Tối 1/9, Đội tuyển xe tăng Việt Nam đã hoàn tất trận bán kết với Myanmar, kết quả chung cuộc Việt Nam hoàn thành 12 vòng thi trong thời gian 2 giờ 23 phút 16 giây (bắn 13/24 mục tiêu), Myanmar hoàn thành trong 2 giờ 18 phút 04 giây (bắn 9/24 mục tiêu). Kết quả này khiến không ít người dân yêu QĐND Việt Nam cảm thấy tiếc nuối khi chúng ta thua thời gian sát nút đội bạn.Dẫu vậy, nếu nhìn toàn diện cả cuộc thi từ khi còn ở giai đoạn chuẩn bị tới lúc này, có thể nói chúng ta có quyền vui và tự hào vì các chiến sĩ xe tăng Việt Nam đang làm quá tốt, vượt sự mong đợi. Bởi nếu so với thành tích thi bán kết của năm ngoái, chúng ta hoàn thành 12 vòng đua nhanh hơn nhiều.Đó là chưa kể, có lẽ nhiều người quên rằng, ở giai đoạn chuẩn bị trong nước, khác với các đội Myanmar hay Lào hay Tajikistan có xe tăng T-72 luyện tập trước, Đội tuyển xe tăng QĐND Việt Nam chỉ có thể luyện tập trên dòng xe tăng T-54B với khí tài kém hơn rất nhiều so với T-72B3. Thậm chí, nếu chỉ so với mẫu T-72 chưa nâng cấp lên chuẩn B3 thì T-54 đã không bằng.Bởi T-54 là một chiếc xe tăng ra đời từ giữa những năm 1950, trong khi T-72 ra đời vào cuối những năm 1970, trong khi phiên bản T-72B3 với nhiều sửa đổi được biên chế hàng loạt từ năm 2011. Như vậy, tính ra chúng ta đang luyện trên những chiếc T-54B (ra đời năm 1955) với công nghệ kém xa T-72B3 tới 56 năm.Có thể so sánh một cách ví von, nếu so T-54 với T-72 đời đầu thì chẳng khác nào “đang đi xe đạp lên ô tô”, nhưng nếu đem so T-54 với T-72B3 thì không khác nào “đang đi xe đạp lên máy bay”.Chúng khác xa nhau, dù cùng là một nhà sản xuất, một quốc gia thiết kế nhưng không có chút gì giống nhau. Nói như vậy để hiểu rằng việc làm chủ được T-72B3 chỉ trong 1 tuần là điều không khả thi!Ví dụ dễ nhận thấy nhất, kíp xe T-72B3 chỉ cần 3 người (trưởng xe, pháo thủ, lái xe), trong khi để vận hành T-54B cần 4 người (trưởng xe, 2 pháo thủ và lái xe).Rồi thì hệ thống lái của trên T-54B cũng nặng nề hơn T-72B3 nhiều. Hệ thống lái của xe tăng T-54, T-55 là hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí (nguyên bản xe từ 35-50kg). Để điều khiển xe, người lái phải mất nhiều sức lực, nhất là khi lái xe trên các địa hình phức tạp (đèo, dốc, cua,...).Đó là chưa tính đến động cơ hơn 500hp của T-54B chỉ cho phép xe đạt tốc độ tối đa 50km/h – tất nhiên là lý thuyết vì thực tế không phải lúc nào cũng đạt được. Cho nên nhiều đội tuyển xe tăng nước bạn đã không thể tin nổi khi các chiến sĩ Việt Nam lái T-72B3 đạt tốc độ trên 70km/h.Hỏa lực của T-54B cũng kém xa T-72B3, chúng không có nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống ổn định pháo thuộc hàng “sơ khai”. Và tất nhiên tầm bắn của pháo tăng cũng kém hơn nhiều so với pháo tăng T-72B3.Đó mới chỉ là một số khó khăn nho nhỏ của bộ đội ta khi tập trên T-54B và thi đấu trên T-72B3. Tuy nhiên, sau 4 trận vừa rồi, chúng ta đã thấy rõ điều ngược lại, tốc độ cao nhất của các kíp lái trong những vòng vừa qua là từ 68-70km/h.Trong trận bán kết đã qua, kíp lái Việt Nam 1 bắn trúng 7/8 mục tiêu phải bắn của 4 vòng đua, nhìn sang Myanmar – đội tuyển được luyện tập với T-72 tới “nát ghế” trong nước rồi sang Nga chỉ bắn 5/8 mục tiêu và phạm nhiều lỗi. Nếu như chúng ta không gặp sự cố kỹ thuật với xe ở vòng đua kíp 2 thì kết quả của Việt Nam có lẽ tốt hơn như thế.Như thế đã thấy rằng, vũ khí là một chuyện nhưng con người mới là quyết định. Xin chúc mừng đội tuyển xe tăng Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi này. Chúng ta có quyền hi vọng lớn vào vòng chung kết khi mà kết quả thi đấu của chúng ta rất tốt. Ảnh: Vietnam+
Video Bán kết Tank Biathlon 2020: Cuộc đua nghẹt thở Việt Nam Vs Myanmar - Nguồn VTC NOW
Tối 1/9, Đội tuyển xe tăng Việt Nam đã hoàn tất trận bán kết với Myanmar, kết quả chung cuộc Việt Nam hoàn thành 12 vòng thi trong thời gian 2 giờ 23 phút 16 giây (bắn 13/24 mục tiêu), Myanmar hoàn thành trong 2 giờ 18 phút 04 giây (bắn 9/24 mục tiêu). Kết quả này khiến không ít người dân yêu QĐND Việt Nam cảm thấy tiếc nuối khi chúng ta thua thời gian sát nút đội bạn.
Dẫu vậy, nếu nhìn toàn diện cả cuộc thi từ khi còn ở giai đoạn chuẩn bị tới lúc này, có thể nói chúng ta có quyền vui và tự hào vì các chiến sĩ xe tăng Việt Nam đang làm quá tốt, vượt sự mong đợi. Bởi nếu so với thành tích thi bán kết của năm ngoái, chúng ta hoàn thành 12 vòng đua nhanh hơn nhiều.
Đó là chưa kể, có lẽ nhiều người quên rằng, ở giai đoạn chuẩn bị trong nước, khác với các đội Myanmar hay Lào hay Tajikistan có xe tăng T-72 luyện tập trước, Đội tuyển xe tăng QĐND Việt Nam chỉ có thể luyện tập trên dòng xe tăng T-54B với khí tài kém hơn rất nhiều so với T-72B3. Thậm chí, nếu chỉ so với mẫu T-72 chưa nâng cấp lên chuẩn B3 thì T-54 đã không bằng.
Bởi T-54 là một chiếc xe tăng ra đời từ giữa những năm 1950, trong khi T-72 ra đời vào cuối những năm 1970, trong khi phiên bản T-72B3 với nhiều sửa đổi được biên chế hàng loạt từ năm 2011. Như vậy, tính ra chúng ta đang luyện trên những chiếc T-54B (ra đời năm 1955) với công nghệ kém xa T-72B3 tới 56 năm.
Có thể so sánh một cách ví von, nếu so T-54 với T-72 đời đầu thì chẳng khác nào “đang đi xe đạp lên ô tô”, nhưng nếu đem so T-54 với T-72B3 thì không khác nào “đang đi xe đạp lên máy bay”.
Chúng khác xa nhau, dù cùng là một nhà sản xuất, một quốc gia thiết kế nhưng không có chút gì giống nhau. Nói như vậy để hiểu rằng việc làm chủ được T-72B3 chỉ trong 1 tuần là điều không khả thi!
Ví dụ dễ nhận thấy nhất, kíp xe T-72B3 chỉ cần 3 người (trưởng xe, pháo thủ, lái xe), trong khi để vận hành T-54B cần 4 người (trưởng xe, 2 pháo thủ và lái xe).
Rồi thì hệ thống lái của trên T-54B cũng nặng nề hơn T-72B3 nhiều. Hệ thống lái của xe tăng T-54, T-55 là hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí (nguyên bản xe từ 35-50kg). Để điều khiển xe, người lái phải mất nhiều sức lực, nhất là khi lái xe trên các địa hình phức tạp (đèo, dốc, cua,...).
Đó là chưa tính đến động cơ hơn 500hp của T-54B chỉ cho phép xe đạt tốc độ tối đa 50km/h – tất nhiên là lý thuyết vì thực tế không phải lúc nào cũng đạt được. Cho nên nhiều đội tuyển xe tăng nước bạn đã không thể tin nổi khi các chiến sĩ Việt Nam lái T-72B3 đạt tốc độ trên 70km/h.
Hỏa lực của T-54B cũng kém xa T-72B3, chúng không có nạp đạn tự động, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống ổn định pháo thuộc hàng “sơ khai”. Và tất nhiên tầm bắn của pháo tăng cũng kém hơn nhiều so với pháo tăng T-72B3.
Đó mới chỉ là một số khó khăn nho nhỏ của bộ đội ta khi tập trên T-54B và thi đấu trên T-72B3. Tuy nhiên, sau 4 trận vừa rồi, chúng ta đã thấy rõ điều ngược lại, tốc độ cao nhất của các kíp lái trong những vòng vừa qua là từ 68-70km/h.
Trong trận bán kết đã qua, kíp lái Việt Nam 1 bắn trúng 7/8 mục tiêu phải bắn của 4 vòng đua, nhìn sang Myanmar – đội tuyển được luyện tập với T-72 tới “nát ghế” trong nước rồi sang Nga chỉ bắn 5/8 mục tiêu và phạm nhiều lỗi. Nếu như chúng ta không gặp sự cố kỹ thuật với xe ở vòng đua kíp 2 thì kết quả của Việt Nam có lẽ tốt hơn như thế.
Như thế đã thấy rằng, vũ khí là một chuyện nhưng con người mới là quyết định. Xin chúc mừng đội tuyển xe tăng Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi này. Chúng ta có quyền hi vọng lớn vào vòng chung kết khi mà kết quả thi đấu của chúng ta rất tốt. Ảnh: Vietnam+
Video Bán kết Tank Biathlon 2020: Cuộc đua nghẹt thở Việt Nam Vs Myanmar - Nguồn VTC NOW