-8A dựa trên máy bay lên thẳng dân sự Schweizer 333.Tuy nhiên hoạt động của nó không mấy thành công: một số UAV sửa đổi đã bị rơi. Sự cố đáng chú ý nhất xảy ra vào đẩu năm nay, khi một UAV đâm vào mạn tàu khu trục USS Charleston.Ông David Oliver cho biết: “Hải quân Mỹ đã chuyển trọng tâm sang một loại UAV trinh sát lớn hơn, đó là máy bay không người lái MQ-8C dựa trên trực thăng Bell 407"."Chiếc máy bay không người lái này cất cánh lần đầu vào tháng 12/2010, nhưng phải đến năm 2019, giới chức quân sự Mỹ mới thông báo rằng nó đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao".Theo thông tin hiện có, MQ-8C được thiết kế để thực hiện vai trò do thám và hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Tuy nhiên chức năng chính xác của nó vẫn chưa được xác định thực sự rõ ràng.Ngoài ra Hải quân Mỹ còn được trang bị máy bay không người lái do thám tầm cao MQ-4C Triton, phương tiện này chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2018.Ở châu Âu, Pháp được coi là bên tiên phong thực hiện sứ mệnh UAV không người lái trên biển. Vào tháng 12 năm ngoái, Hải quân Pháp đã tiếp nhận thêm 4 UAV Camcopter S-100 do công ty Schiebel của Áo phát triển với sự tham gia của nhà sản xuất Đức Diehl BGT Defense.Như nhà phân tích của cổng thông tin Armada International làm rõ, thỏa thuận được thực hiện sau khi Pháp tích hợp thành công Camcopter S-100 lên tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của mình.Chuyên gia David Oliver nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên ở châu Âu, một chiếc UAV hải quân được 'ngâm mình' trong hệ thống tác chiến của một tàu sân bay trực thăng".Ngoài ra Paris dự kiến sẽ nhận được một mẫu máy bay không người lái mới cho các hoạt động trên biển. Đây là trực thăng trinh sát không người lái triển khai trên tàu sân bay VSR700.Sản phẩm nói trên đang được Airbus phát triển cho Hải quân Pháp. Dự kiến việc giao hàng sẽ bắt đầu trong năm nay, và tổng cộng Paris sẽ nhận được khoảng 11 hệ thống UAV thế hệ mới.Một trong những đối thủ chính của Nga ở châu Âu là Ba Lan cũng đang quan tâm đến khả năng sử dụng máy bay không người lái cho nhiệm vụ hải quân, đặc biệt là săn tìm tàu ngầm.Nhà phân tích của cổng thông tin Armada International coi chương trình "Chim hải âu" của Warsaw là đáng chú ý. Hải quân Ba Lan muốn nhận được các máy bay không người lái tầm ngắn với khả năng giám sát bất cứ lúc nào trong ngày trên biển và bờ biển.Trong số các lựa chọn hứa hẹn nhất cho Ba Lan còn có UAV Skeldar V-200 của Thụy Điển và máy bay không người lái Camcopter S-100 của Áo - Đức, tác giả bài báo lưu ý.
Nhà báo David Oliver trên tờ Armada International cho rằng, hạm đội tàu ngầm các đối thủ chính của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) gồm Nga và Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh đã khiến NATO phải suy nghĩ về những cách thức đối phó mới.
"Khả năng săn tìm tàu ngầm từ trên không, bằng cách sử dụng máy bay không người lái (UAV) đang được NATO chú ý đặc biệt".
Đối với nhiệm vụ này, các UAV cất và hạ cánh thẳng đứng trên tàu rất phù hợp, tác giả của bài báo chỉ rõ. Máy bay không người lái đầu tiên như vậy (trực thăng không người lái chống tàu ngầm Gyrodyne QH-50) được tạo ra ở Mỹ vào cuối những năm 1950.
Có tổng cộng hơn 500 chiếc máy bay không người lái như vậy đã được Hải quân Mỹ tiếp nhận, chúng từng được sử dụng trong thời kỳ thập niên 1960 - 1970.
Sau 40 năm, Washington phát triển lại lĩnh vực này, khi tạo ra trực thăng không người lái trinh sát RQ-8A dựa trên máy bay lên thẳng dân sự Schweizer 333.
Tuy nhiên hoạt động của nó không mấy thành công: một số UAV sửa đổi đã bị rơi. Sự cố đáng chú ý nhất xảy ra vào đẩu năm nay, khi một UAV đâm vào mạn tàu khu trục USS Charleston.
Ông David Oliver cho biết: “Hải quân Mỹ đã chuyển trọng tâm sang một loại UAV trinh sát lớn hơn, đó là máy bay không người lái MQ-8C dựa trên trực thăng Bell 407".
"Chiếc máy bay không người lái này cất cánh lần đầu vào tháng 12/2010, nhưng phải đến năm 2019, giới chức quân sự Mỹ mới thông báo rằng nó đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao".
Theo thông tin hiện có, MQ-8C được thiết kế để thực hiện vai trò do thám và hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Tuy nhiên chức năng chính xác của nó vẫn chưa được xác định thực sự rõ ràng.
Ngoài ra Hải quân Mỹ còn được trang bị máy bay không người lái do thám tầm cao MQ-4C Triton, phương tiện này chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2018.
Ở châu Âu, Pháp được coi là bên tiên phong thực hiện sứ mệnh UAV không người lái trên biển. Vào tháng 12 năm ngoái, Hải quân Pháp đã tiếp nhận thêm 4 UAV Camcopter S-100 do công ty Schiebel của Áo phát triển với sự tham gia của nhà sản xuất Đức Diehl BGT Defense.
Như nhà phân tích của cổng thông tin Armada International làm rõ, thỏa thuận được thực hiện sau khi Pháp tích hợp thành công Camcopter S-100 lên tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của mình.
Chuyên gia David Oliver nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên ở châu Âu, một chiếc UAV hải quân được 'ngâm mình' trong hệ thống tác chiến của một tàu sân bay trực thăng".
Ngoài ra Paris dự kiến sẽ nhận được một mẫu máy bay không người lái mới cho các hoạt động trên biển. Đây là trực thăng trinh sát không người lái triển khai trên tàu sân bay VSR700.
Sản phẩm nói trên đang được Airbus phát triển cho Hải quân Pháp. Dự kiến việc giao hàng sẽ bắt đầu trong năm nay, và tổng cộng Paris sẽ nhận được khoảng 11 hệ thống UAV thế hệ mới.
Một trong những đối thủ chính của Nga ở châu Âu là Ba Lan cũng đang quan tâm đến khả năng sử dụng máy bay không người lái cho nhiệm vụ hải quân, đặc biệt là săn tìm tàu ngầm.
Nhà phân tích của cổng thông tin Armada International coi chương trình "Chim hải âu" của Warsaw là đáng chú ý. Hải quân Ba Lan muốn nhận được các máy bay không người lái tầm ngắn với khả năng giám sát bất cứ lúc nào trong ngày trên biển và bờ biển.
Trong số các lựa chọn hứa hẹn nhất cho Ba Lan còn có UAV Skeldar V-200 của Thụy Điển và máy bay không người lái Camcopter S-100 của Áo - Đức, tác giả bài báo lưu ý.