Nhà Trắng đang xây dựng một chiến lược mới để viện trợ cho Ukraine, nhằm tăng nhanh sức mạnh quân sự của Ukraine. Theo thông tin được các quan chức Mỹ tiết lộ, cố vấn an ninh Nhà Trắng Sullivan đã hứa với người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Yermak, rằng, Mỹ sẽ cố gắng cung cấp hàng nghìn tên lửa cho Ukraine vào giữa tháng 1, cũng như một trăm nghìn quả đạn pháo và hàng trăm xe bọc thép.Những số liệu đáng kinh ngạc này, chắc chắn sẽ làm tăng sức mạnh của Quân đội Ukraine trong ngắn hạn. Đây cũng là bước chạy “nước rút cuối cùng” mà Mỹ đang cố gắng thực hiện, trước khi ông Donal Trump trở lại Nhà Trắng, với mục đích giúp Kiev lội ngược dòng.Sau gần 3 năm xung đột với Nga, Ukraine hiện đang ở giai đoạn khó khăn nhất và Tổng thống Zelensky thậm chí đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng đàm phán, thậm chí có thể cân nhắc việc nhượng bộ. Tuy nhiên, gói viện trợ “đúng thời điểm” này của Mỹ chắc chắn sẽ giúp Ukraine đang gặp khó khăn tiếp tục “chiến đấu đến cùng”.Đặc biệt khi xét tới việc Mỹ sẽ viện trợ cho Quân đội Ukraine hàng nghìn tên lửa, điều này sẽ khiến Nga phải đối mặt với thử thách rất lớn. Nhà Trắng trước đó đã dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép Quân đội Ukraine trực tiếp sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) của Mỹ để tấn công Nga. Ngay sau khi nhận được tín hiệu đồng ý từ Washington, Quân đội Ukraine liên tục phóng tên lửa ATACMS để tấn công các mục tiêu ở Nga. Tầm bắn của tên lửa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine có thể đạt tới 300km, đủ để tấn công các mục tiêu ở sâu phía sau của Nga.Ngoài ra, Ukraine có thể đang tìm cách mua các hệ thống tên lửa tầm xa khác từ Mỹ, trong đó có tên lửa hành trình Tomahawk, thường được Quân đội Mỹ sử dụng. Đây là loại vũ khí có tầm bắn hơn 2.000km, nên về mặt lý thuyết, nó không chỉ bao phủ thủ đô Moscow, mà còn có thể chạm tới dãy núi Ural.Ngoài ra, máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Ukraine cũng có thể được trang bị tên lửa do Mỹ sản xuất. Nếu có được hệ thống tên lửa tầm xa JASSM của Quân đội Mỹ, F-16 có thể đe dọa Moscow chừng nào nó còn ở Ukraine, bởi tầm bắn của nó của JASSM là gần 1.000km.Vì vậy, thông tin về hàng nghìn tên lửa do Mỹ cung cấp cho Ukraine chắc chắn sẽ rất đáng được Moscow “quan tâm đặc biệt”. Ngoài tên lửa, hàng trăm nghìn quả đạn pháo cũng đủ giúp Quân đội Ukraine chiến đấu trong một thời gian.Còn đối với Nga, tháng 1 sắp tới có thể là một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến với Ukraine; trước khi ông Donal Trump gây áp lực buộc Kiev phải đàm phán, có thể sẽ xảy ra một trận chiến thực sự khó khăn giữa Nga và Ukraine. Không chỉ có Mỹ, mà Bộ Quốc phòng Pháp đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng, nhằm bổ sung và mở rộng kho dự trữ tên lửa của mình, như một phần trong chiến lược dài hạn nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của nước này. Đồng thời có thêm vũ khí tấn công tầm xa viện trợ cho Ukraine.Bộ Tổng tham mưu Quân đội Pháp thông báo, do tăng cường năng lực sản xuất, số tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP-EG sẽ bắt đầu được Pháp khôi phục sản xuất trong năm nay và vào năm 2025. Với việc giao hàng bắt đầu, có thể bù đắp cho số tên lửa SCALP-EG mà Pháp đã chuyển giao cho Ukraine.Bộ Quốc phòng Pháp đã phân bổ tổng cộng 2 tỷ euro ngân sách quốc phòng năm 2025 từ tổng ngân sách 16 tỷ euro dành cho việc bổ sung trữ lượng trong giai đoạn 2024 - 2030 để mua tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP-EG, hệ thống phòng thủ tên lửa Aster và tên lửa không đối không MICA. Vào tháng 7/2023, Pháp bắt đầu chuyển giao tên lửa SCALP cho Ukraine, để Quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu ở sâu phía sau chiến tuyến. Trong đợt giao hàng đầu tiên có khoảng 40 tên lửa, những đợt giao hàng tiếp theo khoảng 10 tên lửa trong mỗi đợt. Tổng số SCALP được chuyển đến Ukraine vẫn chưa được tiết lộ. SCALP/Storm Shadow là tên lửa hành trình phóng từ trên không của Pháp và Anh hợp tác phát triển và sản xuất, được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Tên lửa có tầm bắn tối đa 550km và sử dụng phương pháp dẫn đường hỗn hợp GPS, INS, TERPROM (dẫn đường bằng bản đồ địa hình kỹ thuật số) và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại (IR) giai đoạn cuối. Tên lửa Storm Shadow/SCALP-EG được trang bị đầu đạn nổ mạnh BROACH nặng 450kg, được thiết kế để tối ưu hóa trong việc phá hủy các công trình kiên cố. Tên lửa thường được sử dụng tấn công các mục tiêu chiến lược như sở chỉ huy, căn cứ không quân và cơ sở hạ tầng quan trọng. (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Ukrinform).
Nhà Trắng đang xây dựng một chiến lược mới để viện trợ cho Ukraine, nhằm tăng nhanh sức mạnh quân sự của Ukraine. Theo thông tin được các quan chức Mỹ tiết lộ, cố vấn an ninh Nhà Trắng Sullivan đã hứa với người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Yermak, rằng, Mỹ sẽ cố gắng cung cấp hàng nghìn tên lửa cho Ukraine vào giữa tháng 1, cũng như một trăm nghìn quả đạn pháo và hàng trăm xe bọc thép.
Những số liệu đáng kinh ngạc này, chắc chắn sẽ làm tăng sức mạnh của Quân đội Ukraine trong ngắn hạn. Đây cũng là bước chạy “nước rút cuối cùng” mà Mỹ đang cố gắng thực hiện, trước khi ông Donal Trump trở lại Nhà Trắng, với mục đích giúp Kiev lội ngược dòng.
Sau gần 3 năm xung đột với Nga, Ukraine hiện đang ở giai đoạn khó khăn nhất và Tổng thống Zelensky thậm chí đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng đàm phán, thậm chí có thể cân nhắc việc nhượng bộ. Tuy nhiên, gói viện trợ “đúng thời điểm” này của Mỹ chắc chắn sẽ giúp Ukraine đang gặp khó khăn tiếp tục “chiến đấu đến cùng”.
Đặc biệt khi xét tới việc Mỹ sẽ viện trợ cho Quân đội Ukraine hàng nghìn tên lửa, điều này sẽ khiến Nga phải đối mặt với thử thách rất lớn. Nhà Trắng trước đó đã dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép Quân đội Ukraine trực tiếp sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) của Mỹ để tấn công Nga.
Ngay sau khi nhận được tín hiệu đồng ý từ Washington, Quân đội Ukraine liên tục phóng tên lửa ATACMS để tấn công các mục tiêu ở Nga. Tầm bắn của tên lửa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine có thể đạt tới 300km, đủ để tấn công các mục tiêu ở sâu phía sau của Nga.
Ngoài ra, Ukraine có thể đang tìm cách mua các hệ thống tên lửa tầm xa khác từ Mỹ, trong đó có tên lửa hành trình Tomahawk, thường được Quân đội Mỹ sử dụng. Đây là loại vũ khí có tầm bắn hơn 2.000km, nên về mặt lý thuyết, nó không chỉ bao phủ thủ đô Moscow, mà còn có thể chạm tới dãy núi Ural.
Ngoài ra, máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Ukraine cũng có thể được trang bị tên lửa do Mỹ sản xuất. Nếu có được hệ thống tên lửa tầm xa JASSM của Quân đội Mỹ, F-16 có thể đe dọa Moscow chừng nào nó còn ở Ukraine, bởi tầm bắn của nó của JASSM là gần 1.000km.
Vì vậy, thông tin về hàng nghìn tên lửa do Mỹ cung cấp cho Ukraine chắc chắn sẽ rất đáng được Moscow “quan tâm đặc biệt”. Ngoài tên lửa, hàng trăm nghìn quả đạn pháo cũng đủ giúp Quân đội Ukraine chiến đấu trong một thời gian.
Còn đối với Nga, tháng 1 sắp tới có thể là một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến với Ukraine; trước khi ông Donal Trump gây áp lực buộc Kiev phải đàm phán, có thể sẽ xảy ra một trận chiến thực sự khó khăn giữa Nga và Ukraine.
Không chỉ có Mỹ, mà Bộ Quốc phòng Pháp đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng, nhằm bổ sung và mở rộng kho dự trữ tên lửa của mình, như một phần trong chiến lược dài hạn nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của nước này. Đồng thời có thêm vũ khí tấn công tầm xa viện trợ cho Ukraine.
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Pháp thông báo, do tăng cường năng lực sản xuất, số tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP-EG sẽ bắt đầu được Pháp khôi phục sản xuất trong năm nay và vào năm 2025. Với việc giao hàng bắt đầu, có thể bù đắp cho số tên lửa SCALP-EG mà Pháp đã chuyển giao cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Pháp đã phân bổ tổng cộng 2 tỷ euro ngân sách quốc phòng năm 2025 từ tổng ngân sách 16 tỷ euro dành cho việc bổ sung trữ lượng trong giai đoạn 2024 - 2030 để mua tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP-EG, hệ thống phòng thủ tên lửa Aster và tên lửa không đối không MICA.
Vào tháng 7/2023, Pháp bắt đầu chuyển giao tên lửa SCALP cho Ukraine, để Quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu ở sâu phía sau chiến tuyến. Trong đợt giao hàng đầu tiên có khoảng 40 tên lửa, những đợt giao hàng tiếp theo khoảng 10 tên lửa trong mỗi đợt. Tổng số SCALP được chuyển đến Ukraine vẫn chưa được tiết lộ.
SCALP/Storm Shadow là tên lửa hành trình phóng từ trên không của Pháp và Anh hợp tác phát triển và sản xuất, được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Tên lửa có tầm bắn tối đa 550km và sử dụng phương pháp dẫn đường hỗn hợp GPS, INS, TERPROM (dẫn đường bằng bản đồ địa hình kỹ thuật số) và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại (IR) giai đoạn cuối.
Tên lửa Storm Shadow/SCALP-EG được trang bị đầu đạn nổ mạnh BROACH nặng 450kg, được thiết kế để tối ưu hóa trong việc phá hủy các công trình kiên cố. Tên lửa thường được sử dụng tấn công các mục tiêu chiến lược như sở chỉ huy, căn cứ không quân và cơ sở hạ tầng quan trọng. (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Ukrinform).