Các đảo bồi đắp trái phép của Trung Quốc, trên khu vực Biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam, có một số giá trị quân sự; nhưng về cơ bản, lại rất dễ bị tổn thương và cực kỳ khó bảo vệ.Vậy các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, có vị trí chiến lược gì, đối với Trung Quốc; liệu chúng có thực sự là những căn cứ quân sự chiến lược cho Hải quân Trung Quốc? Câu trả lời là có, nhưng trong một cuộc xung đột thực tế, giá trị sẽ giảm đi nhanh chóng.Trung Quốc đã xây dựng trái phép nhiều căn cứ quân sự ở Biển Đông, chủ yếu ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ở Trường Sa, Trung Quốc đã xây dựng các sân bay ở các đảo Subi, Đá Vành Khăn và Chữ Thập, bố trí các trận địa tên lửa, đài radar và sân bay trực thăng.Tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự quan trọng tại đảo Phú Lâm, cũng như triển khai một số đài radar và sân bay trực thăng ở một số khu vực khác; đồng thời tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trong tương lai.Tại các đảo nhân tạo (Subi, Đá Vành Khăn, Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã thiết lập hạ tầng cần thiết, cho việc quản lý các máy bay quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu và tàu tuần tra cỡ lớn.Trên một số đảo hiện nay, Trung Quốc đã bố trí các hệ thống phòng không tầm xa HQ-9, có tầm bắn xa nhất đến 125 hải lý (khoảng 230km). Bắc Kinh quảng cáo rằng tên lửa phòng không này có có thể đe dọa hầu hết các máy bay, hoạt động trên toàn bộ khu vực Biển Đông.Nhưng một câu hỏi đặt ra là, những tên lửa phòng không trên, liệu có thể tồn tại trong một cuộc xung đột thực sự? Nếu những tên lửa phòng không bố trí trên đất liền, để đảm khả năng sống sót sau mỗi trận chiến đấu, thường phải cơ động liên tục. Nhưng trên các đảo nhân tạo này, không thể di chuyển được và chỉ thường bố trí một chỗ.Những hệ thống phòng không bố trí trên các đảo nhân tạo, cũng không có thể ẩn náu giữa các ngọn đồi, rừng và các lớp phủ tự nhiên khác. Không có lớp che phủ tự nhiên hiệu quả nào, trên các đảo mà Trung Quốc đã tạo ra; và ngay cả các công trình phòng thủ nhân tạo, có thể không tồn tại được, trước các cuộc tấn công liên hoàn.Hơn nữa, các bệ phóng tên lửa phòng không phụ thuộc nhiều vào một mạng lưới đảm bảo hậu cần và kỹ thuật vững chắc; đảm bảo bổ sung nhanh về đạn, sửa chữa hư hỏng, bổ sung về con người. Tuy nhiên những thứ đó trong tình huống xung đột, Trung Quốc không thể cung cấp đầy đủ cho những hòn đảo nhỏ như vậy.Bốn đảo lớn nhất mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, đều đã được xây dựng sân bay quân sự; các máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra, tác chiến điện tử và máy bay cảnh báo sớm tiên tiến của Trung Quốc, thường cất và hạ cánh tại đây.Việc sử dụng các sân bay trên các đảo này, mục đích giúp mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chiến lược A2/ AD của Trung Quốc, cho phép “cảnh giới từ xa”, truyền số liệu mục tiêu tới các bệ phóng tên lửa trên các tàu chiến lớn và ở Trung Quốc đại lục.Những máy bay quân sự của Trung Quốc, trên các đảo chiếm đóng trái phép, có nhiệm tuần tra trong khu vực, cũng như đe dọa các tàu chiến của các quốc gia khác hoạt động hợp pháp trên vùng biển này, bằng tên lửa hành trình chống hạm.Vậy những sân bay trên các đảo phi pháp của Trung Quốc, liệu có tồn tại trong các cuộc xung đột thực sự? Khi sân bay luôn là mục tiêu quân sự, cần vô hiệu hóa trong bất kỳ cuộc xung đột nào?Khả năng sẵn sàng chiến đấu của một sân bay, không chỉ phụ thuộc vào con người, máy bay và các thiết bị mặt đất; ngoài ra còn phụ thuộc vào sự sẵn có của vật liệu và thiết bị để thực hiện sửa chữa, sau những cuộc tấn công quy mô lớn. Những vật liệu như vậy, sẽ rất khó khăn ở một hòn đảo nhân tạo, có kích thước chỉ bằng vài sân bóng đá.Đối với các đảo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông, rõ ràng sẽ không đủ vững chắc, để tiếp tục hoạt động sau các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom. Thậm chí chỉ cần một quả bom đủ lớn, để lại một lỗ rộng vài chục mét vuông trên đường băng sân bay, cũng đủ để vô hiệu hóa tất cả lực lượng không quân trên đảo, do không thể cất cánh được.Mặc dù các đảo lớn như đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974, đều có hầm trú ẩn cho máy bay; nhưng liệu những hầm trú ẩn này, có thể tồn tại được trước một cuộc tấn công bằng các loại vũ khí xuyên phá hiện đại của ngày nay?Các hệ thống radar quân sự, mà Trung Quốc đã bố trí trên các đảo chiếm đóng trái phép, có nhiệm vụ phát hiện mục tiêu và dẫn đường chính xác cho máy bay chiến đấu, cũng như tên lửa phòng không, hiện được bố trí trên các đảo và tàu chiến của Trung Quốc, đang hoạt động trên vùng biển này cũng tỏ ra hết sức "mong manh".Cụ thể, những hệ thống radar này, rất dễ bị tấn công bằng các loại vũ khí như bom hoặc tên lửa phóng từ máy bay, tàu ngầm hoặc các loại phương tiện chiến đấu khác; hoặc bị “chế áp mềm” bởi các hệ thống tác chiến điện tử; thậm chí là các cuộc đột kích của biệt kích.Trong một cuộc xung đột, mạng lưới radar mà Trung Quốc thiết lập, có thể nhanh chóng bị tê liệt vì các lý do trên. Còn ở thời bình, thậm chí chỉ cần một cơn bão đủ lớn quét qua biển Đông, cũng có thể hạ gục" toàn bộ các hệ thống radar đắt tiền và cồng kềnh được Trung Quốc trang bị tại đây.Với vấn đề bảo đảm hậu cần cho các đảo, những đảo này phụ thuộc chủ yếu từ việc tiếp tế từ đất liền, hoặc đảo gần nhất là đảo Hải Nam. Hầu hết các đảo hiện Trung Quốc chiếm đóng, không thể có các kho dự trữ hậu cần lớn, hoặc đảm bảo an toàn cho các kho dự trữ đó, trong tình trạng chiến tranh hoặc bị phong tỏa dài ngày.Trong một cuộc xung đột xảy ra, nếu phong tỏa được các đường tiếp tế hậu cần, các lực lượng trên các đảo, mà Trung Quốc chiếm giữ, sẽ rất khó trụ vững. Hiện nay các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, đều có diện tích rất nhỏ; không đủ lớn để giữ bí mật những vật chất và thiết bị quân sự.Với công nghệ trinh sát vệ tinh và các máy bay thường xuyên tuần tiễu trên Biển Đông, các đối thủ như Mỹ sẽ có thể lập bản đồ tỉ mỉ, các cơ sở quân sự trên từng hòn đảo và có thể sẽ theo dõi các chuyến hàng thiết bị quân sự đến các đảo. Điều này sẽ làm cho các hòn đảo này, rất dễ bị tấn công từ tàu chiến, tàu ngầm và máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest. Mỹ chuyển giao tàu tuần tra cho Việt Nam để tăng cường giám sát, đảm bảo an ninh hàng hải, tự do đi lại trên khu vực biển Đông. Nguồn: USnavy.
Các đảo bồi đắp trái phép của Trung Quốc, trên khu vực Biển Đông, thuộc chủ quyền của Việt Nam, có một số giá trị quân sự; nhưng về cơ bản, lại rất dễ bị tổn thương và cực kỳ khó bảo vệ.
Vậy các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, có vị trí chiến lược gì, đối với Trung Quốc; liệu chúng có thực sự là những căn cứ quân sự chiến lược cho Hải quân Trung Quốc? Câu trả lời là có, nhưng trong một cuộc xung đột thực tế, giá trị sẽ giảm đi nhanh chóng.
Trung Quốc đã xây dựng trái phép nhiều căn cứ quân sự ở Biển Đông, chủ yếu ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ở Trường Sa, Trung Quốc đã xây dựng các sân bay ở các đảo Subi, Đá Vành Khăn và Chữ Thập, bố trí các trận địa tên lửa, đài radar và sân bay trực thăng.
Tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự quan trọng tại đảo Phú Lâm, cũng như triển khai một số đài radar và sân bay trực thăng ở một số khu vực khác; đồng thời tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trong tương lai.
Tại các đảo nhân tạo (Subi, Đá Vành Khăn, Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã thiết lập hạ tầng cần thiết, cho việc quản lý các máy bay quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu và tàu tuần tra cỡ lớn.
Trên một số đảo hiện nay, Trung Quốc đã bố trí các hệ thống phòng không tầm xa HQ-9, có tầm bắn xa nhất đến 125 hải lý (khoảng 230km). Bắc Kinh quảng cáo rằng tên lửa phòng không này có có thể đe dọa hầu hết các máy bay, hoạt động trên toàn bộ khu vực Biển Đông.
Nhưng một câu hỏi đặt ra là, những tên lửa phòng không trên, liệu có thể tồn tại trong một cuộc xung đột thực sự? Nếu những tên lửa phòng không bố trí trên đất liền, để đảm khả năng sống sót sau mỗi trận chiến đấu, thường phải cơ động liên tục. Nhưng trên các đảo nhân tạo này, không thể di chuyển được và chỉ thường bố trí một chỗ.
Những hệ thống phòng không bố trí trên các đảo nhân tạo, cũng không có thể ẩn náu giữa các ngọn đồi, rừng và các lớp phủ tự nhiên khác. Không có lớp che phủ tự nhiên hiệu quả nào, trên các đảo mà Trung Quốc đã tạo ra; và ngay cả các công trình phòng thủ nhân tạo, có thể không tồn tại được, trước các cuộc tấn công liên hoàn.
Hơn nữa, các bệ phóng tên lửa phòng không phụ thuộc nhiều vào một mạng lưới đảm bảo hậu cần và kỹ thuật vững chắc; đảm bảo bổ sung nhanh về đạn, sửa chữa hư hỏng, bổ sung về con người. Tuy nhiên những thứ đó trong tình huống xung đột, Trung Quốc không thể cung cấp đầy đủ cho những hòn đảo nhỏ như vậy.
Bốn đảo lớn nhất mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, đều đã được xây dựng sân bay quân sự; các máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra, tác chiến điện tử và máy bay cảnh báo sớm tiên tiến của Trung Quốc, thường cất và hạ cánh tại đây.
Việc sử dụng các sân bay trên các đảo này, mục đích giúp mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chiến lược A2/ AD của Trung Quốc, cho phép “cảnh giới từ xa”, truyền số liệu mục tiêu tới các bệ phóng tên lửa trên các tàu chiến lớn và ở Trung Quốc đại lục.
Những máy bay quân sự của Trung Quốc, trên các đảo chiếm đóng trái phép, có nhiệm tuần tra trong khu vực, cũng như đe dọa các tàu chiến của các quốc gia khác hoạt động hợp pháp trên vùng biển này, bằng tên lửa hành trình chống hạm.
Vậy những sân bay trên các đảo phi pháp của Trung Quốc, liệu có tồn tại trong các cuộc xung đột thực sự? Khi sân bay luôn là mục tiêu quân sự, cần vô hiệu hóa trong bất kỳ cuộc xung đột nào?
Khả năng sẵn sàng chiến đấu của một sân bay, không chỉ phụ thuộc vào con người, máy bay và các thiết bị mặt đất; ngoài ra còn phụ thuộc vào sự sẵn có của vật liệu và thiết bị để thực hiện sửa chữa, sau những cuộc tấn công quy mô lớn. Những vật liệu như vậy, sẽ rất khó khăn ở một hòn đảo nhân tạo, có kích thước chỉ bằng vài sân bóng đá.
Đối với các đảo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông, rõ ràng sẽ không đủ vững chắc, để tiếp tục hoạt động sau các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom. Thậm chí chỉ cần một quả bom đủ lớn, để lại một lỗ rộng vài chục mét vuông trên đường băng sân bay, cũng đủ để vô hiệu hóa tất cả lực lượng không quân trên đảo, do không thể cất cánh được.
Mặc dù các đảo lớn như đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974, đều có hầm trú ẩn cho máy bay; nhưng liệu những hầm trú ẩn này, có thể tồn tại được trước một cuộc tấn công bằng các loại vũ khí xuyên phá hiện đại của ngày nay?
Các hệ thống radar quân sự, mà Trung Quốc đã bố trí trên các đảo chiếm đóng trái phép, có nhiệm vụ phát hiện mục tiêu và dẫn đường chính xác cho máy bay chiến đấu, cũng như tên lửa phòng không, hiện được bố trí trên các đảo và tàu chiến của Trung Quốc, đang hoạt động trên vùng biển này cũng tỏ ra hết sức "mong manh".
Cụ thể, những hệ thống radar này, rất dễ bị tấn công bằng các loại vũ khí như bom hoặc tên lửa phóng từ máy bay, tàu ngầm hoặc các loại phương tiện chiến đấu khác; hoặc bị “chế áp mềm” bởi các hệ thống tác chiến điện tử; thậm chí là các cuộc đột kích của biệt kích.
Trong một cuộc xung đột, mạng lưới radar mà Trung Quốc thiết lập, có thể nhanh chóng bị tê liệt vì các lý do trên. Còn ở thời bình, thậm chí chỉ cần một cơn bão đủ lớn quét qua biển Đông, cũng có thể hạ gục" toàn bộ các hệ thống radar đắt tiền và cồng kềnh được Trung Quốc trang bị tại đây.
Với vấn đề bảo đảm hậu cần cho các đảo, những đảo này phụ thuộc chủ yếu từ việc tiếp tế từ đất liền, hoặc đảo gần nhất là đảo Hải Nam. Hầu hết các đảo hiện Trung Quốc chiếm đóng, không thể có các kho dự trữ hậu cần lớn, hoặc đảm bảo an toàn cho các kho dự trữ đó, trong tình trạng chiến tranh hoặc bị phong tỏa dài ngày.
Trong một cuộc xung đột xảy ra, nếu phong tỏa được các đường tiếp tế hậu cần, các lực lượng trên các đảo, mà Trung Quốc chiếm giữ, sẽ rất khó trụ vững. Hiện nay các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép trên Biển Đông, đều có diện tích rất nhỏ; không đủ lớn để giữ bí mật những vật chất và thiết bị quân sự.
Với công nghệ trinh sát vệ tinh và các máy bay thường xuyên tuần tiễu trên Biển Đông, các đối thủ như Mỹ sẽ có thể lập bản đồ tỉ mỉ, các cơ sở quân sự trên từng hòn đảo và có thể sẽ theo dõi các chuyến hàng thiết bị quân sự đến các đảo. Điều này sẽ làm cho các hòn đảo này, rất dễ bị tấn công từ tàu chiến, tàu ngầm và máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mỹ chuyển giao tàu tuần tra cho Việt Nam để tăng cường giám sát, đảm bảo an ninh hàng hải, tự do đi lại trên khu vực biển Đông. Nguồn: USnavy.