Khi bắt đầu bùng nổ xung đột giữa Nga và Ukraine, đã có rất nhiều trường hợp quân Ukraine “chiến đấu giữa vòng vây” điển hình, cầm chân nhau đến 2 tháng; như trận Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol. Nhưng sau khi tiến vào khu vực Donbass, Quân đội Ukraine đã không ngoan cường như vậy nữa.Trong cuộc xung đột khốc liệt giữa hai bên, Quân đội Ukraine liên tục triệt thoái, thậm chí không có một trận phòng ngự kinh điển nào nữa. Tại sao Quân đội Ukraine bị đánh lui ở khu vực Donbass, không thể lặp lại ví dụ về trận "Nhà máy thép Azovstal"?Thứ nhất: Sở dĩ “Nhà máy thép Azovstal” trụ vững được một phần nào đó là do “tai nạn” của lịch sử; như chúng ta đã biết, dưới thời Liên Xô, Ukraine là một trong những nước cộng hòa quan trọng của Liên Xô, nên lãnh đạo Liên Xô đã dành rất nhiều nỗ lực để xây dựng các pháo đài dưới lòng đất. Tiêu chuẩn của các pháo đài dưới lòng đất khi đó, là có thể chống lại bom hạt nhân công suất nhỏ. Pháo đài ngầm của nhà Nhà máy thép Azovstal đủ vững chắc, để cung cấp đủ chỗ trú ẩn cho lực lượng phòng vệ Ukraine chiến đấu trước công phá của vũ khí Nga.Thứ hai, sau khi xung đột nổ ra giữa hai bên, một lượng lớn vật chất đã được tích trữ trong pháo đài dưới lòng đất tại Nhà máy thép Azovstal. Phía Ukraine chỉ cần "đánh du kích" để cầm chân quân Nga, việc này khiến quân Nga gặp khó khăn và tỷ lệ thành công cao hơn.Đương nhiên, trên đây chỉ là một phần nguyên nhân, còn một phần là do chỉ huy Tiểu đoàn Azov sử dụng những thủ đoạn vô nhân đạo gây ra; đó là lấy dân thường làm lá chắn sống, ngăn quân Nga dùng hỏa lực hạng nặng tấn công vào Azovstal. Ngay cả một số phương pháp như bơm nước và xông khói của quân Nga cũng không thể lùa quân Ukraine cố thủ dưới pháo đài ngầm Azovstal ra hàng. Điều này tương đương với việc Quân đội Nga không có khả năng tấn công pháo đài ở một mức độ nhất định.Cách duy nhất để ép quân Ukraine trong các pháo đài ngầm ở Azovstal đầu hàng là đợi lực lượng cố thủ hết dự trữ hậu cần, đặc biệt là nước uống và lương thực. Mặc dù các phương pháp của Tiểu đoàn Azov là vô nhân đạo, nhưng đã làm chậm tốc độ tấn công của Quân đội Nga một cách hiệu quả.Với lực lượng phòng thủ ở Nhà máy thép Azovstal không quá lớn, nhưng đã cầm chân Quân đội Nga trong 2 tháng. Cuối cùng, chỉ huy Tiểu đoàn Azov còn thậm chí còn đề xuất tiếp tục kéo dài cuộc chiến đấu bằng cách trao đổi "con tin" để lấy lương thực, thực phẩm.Ngoài ra chỉ huy Tiểu đoàn Azov còn sử dụng thường dân làm con bài thương lượng cho các giao dịch. Một loạt biện pháp này đã gây ra sự lên án quốc tế và khiến hình ảnh quốc gia của Ukraine giảm mạnh.Thứ ba: Sau khi tiến vào khu vực Donbass, Quân đội Ukraine đã mất đi pháo đài vững chắc; hơn nữa do Quân đội Nga "tập trung chăm sóc" cho các tuyến đường tiếp tế hậu cần, khiến vật chất chuyển cho tiền tuyến khan hiếm, trong tình huống này khó có thể giữ vững và chỉ có thể tiến hành chiến đấu tay đôi.Vào thời điểm quan trọng này, Kiev đã điều động các đơn vị tinh nhuệ về hậu phương để NATO huấn luyện, dẫn đến toàn bộ quân tuyến hai ở tiền tuyến là lực lượng dự bị; thậm chí nhiều người trong số họ là dân quân cũng bị huy động ra chiến trường. Do trình độ chiến đấu tổng thể của Quân đội Ukraine khi đó thấp, dẫn đến số lượng lớn đầu hàng; để bảo tồn lực lượng, Quân đội Ukraine chỉ có thể liên tục triệt thoái, cho đến khi mất hai thành phố song sinh là Sievierodonetsk và Lisichansk thuộc Lugansk. Cuối cùng, Ukraine đã sai lầm trong dự đoán của mình ở một mức độ nhất định, sau khi Quân đội Nga tiến vào khu vực Donbass, Kiev cho rằng phương Tây sẽ viện trợ nhanh một số lượng lớn vũ khí tấn công tầm xa, cũng như phương tiện cơ giới cần thiết như xe bọc thép, xe tăng và pháo tự hành; đủ để họ tiến hành phản công.Nhưng hóa ra, viện trợ phương Tây có hơn chục chiếc xe, cho dù là trang bị cao cấp thì số lượng cũng quá ít, không thể ảnh hưởng đến cục diện chiến trường; và điều Quân đội Ukraine muốn là vũ khí tấn công tầm xa, thì phương Tây lại viện trợ tên lửa phòng không và áo giáp. Điều phương Tây mong muốn là tập trung củng cố năng lực phòng thủ của Ukraine, trong khi Kiev hy vọng Quân đội Ukraine có thể "chiến đấu" phản công; dẫn đến trang thiết bị và triển khai chiến lược không ăn khớp với nhau, dẫn đến không hiệu quả trong các hoạt động phản công.
Khi bắt đầu bùng nổ xung đột giữa Nga và Ukraine, đã có rất nhiều trường hợp quân Ukraine “chiến đấu giữa vòng vây” điển hình, cầm chân nhau đến 2 tháng; như trận Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol. Nhưng sau khi tiến vào khu vực Donbass, Quân đội Ukraine đã không ngoan cường như vậy nữa.
Trong cuộc xung đột khốc liệt giữa hai bên, Quân đội Ukraine liên tục triệt thoái, thậm chí không có một trận phòng ngự kinh điển nào nữa. Tại sao Quân đội Ukraine bị đánh lui ở khu vực Donbass, không thể lặp lại ví dụ về trận "Nhà máy thép Azovstal"?
Thứ nhất: Sở dĩ “Nhà máy thép Azovstal” trụ vững được một phần nào đó là do “tai nạn” của lịch sử; như chúng ta đã biết, dưới thời Liên Xô, Ukraine là một trong những nước cộng hòa quan trọng của Liên Xô, nên lãnh đạo Liên Xô đã dành rất nhiều nỗ lực để xây dựng các pháo đài dưới lòng đất.
Tiêu chuẩn của các pháo đài dưới lòng đất khi đó, là có thể chống lại bom hạt nhân công suất nhỏ. Pháo đài ngầm của nhà Nhà máy thép Azovstal đủ vững chắc, để cung cấp đủ chỗ trú ẩn cho lực lượng phòng vệ Ukraine chiến đấu trước công phá của vũ khí Nga.
Thứ hai, sau khi xung đột nổ ra giữa hai bên, một lượng lớn vật chất đã được tích trữ trong pháo đài dưới lòng đất tại Nhà máy thép Azovstal. Phía Ukraine chỉ cần "đánh du kích" để cầm chân quân Nga, việc này khiến quân Nga gặp khó khăn và tỷ lệ thành công cao hơn.
Đương nhiên, trên đây chỉ là một phần nguyên nhân, còn một phần là do chỉ huy Tiểu đoàn Azov sử dụng những thủ đoạn vô nhân đạo gây ra; đó là lấy dân thường làm lá chắn sống, ngăn quân Nga dùng hỏa lực hạng nặng tấn công vào Azovstal.
Ngay cả một số phương pháp như bơm nước và xông khói của quân Nga cũng không thể lùa quân Ukraine cố thủ dưới pháo đài ngầm Azovstal ra hàng. Điều này tương đương với việc Quân đội Nga không có khả năng tấn công pháo đài ở một mức độ nhất định.
Cách duy nhất để ép quân Ukraine trong các pháo đài ngầm ở Azovstal đầu hàng là đợi lực lượng cố thủ hết dự trữ hậu cần, đặc biệt là nước uống và lương thực. Mặc dù các phương pháp của Tiểu đoàn Azov là vô nhân đạo, nhưng đã làm chậm tốc độ tấn công của Quân đội Nga một cách hiệu quả.
Với lực lượng phòng thủ ở Nhà máy thép Azovstal không quá lớn, nhưng đã cầm chân Quân đội Nga trong 2 tháng. Cuối cùng, chỉ huy Tiểu đoàn Azov còn thậm chí còn đề xuất tiếp tục kéo dài cuộc chiến đấu bằng cách trao đổi "con tin" để lấy lương thực, thực phẩm.
Ngoài ra chỉ huy Tiểu đoàn Azov còn sử dụng thường dân làm con bài thương lượng cho các giao dịch. Một loạt biện pháp này đã gây ra sự lên án quốc tế và khiến hình ảnh quốc gia của Ukraine giảm mạnh.
Thứ ba: Sau khi tiến vào khu vực Donbass, Quân đội Ukraine đã mất đi pháo đài vững chắc; hơn nữa do Quân đội Nga "tập trung chăm sóc" cho các tuyến đường tiếp tế hậu cần, khiến vật chất chuyển cho tiền tuyến khan hiếm, trong tình huống này khó có thể giữ vững và chỉ có thể tiến hành chiến đấu tay đôi.
Vào thời điểm quan trọng này, Kiev đã điều động các đơn vị tinh nhuệ về hậu phương để NATO huấn luyện, dẫn đến toàn bộ quân tuyến hai ở tiền tuyến là lực lượng dự bị; thậm chí nhiều người trong số họ là dân quân cũng bị huy động ra chiến trường.
Do trình độ chiến đấu tổng thể của Quân đội Ukraine khi đó thấp, dẫn đến số lượng lớn đầu hàng; để bảo tồn lực lượng, Quân đội Ukraine chỉ có thể liên tục triệt thoái, cho đến khi mất hai thành phố song sinh là Sievierodonetsk và Lisichansk thuộc Lugansk.
Cuối cùng, Ukraine đã sai lầm trong dự đoán của mình ở một mức độ nhất định, sau khi Quân đội Nga tiến vào khu vực Donbass, Kiev cho rằng phương Tây sẽ viện trợ nhanh một số lượng lớn vũ khí tấn công tầm xa, cũng như phương tiện cơ giới cần thiết như xe bọc thép, xe tăng và pháo tự hành; đủ để họ tiến hành phản công.
Nhưng hóa ra, viện trợ phương Tây có hơn chục chiếc xe, cho dù là trang bị cao cấp thì số lượng cũng quá ít, không thể ảnh hưởng đến cục diện chiến trường; và điều Quân đội Ukraine muốn là vũ khí tấn công tầm xa, thì phương Tây lại viện trợ tên lửa phòng không và áo giáp.
Điều phương Tây mong muốn là tập trung củng cố năng lực phòng thủ của Ukraine, trong khi Kiev hy vọng Quân đội Ukraine có thể "chiến đấu" phản công; dẫn đến trang thiết bị và triển khai chiến lược không ăn khớp với nhau, dẫn đến không hiệu quả trong các hoạt động phản công.