Theo đó trong chương trình “Sao Nhập Ngũ” do kênh Quốc phòng Việt Nam thực hiện, khán giả đã có cơ hội tận mắt khám phá bên trong “đại bác bánh xích” có thể xem là mạnh nhất của Pháo binh Việt Nam – pháo tự hành 152mm 2S3 Akatsiya. Nguồn ảnh: Sap Nhập Ngũ.Các nhân vật trong “Sao Nhập Ngũ” có nhiệm vụ hoàn thành các bài huấn luyện dành cho kíp pháo thủ trên 2S3 Akatsiya với các vị trí số 2 (nạp đạn và bắn), số 4 (rải dây thông tin và vận chuyển đạn) và số 5 (vận chuyển đạn và kiểm tra dây thông tin). Trong đó vị trí số 4 và số 5 sẽ phối hợp với nhau bên ngoài trận địa. Nguồn ảnh: Sap Nhập Ngũ.Theo thiết kế, mỗi tổ hợp pháo tự hành 2S3 Akatsiya do Liên Xô chế tạo có kíp chiến đấu tiêu chuẩn 4 binh sĩ, tuy nhiên dựa vào điều kiện tác chiến pháo binh của mỗi nước con số này có thể được tăng lên từ 5-6 binh sĩ. Nguồn ảnh: QPVN.Sức mạnh của pháo tự hành 2S3 Akatsiya chính là pháo chính D-22 152mm/L27 – được chế tạo dựa trên mẫu pháo kéo D-20 152mm cũng do Liên Xô chế tạo và được đặt trên khung gầm bánh xích Object 303. 2S3 Akatsiya được Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị từ đầu những năm 1970. Nguồn ảnh: QPVN.Khẩu pháo này cũng được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động cho tốc độ bắn từ 3-4 phát/phút. Nó có thể bắn 30 viên trong 10 phút hoặc 75 viên trong một giờ. Trong nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của Pháo binh Việt Nam, pháo thủ 2S3 Akatsiya phải có khả năng thực hiện 8-10 phát bắn trong vòng từ 2-3 phút. Nguồn ảnh: QPVN.Bên cạnh pháo chính mạnh mẽ, 2S3 Akatsiya cũng có sức cơ động cao với động cơ diesel 520 mã lực cho tốc độ đến 60km/h, nhưng không có khả năng lội nước nếu có cũng sâu không quá 1m. Hình ảnh vị trí số 4 và số 5 rải dây thông tin ra bên ngoài trận địa của 2S3 Akatsiya trong huấn luyện. Nguồn ảnh: QPVN.Ở góc ảnh này ta có thể thấy dây thông tin được đặt ngay sau tháp pháo, còn đạn và liều phóng có thể được chuyển ra bên ngoài từ cửa mở trên tháp pháo hoặc cửa mở nằm dưới gầm thân pháo giúp cho pháo thủ có thể dễ dàng di chuyển đạn hoặc liều phóng ra hoặc vào bên trong thân pháo. Nguồn ảnh: QPVN.Hình ảnh bên trong thân pháo của 2S3 Akatsiya với không gian dành cho 4 pháo thủ gồm một chỉ huy, một lái xe, một xạ thủ, một nạp đạn và hai vị trí khác hoạt động ở bên ngoài trận địa. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là vị trí chỉ huy bên trong 2S3 Akatsiya, được bố trí ngay trên vị trí xạ thủ, vị trí này cũng được trang bị kính ngắm quan sát giúp cho người chỉ huy quan sát trận địa từ ngay bên trongg xe. Nguồn ảnh: QPVN.Còn đây là vị trí số 2 nạp đạn và bắn trong huấn luyện, ở ngay sau pháo thủ này có thể thấy buồng để liều phóng và ổ đạn trên 2S3 Akatsiya. Mỗi tổ hợp pháo tự hành 2S3 này có thể mang theo tối đa 45 quả đạn pháo 152mm cùng liều phóng. Nguồn ảnh: QPVN.Trọng lượng trung bình của mỗi quả đạn pháo 152mm trên 2S3 Akatsiya là hơn 27kg trong khi đó liều phóng cũng có trọng lượng gần như tương đương. Trong ảnh là vị trí số 2 khi đã hoàn tất giai đoạn nạp đạn và liều phóng vào bên trong bệ khóa nòng. Nguồn ảnh: QPVN.Với các mẫu đạn pháo 152mm thông thường, tầm bắn hiệu quả của 2S3 Akatsiya lên đến hơn 17,3km với trọng lượng chiến đấu hơn 27 tấn. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là vị trí xạ thủ trên 2S3 Akatsiya ngay phía dưới vị trí chỉ huy. Nguồn ảnh: QPVN.Ngoài pháo chính 152mm, 2S3 Akatsiya còn có một súng máy phòng không cỡ 7,62 mm đặt trên nóc tháp pháo. Xạ thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần chui ra ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Sức mạnh pháo binh Việt Nam tại Lữ đoàn pháo binh 45. (nguồn QPVN)
Theo đó trong chương trình “Sao Nhập Ngũ” do kênh Quốc phòng Việt Nam thực hiện, khán giả đã có cơ hội tận mắt khám phá bên trong “đại bác bánh xích” có thể xem là mạnh nhất của Pháo binh Việt Nam – pháo tự hành 152mm 2S3 Akatsiya. Nguồn ảnh: Sap Nhập Ngũ.
Các nhân vật trong “Sao Nhập Ngũ” có nhiệm vụ hoàn thành các bài huấn luyện dành cho kíp pháo thủ trên 2S3 Akatsiya với các vị trí số 2 (nạp đạn và bắn), số 4 (rải dây thông tin và vận chuyển đạn) và số 5 (vận chuyển đạn và kiểm tra dây thông tin). Trong đó vị trí số 4 và số 5 sẽ phối hợp với nhau bên ngoài trận địa. Nguồn ảnh: Sap Nhập Ngũ.
Theo thiết kế, mỗi tổ hợp pháo tự hành 2S3 Akatsiya do Liên Xô chế tạo có kíp chiến đấu tiêu chuẩn 4 binh sĩ, tuy nhiên dựa vào điều kiện tác chiến pháo binh của mỗi nước con số này có thể được tăng lên từ 5-6 binh sĩ. Nguồn ảnh: QPVN.
Sức mạnh của pháo tự hành 2S3 Akatsiya chính là pháo chính D-22 152mm/L27 – được chế tạo dựa trên mẫu pháo kéo D-20 152mm cũng do Liên Xô chế tạo và được đặt trên khung gầm bánh xích Object 303. 2S3 Akatsiya được Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị từ đầu những năm 1970. Nguồn ảnh: QPVN.
Khẩu pháo này cũng được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động cho tốc độ bắn từ 3-4 phát/phút. Nó có thể bắn 30 viên trong 10 phút hoặc 75 viên trong một giờ. Trong nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của Pháo binh Việt Nam, pháo thủ 2S3 Akatsiya phải có khả năng thực hiện 8-10 phát bắn trong vòng từ 2-3 phút. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên cạnh pháo chính mạnh mẽ, 2S3 Akatsiya cũng có sức cơ động cao với động cơ diesel 520 mã lực cho tốc độ đến 60km/h, nhưng không có khả năng lội nước nếu có cũng sâu không quá 1m. Hình ảnh vị trí số 4 và số 5 rải dây thông tin ra bên ngoài trận địa của 2S3 Akatsiya trong huấn luyện. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở góc ảnh này ta có thể thấy dây thông tin được đặt ngay sau tháp pháo, còn đạn và liều phóng có thể được chuyển ra bên ngoài từ cửa mở trên tháp pháo hoặc cửa mở nằm dưới gầm thân pháo giúp cho pháo thủ có thể dễ dàng di chuyển đạn hoặc liều phóng ra hoặc vào bên trong thân pháo. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh bên trong thân pháo của 2S3 Akatsiya với không gian dành cho 4 pháo thủ gồm một chỉ huy, một lái xe, một xạ thủ, một nạp đạn và hai vị trí khác hoạt động ở bên ngoài trận địa. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là vị trí chỉ huy bên trong 2S3 Akatsiya, được bố trí ngay trên vị trí xạ thủ, vị trí này cũng được trang bị kính ngắm quan sát giúp cho người chỉ huy quan sát trận địa từ ngay bên trongg xe. Nguồn ảnh: QPVN.
Còn đây là vị trí số 2 nạp đạn và bắn trong huấn luyện, ở ngay sau pháo thủ này có thể thấy buồng để liều phóng và ổ đạn trên 2S3 Akatsiya. Mỗi tổ hợp pháo tự hành 2S3 này có thể mang theo tối đa 45 quả đạn pháo 152mm cùng liều phóng. Nguồn ảnh: QPVN.
Trọng lượng trung bình của mỗi quả đạn pháo 152mm trên 2S3 Akatsiya là hơn 27kg trong khi đó liều phóng cũng có trọng lượng gần như tương đương. Trong ảnh là vị trí số 2 khi đã hoàn tất giai đoạn nạp đạn và liều phóng vào bên trong bệ khóa nòng. Nguồn ảnh: QPVN.
Với các mẫu đạn pháo 152mm thông thường, tầm bắn hiệu quả của 2S3 Akatsiya lên đến hơn 17,3km với trọng lượng chiến đấu hơn 27 tấn. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là vị trí xạ thủ trên 2S3 Akatsiya ngay phía dưới vị trí chỉ huy. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài pháo chính 152mm, 2S3 Akatsiya còn có một súng máy phòng không cỡ 7,62 mm đặt trên nóc tháp pháo. Xạ thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần chui ra ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh pháo binh Việt Nam tại Lữ đoàn pháo binh 45. (nguồn QPVN)