Tạp chí Military Watch dẫn thông tin từ kênh Telegram ERADAR, trang có duy trì liên kết chặt chẽ với Quân đội Ukraine cho biết, Không quân Nga đã triển khai phi đội máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, để liên tục tấn công các vị trí của Ukraine ở khu vực Luhansk.Mặc dù tính xác thực của các thông tin hiện vẫn chưa chắc chắn, khi ERADAR nhấn mạnh những khó khăn trong cuộc chiến chống lại không quân Nga, cũng như mối đe dọa từ sức mạnh không quân Nga gây ra, để tạo thành dư luận; nhằm nhanh chóng thúc đẩy việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 từ các nước phương Tây cho Ukraine.Tuy nhiên, việc triển khai máy bay Su- 57 cho các hoạt động như vậy đã được thông tin rộng rãi kể từ những tuần đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine từ tháng 2/2022, với việc nhiều máy bay chiến đấu của Ukraine bị bắn hạ một cách “bí hiểm”, cũng như các mục tiêu mặt đất bị phá hủy từ các vũ khí được phóng từ trên không, mà không rõ nguồn gốc, đã tăng đáng kể.Theo phán đoán của tình báo phương Tây, nhiệm vụ của phi đội Su-57 duy nhất của Nga hiện nay bao gồm tham gia các cuộc tấn công mặt đất, đánh chặn phòng không và chế áp điện tử. Thậm chí, các trận không chiến còn vượt ra ngoài phạm vi tầm nhìn ở cự ly rất xa.Một thông tin đáng chú ý vào tháng 1/2023 của Bộ Quốc phòng Anh xác nhận rằng, chiến đấu cơ Su-57 đang “phóng tên lửa không đối đất hoặc không đối không tầm xa vào các mục tiêu ở Ukraine” và đã làm như vậy “ít nhất là từ tháng 6/2022”.Hãng tin The Conversation của Anh vào giữa tháng 2 đã đưa tin, “Máy bay chiến đấu MiG-31 và Su-57 của Nga, bay ở trong không phận an toàn của Nga, sử dụng tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M, để tấn công máy bay Ukraina ở cự ly cách hơn 200 km”.Như vậy, chính phương Tây cũng phải thừa nhận vai trò và sức mạnh không quân Nga đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó lực lượng phòng không Ukraine ngày càng phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng, khi các hệ thống tên lửa phòng không từ thời Liên Xô của Ukraine, đã hết đạn tên lửa sau hơn 18 tháng chiến đấu. Các hoạt động chiến đấu ở Ukraine, đã giúp Không quân Nga trở thành lực lượng duy nhất trên thế giới có kinh nghiệm sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong chiến đấu cường độ cao. Trước đó, F-22 và F-35 của Mỹ chỉ được sử dụng để tấn công các mục tiêu không được phòng thủ.Ngoài ra, số máy bay chiến đấu tàng hình F-35I có trong biên chế Không quân Israel đã tham gia các cuộc không chiến tầm ngắn, đánh chặn UAV hoặc tên lửa hành trình. J-20 của Trung Quốc chưa bao giờ được tham chiến, do nước này không tham gia vào các hoạt động tác chiến ở nước ngoài.Như vậy Su-57 là loại chiến đấu cơ tàng hình duy nhất hiện nay, được triển khai trong một cuộc chiến tổng lực, với một quốc gia có hệ thống phòng không tiên tiến và phi đội máy bay chiến đấu tương đối có năng lực như Ukraine. Điều này sẽ giúp Nga tiếp tục hoàn thiện Su-57 cũng như chiến thuật cho phi đội máy bay chiến đấu tàng hình. Hiện phi đội Su-57 của Không quân Nga còn ít, thực tế vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm để hoàn thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu, nên Su-57 chưa được triển khai cho các hoạt động có rủi ro cao như bay bảo vệ trên không, ném bom mục tiêu. Hiện nhiệm vụ này chủ yếu giành cho số Su-35 và Su-34.Ban đầu chỉ có 10 chiếc Su-57 được đưa vào sử dụng vào đầu năm 2022, sản lượng Su-57 được cho là đã tăng gấp đôi vào năm 2023, nghĩa là Không quân Nga có thêm 12 chiếc Su-57 được giao trong năm nay; nâng quy mô phi đội Su-57 lên 22 chiếc.Số máy bay chiến đấu Su-57 này của Nga dự kiến sẽ bắt đầu hình thành xương sống của “Phi đội máy bay chiến đấu chiến thuật” của Không quân Nga vào những năm 2030, thay thế số máy bay chiến đấu MiG-29 và các biến thể khác nhau của Su-27.Thậm chí, Su-57 cũng được dự đoán là sẽ thay thế máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 và máy bay ném bom chiến lược – chiến thuật Tu-22M, do Su-57 có thể đảm nhiệm nhiệm vụ của hai loại máy bay này. Đồng thời nhằm tiết kiệm chi phí, khi Nga không phải sử dụng quá nhiều loại máy bay chiến đấu.Minh chứng cho việc điều này là việc tích hợp tên lửa hành trình và không đối không tầm xa mới, thường chỉ được trang bị trên các máy bay đánh chặn hoặc máy bay ném bom, là chìa khóa giúp Su-57 đảm nhận các vai trò vượt xa các máy bay chiến đấu tiêu chuẩn.Vào ngày 1/11 vừa qua, hãng tin Nga Sputnik cho biết, Su-57 đã được trang bị tên lửa hành trình tầm xa (LRCM) hiện đại gắn trong thân máy bay. Tên lửa mới LRCM mới có kích thước nhỏ hơn so với các tên lửa đã được trang bị cho Su-57, nhưng tầm bắn tương đương với các loại tên lửa được sử dụng trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160.Các lớp tên lửa mới được Nga phát triển, sẽ giúp Su-57 tấn công các mục tiêu là các vật thể bay cũng như và các mục tiêu mặt đất ở cự ky xa hơn những loại tên lửa, mà các đối thủ nước ngoài có thể làm được; Military Watch viết.Máy bay chiến đấu đa năng tàng hình Su-57, do công ty Sukhoi phát triển, được thiết kế để tiêu diệt mọi loại mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên mặt nước. Su-57 có lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến tiên tiến và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Với động cơ mới Izdeliye 30, Su-57 có thể bay tốc độ siêu âm hành trình mà không cần bật chế độ đốt sau; tốc độ tối đa của máy bay tới 2.400 km/h, trần bay 20 km. Tải trọng vũ khí tối đa lên tới khoảng 14 - 16 tấn, được chứa ở các khoang bên trong thân máy bay và các mấu treo bên ngoài cánh và thân máy bay.
Tạp chí Military Watch dẫn thông tin từ kênh Telegram ERADAR, trang có duy trì liên kết chặt chẽ với Quân đội Ukraine cho biết, Không quân Nga đã triển khai phi đội máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, để liên tục tấn công các vị trí của Ukraine ở khu vực Luhansk.
Mặc dù tính xác thực của các thông tin hiện vẫn chưa chắc chắn, khi ERADAR nhấn mạnh những khó khăn trong cuộc chiến chống lại không quân Nga, cũng như mối đe dọa từ sức mạnh không quân Nga gây ra, để tạo thành dư luận; nhằm nhanh chóng thúc đẩy việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 từ các nước phương Tây cho Ukraine.
Tuy nhiên, việc triển khai máy bay Su- 57 cho các hoạt động như vậy đã được thông tin rộng rãi kể từ những tuần đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine từ tháng 2/2022, với việc nhiều máy bay chiến đấu của Ukraine bị bắn hạ một cách “bí hiểm”, cũng như các mục tiêu mặt đất bị phá hủy từ các vũ khí được phóng từ trên không, mà không rõ nguồn gốc, đã tăng đáng kể.
Theo phán đoán của tình báo phương Tây, nhiệm vụ của phi đội Su-57 duy nhất của Nga hiện nay bao gồm tham gia các cuộc tấn công mặt đất, đánh chặn phòng không và chế áp điện tử. Thậm chí, các trận không chiến còn vượt ra ngoài phạm vi tầm nhìn ở cự ly rất xa.
Một thông tin đáng chú ý vào tháng 1/2023 của Bộ Quốc phòng Anh xác nhận rằng, chiến đấu cơ Su-57 đang “phóng tên lửa không đối đất hoặc không đối không tầm xa vào các mục tiêu ở Ukraine” và đã làm như vậy “ít nhất là từ tháng 6/2022”.
Hãng tin The Conversation của Anh vào giữa tháng 2 đã đưa tin, “Máy bay chiến đấu MiG-31 và Su-57 của Nga, bay ở trong không phận an toàn của Nga, sử dụng tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M, để tấn công máy bay Ukraina ở cự ly cách hơn 200 km”.
Như vậy, chính phương Tây cũng phải thừa nhận vai trò và sức mạnh không quân Nga đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó lực lượng phòng không Ukraine ngày càng phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng, khi các hệ thống tên lửa phòng không từ thời Liên Xô của Ukraine, đã hết đạn tên lửa sau hơn 18 tháng chiến đấu.
Các hoạt động chiến đấu ở Ukraine, đã giúp Không quân Nga trở thành lực lượng duy nhất trên thế giới có kinh nghiệm sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong chiến đấu cường độ cao. Trước đó, F-22 và F-35 của Mỹ chỉ được sử dụng để tấn công các mục tiêu không được phòng thủ.
Ngoài ra, số máy bay chiến đấu tàng hình F-35I có trong biên chế Không quân Israel đã tham gia các cuộc không chiến tầm ngắn, đánh chặn UAV hoặc tên lửa hành trình. J-20 của Trung Quốc chưa bao giờ được tham chiến, do nước này không tham gia vào các hoạt động tác chiến ở nước ngoài.
Như vậy Su-57 là loại chiến đấu cơ tàng hình duy nhất hiện nay, được triển khai trong một cuộc chiến tổng lực, với một quốc gia có hệ thống phòng không tiên tiến và phi đội máy bay chiến đấu tương đối có năng lực như Ukraine. Điều này sẽ giúp Nga tiếp tục hoàn thiện Su-57 cũng như chiến thuật cho phi đội máy bay chiến đấu tàng hình.
Hiện phi đội Su-57 của Không quân Nga còn ít, thực tế vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm để hoàn thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu, nên Su-57 chưa được triển khai cho các hoạt động có rủi ro cao như bay bảo vệ trên không, ném bom mục tiêu. Hiện nhiệm vụ này chủ yếu giành cho số Su-35 và Su-34.
Ban đầu chỉ có 10 chiếc Su-57 được đưa vào sử dụng vào đầu năm 2022, sản lượng Su-57 được cho là đã tăng gấp đôi vào năm 2023, nghĩa là Không quân Nga có thêm 12 chiếc Su-57 được giao trong năm nay; nâng quy mô phi đội Su-57 lên 22 chiếc.
Số máy bay chiến đấu Su-57 này của Nga dự kiến sẽ bắt đầu hình thành xương sống của “Phi đội máy bay chiến đấu chiến thuật” của Không quân Nga vào những năm 2030, thay thế số máy bay chiến đấu MiG-29 và các biến thể khác nhau của Su-27.
Thậm chí, Su-57 cũng được dự đoán là sẽ thay thế máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 và máy bay ném bom chiến lược – chiến thuật Tu-22M, do Su-57 có thể đảm nhiệm nhiệm vụ của hai loại máy bay này. Đồng thời nhằm tiết kiệm chi phí, khi Nga không phải sử dụng quá nhiều loại máy bay chiến đấu.
Minh chứng cho việc điều này là việc tích hợp tên lửa hành trình và không đối không tầm xa mới, thường chỉ được trang bị trên các máy bay đánh chặn hoặc máy bay ném bom, là chìa khóa giúp Su-57 đảm nhận các vai trò vượt xa các máy bay chiến đấu tiêu chuẩn.
Vào ngày 1/11 vừa qua, hãng tin Nga Sputnik cho biết, Su-57 đã được trang bị tên lửa hành trình tầm xa (LRCM) hiện đại gắn trong thân máy bay. Tên lửa mới LRCM mới có kích thước nhỏ hơn so với các tên lửa đã được trang bị cho Su-57, nhưng tầm bắn tương đương với các loại tên lửa được sử dụng trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160.
Các lớp tên lửa mới được Nga phát triển, sẽ giúp Su-57 tấn công các mục tiêu là các vật thể bay cũng như và các mục tiêu mặt đất ở cự ky xa hơn những loại tên lửa, mà các đối thủ nước ngoài có thể làm được; Military Watch viết.
Máy bay chiến đấu đa năng tàng hình Su-57, do công ty Sukhoi phát triển, được thiết kế để tiêu diệt mọi loại mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên mặt nước. Su-57 có lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến tiên tiến và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.
Với động cơ mới Izdeliye 30, Su-57 có thể bay tốc độ siêu âm hành trình mà không cần bật chế độ đốt sau; tốc độ tối đa của máy bay tới 2.400 km/h, trần bay 20 km. Tải trọng vũ khí tối đa lên tới khoảng 14 - 16 tấn, được chứa ở các khoang bên trong thân máy bay và các mấu treo bên ngoài cánh và thân máy bay.