Theo báo cáo của Cơ quan Phòng vệ Đài loan mới được công bố, đảo Đài Loan xác nhận từng điều tàu ngầm Hải Long cùng các tàu tuần tra tới gần quần đảo Trường Sa trên biển Đông của Việt Nam.Giới chức Đài Loan không có công bố cụ thể nào về thời gian và nội dung các động thái này.Sự xuất hiện của tàu ngầm Đài Loan ở khu vực biển Đông, khiến nhiều quốc gia tỏ ra lo ngại, nhất là khi vùng biển này luôn là điểm nóng trong suốt thời gian vừa qua.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động diễn tập quân sự của Đài Loan ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, khẳng định đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.Hiện tại, trong biên chế của lực lượng phòng vệ trên biển của Đài Loan đang có 4 tàu ngầm. Tàu ngầm Hải Long là một trong số này.Trong 4 chiếc, có hai chiếc thuộc lớp tàu ngầm Hải Sư được chế tạo tại Mỹ, từ thời Thế chiến thứ II và là các tàu ngầm “già” nhất thuộc biên chế của Đài Loan và cũng là tàu ngầm cao tuổi nhất thế giới hiện nay..Các tàu ngầm còn lại chính là Hải Long và Hải Hổ, thuộc lớp tàu ngầm Chiến Long do Hà Lan chế tạo trong giai đoạn 1982-1986, hoạt động chính thức từ 1987-nay.Tàu ngầm Hải Long (SS-793) được thiết kế với kích thước 66.9x8.4m, với trải trọng giãn nước khiêm tốn, chỉ đạt hơn 2.600 tấn.Với tải trọng này, SS-793 chỉ có thể mang theo 28 quả ngư lôi làm vũ khí duy nhất, với 6 nền tảng phóng ngư lôi ống 533mm tiêu chuẩn.Hoặc cũng có thể mang theo tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon đã cũ kỹ, hiệu quả không tốt.Và vận tốc tối đa của Hải Long cũng chỉ đạt tới 20 hải lý/ giờ, với bộ động cơ được đánh giá là đã “già nua”.Có thể nói, với các đặc điểm không có gì nổi bật, cộng với việc tàu ngầm này đã "tuổi già, sức yếu", Hải Long quả thực đã "lạc hậu", không phải mối nguy lớn đối với các lực lượng hải quân hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo báo cáo của Cơ quan Phòng vệ Đài loan mới được công bố, đảo Đài Loan xác nhận từng điều tàu ngầm Hải Long cùng các tàu tuần tra tới gần quần đảo Trường Sa trên biển Đông của Việt Nam.
Giới chức Đài Loan không có công bố cụ thể nào về thời gian và nội dung các động thái này.
Sự xuất hiện của tàu ngầm Đài Loan ở khu vực biển Đông, khiến nhiều quốc gia tỏ ra lo ngại, nhất là khi vùng biển này luôn là điểm nóng trong suốt thời gian vừa qua.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động diễn tập quân sự của Đài Loan ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, khẳng định đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
Hiện tại, trong biên chế của lực lượng phòng vệ trên biển của Đài Loan đang có 4 tàu ngầm. Tàu ngầm Hải Long là một trong số này.
Trong 4 chiếc, có hai chiếc thuộc lớp tàu ngầm Hải Sư được chế tạo tại Mỹ, từ thời Thế chiến thứ II và là các tàu ngầm “già” nhất thuộc biên chế của Đài Loan và cũng là tàu ngầm cao tuổi nhất thế giới hiện nay..
Các tàu ngầm còn lại chính là Hải Long và Hải Hổ, thuộc lớp tàu ngầm Chiến Long do Hà Lan chế tạo trong giai đoạn 1982-1986, hoạt động chính thức từ 1987-nay.
Tàu ngầm Hải Long (SS-793) được thiết kế với kích thước 66.9x8.4m, với trải trọng giãn nước khiêm tốn, chỉ đạt hơn 2.600 tấn.
Với tải trọng này, SS-793 chỉ có thể mang theo 28 quả ngư lôi làm vũ khí duy nhất, với 6 nền tảng phóng ngư lôi ống 533mm tiêu chuẩn.
Hoặc cũng có thể mang theo tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon đã cũ kỹ, hiệu quả không tốt.
Và vận tốc tối đa của Hải Long cũng chỉ đạt tới 20 hải lý/ giờ, với bộ động cơ được đánh giá là đã “già nua”.
Có thể nói, với các đặc điểm không có gì nổi bật, cộng với việc tàu ngầm này đã "tuổi già, sức yếu", Hải Long quả thực đã "lạc hậu", không phải mối nguy lớn đối với các lực lượng hải quân hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.