Sau Chiến tranh Yom Kippur, tên lửa đạn đạo Scud B được sử dụng rộng rãi trong một số cuộc xung đột kéo dài cho đến tận ngày nay. Số lượng Scud B được sử dụng, chỉ đứng sau tên lửa V-2 của Đức Quốc xã, một vũ khí được sử dụng trong Thế chiến hai, về số lần phóng chiến đấu.Ngoài Liên Xô sử dụng tên lửa Scud B tại chiến trường Afghanistan, Scud B còn được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Iran-Iraq. Khí đó Iraq có tên lửa và các bệ phóng trước, tiến hành lần phóng đầu tiên vào tháng 10/1982 vào một trung tâm dân cư của Iran, gây ra thương vong cho khoảng 120 dân thường.Thất vọng vì thất bại trên chiến trường, các cuộc tấn công bằng tên lửa Scud B của Iraq đã được tăng cường, khi cuộc chiến đang diễn ra; chỉ tính riêng trong năm 1985, đã có 100 tên lửa đạn đạo Scud B được bắn vào các mục tiêu của Iran.Để đáp trả, Iran cũng mua tên lửa Scud B từ Libya và hơn một trăm tên lửa Hwasong-5, một biến thể tiên tiến hơn của Scud B do Triều Tiên sản xuất, làm Iraq mất lợi thế bằng việc tấn công bằng tên lửa Scud vào sâu lãnh thổ Iran.Việc trả đũa thành công bằng tên lửa Scud B của Iran, đã khiến Iraq đặt mua thêm tên lửa Scud từ Liên Xô và cố gắng mua các phiên bản tiên tiến hơn, bao gồm cả phiên bản TR-1 Temp, có tầm bắn xa hơn, để có thể tấn công trực tiếp vào thủ đô Tehran của Iran; mặc dù giao dịch này không thành công.Iran sau khi chiến tranh kết thúc, đã tích cực phát triển ngành công nghiệp tên lửa nội địa, nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật của Triều Tiên; nhiều tên lửa do Iran sản xuất có nguồn gốc từ Scud, nhưng với tên gọi của Iran, như tên lửa Hwasong-5, Hwasong-6 và Rodong-1 được chế tạo với tên gọi Shahab-1, 2 và 3 cùng với hệ thống tên lửa tiên tiến hơn khác của Triều Tiên, do Iran sử dụng.Iraq cũng đã trở thành một trong những quốc gia sử dụng tên lửa Scud nhiều nhất sau khi Chiến tranh Iran-Iraq kết thúc; đây là loại vũ khí chủ lực để Iraq tiến hành các cuộc tấn công chống lại Mỹ và đồng minh, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.Nhiều tên lửa trong số này đã được nội địa hóa với một số thành công hạn chế, bao gồm Al Hussein, Al Hijrah và Al Abbas. Các tên lửa Scud của Iraq được phóng từ cả bệ phóng cố định và di động. Khi các tên lửa sử dụng bệ phóng cố định bị săn lùng bởi các máy bay của Mỹ và đồng minh, thì các bệ di động tỏ ra khó vô hiệu hóa hơn, ngay cả trong địa hình sa mạc trống trải.Các tên lửa Scud đã được Iraq sử dụng, để phóng vào các mục tiêu ở Ả Rập Saudi và Israel, nhưng phần lớn bị tên lửa phòng không Patriot đánh chặn, hoặc gây thiệt hại không đáng kể.Tên lửa Scud đã được Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, đồng minh với Liên Xô triển khai, để chống lại các nhóm Hồi giáo nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn, và những tên lửa này được phóng rất nhiều, sau khi Liên Xô rút quân và được phóng với cường độ cao.Chỉ tính từ tháng 10/1988 đến tháng 2/1992, các lực lượng chính phủ Afghanistan ước tính đã phóng tới 2.000 quả tên lửa Scud trong lãnh thổ Afghanistan, trung bình 1,7 lần phóng mỗi ngày, trở thành lực lượng tên lửa đạn đạo sử dụng nhiều nhất trong lịch sử.Nhưng cũng giống với tên lửa V2 của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phóng vào Anh, tên lửa Scud của Afghanistan cũng được bắn vào các mục tiêu ở Pakistan, một đồng minh phương Tây ủng hộ các nhóm Hồi giáo hoạt động ở Afghanistan vào năm 1988.Các cuộc xung đột khác đã chứng kiến việc sử dụng tên lửa Scud bao gồm, việc chính quyền Nam Yemen chống lại Bắc Yemen vào năm 1994, chiến dịch quân sự của Nga chống lại các chiến binh Chechnya do phương Tây hỗ trợ vào năm 1999 và đầu năm 2000.Tên lửa Scud gần đây đã được lực lượng Hauthi của Yemen sử dụng, phóng nhằm vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ả Rập Xê Út, bao gồm cả các biến thể Burkan 1 và Burkan 2 nội địa (hai loại này đều được tăng tầm bắn).Hiện nay tên lửa Scud vẫn là vũ khí răn đe quan trọng của một số quốc gia; và kể từ khi Liên Xô ngừng sản xuất Scud B, Triều Tiên đã trở thành quốc gia đi đầu trong việc sản xuất, hiện đại hóa và phổ biến loại tên lửa này.Hiện nay, Scud B vẫn là loại vũ khí quan trọng, để Syria ngăn chặn các cuộc tấn công quy mô lớn của Israel và tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên, vẫn là lực lượng chủ chốt để tấn công các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc trên bán đảo. Các phiên bản hiện đại hơn có tầm bắn tới Guam, Okinawa và thậm chí là đến lãnh thổ Mỹ.Khi Liên Xô bắt đầu loại bỏ tên lửa Scud, chuyển sang dùng các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn tiên tiến hơn, thì Triều Tiên dường như cũng đã bắt đầu một quá trình tương tự, sản xuất tên lửa Hwasong-11, sử dụng nhiên liệu rắn dựa trên mẫu tên lửa Tochka của Liên Xô. Gần đây, Triều Tiên đã chế tạo một thế hệ tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới, dựa trên tên lửa Iskander của Nga.Việc tên lửa Scud dần ngừng phục vụ, được phản ánh rõ khi tầm quan trọng của nó ngày càng giảm trong các cuộc duyệt binh. Khi Triều Tiên tiếp tục phát triển các tên lửa tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn hiện đại hơn.Rất có thể, những tên lửa này của Triều Tiên sẽ tiếp tục sản xuất loạt và thay thế tên lửa Scud đang được sử dụng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tên lửa Scud vẫn là một vũ khí tiến công tầm xa tiết kiệm chi phí và có khả năng răn đe cao. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của tên lửa đạn đạo Scud từng làm mưa làm gió ở Trung Đông một thời. Nguồn: Thearchive.
Sau Chiến tranh Yom Kippur, tên lửa đạn đạo Scud B được sử dụng rộng rãi trong một số cuộc xung đột kéo dài cho đến tận ngày nay. Số lượng Scud B được sử dụng, chỉ đứng sau tên lửa V-2 của Đức Quốc xã, một vũ khí được sử dụng trong Thế chiến hai, về số lần phóng chiến đấu.
Ngoài Liên Xô sử dụng tên lửa Scud B tại chiến trường Afghanistan, Scud B còn được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Iran-Iraq. Khí đó Iraq có tên lửa và các bệ phóng trước, tiến hành lần phóng đầu tiên vào tháng 10/1982 vào một trung tâm dân cư của Iran, gây ra thương vong cho khoảng 120 dân thường.
Thất vọng vì thất bại trên chiến trường, các cuộc tấn công bằng tên lửa Scud B của Iraq đã được tăng cường, khi cuộc chiến đang diễn ra; chỉ tính riêng trong năm 1985, đã có 100 tên lửa đạn đạo Scud B được bắn vào các mục tiêu của Iran.
Để đáp trả, Iran cũng mua tên lửa Scud B từ Libya và hơn một trăm tên lửa Hwasong-5, một biến thể tiên tiến hơn của Scud B do Triều Tiên sản xuất, làm Iraq mất lợi thế bằng việc tấn công bằng tên lửa Scud vào sâu lãnh thổ Iran.
Việc trả đũa thành công bằng tên lửa Scud B của Iran, đã khiến Iraq đặt mua thêm tên lửa Scud từ Liên Xô và cố gắng mua các phiên bản tiên tiến hơn, bao gồm cả phiên bản TR-1 Temp, có tầm bắn xa hơn, để có thể tấn công trực tiếp vào thủ đô Tehran của Iran; mặc dù giao dịch này không thành công.
Iran sau khi chiến tranh kết thúc, đã tích cực phát triển ngành công nghiệp tên lửa nội địa, nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật của Triều Tiên; nhiều tên lửa do Iran sản xuất có nguồn gốc từ Scud, nhưng với tên gọi của Iran, như tên lửa Hwasong-5, Hwasong-6 và Rodong-1 được chế tạo với tên gọi Shahab-1, 2 và 3 cùng với hệ thống tên lửa tiên tiến hơn khác của Triều Tiên, do Iran sử dụng.
Iraq cũng đã trở thành một trong những quốc gia sử dụng tên lửa Scud nhiều nhất sau khi Chiến tranh Iran-Iraq kết thúc; đây là loại vũ khí chủ lực để Iraq tiến hành các cuộc tấn công chống lại Mỹ và đồng minh, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Nhiều tên lửa trong số này đã được nội địa hóa với một số thành công hạn chế, bao gồm Al Hussein, Al Hijrah và Al Abbas. Các tên lửa Scud của Iraq được phóng từ cả bệ phóng cố định và di động. Khi các tên lửa sử dụng bệ phóng cố định bị săn lùng bởi các máy bay của Mỹ và đồng minh, thì các bệ di động tỏ ra khó vô hiệu hóa hơn, ngay cả trong địa hình sa mạc trống trải.
Các tên lửa Scud đã được Iraq sử dụng, để phóng vào các mục tiêu ở Ả Rập Saudi và Israel, nhưng phần lớn bị tên lửa phòng không Patriot đánh chặn, hoặc gây thiệt hại không đáng kể.
Tên lửa Scud đã được Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, đồng minh với Liên Xô triển khai, để chống lại các nhóm Hồi giáo nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn, và những tên lửa này được phóng rất nhiều, sau khi Liên Xô rút quân và được phóng với cường độ cao.
Chỉ tính từ tháng 10/1988 đến tháng 2/1992, các lực lượng chính phủ Afghanistan ước tính đã phóng tới 2.000 quả tên lửa Scud trong lãnh thổ Afghanistan, trung bình 1,7 lần phóng mỗi ngày, trở thành lực lượng tên lửa đạn đạo sử dụng nhiều nhất trong lịch sử.
Nhưng cũng giống với tên lửa V2 của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phóng vào Anh, tên lửa Scud của Afghanistan cũng được bắn vào các mục tiêu ở Pakistan, một đồng minh phương Tây ủng hộ các nhóm Hồi giáo hoạt động ở Afghanistan vào năm 1988.
Các cuộc xung đột khác đã chứng kiến việc sử dụng tên lửa Scud bao gồm, việc chính quyền Nam Yemen chống lại Bắc Yemen vào năm 1994, chiến dịch quân sự của Nga chống lại các chiến binh Chechnya do phương Tây hỗ trợ vào năm 1999 và đầu năm 2000.
Tên lửa Scud gần đây đã được lực lượng Hauthi của Yemen sử dụng, phóng nhằm vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ả Rập Xê Út, bao gồm cả các biến thể Burkan 1 và Burkan 2 nội địa (hai loại này đều được tăng tầm bắn).
Hiện nay tên lửa Scud vẫn là vũ khí răn đe quan trọng của một số quốc gia; và kể từ khi Liên Xô ngừng sản xuất Scud B, Triều Tiên đã trở thành quốc gia đi đầu trong việc sản xuất, hiện đại hóa và phổ biến loại tên lửa này.
Hiện nay, Scud B vẫn là loại vũ khí quan trọng, để Syria ngăn chặn các cuộc tấn công quy mô lớn của Israel và tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên, vẫn là lực lượng chủ chốt để tấn công các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc trên bán đảo. Các phiên bản hiện đại hơn có tầm bắn tới Guam, Okinawa và thậm chí là đến lãnh thổ Mỹ.
Khi Liên Xô bắt đầu loại bỏ tên lửa Scud, chuyển sang dùng các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn tiên tiến hơn, thì Triều Tiên dường như cũng đã bắt đầu một quá trình tương tự, sản xuất tên lửa Hwasong-11, sử dụng nhiên liệu rắn dựa trên mẫu tên lửa Tochka của Liên Xô. Gần đây, Triều Tiên đã chế tạo một thế hệ tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới, dựa trên tên lửa Iskander của Nga.
Việc tên lửa Scud dần ngừng phục vụ, được phản ánh rõ khi tầm quan trọng của nó ngày càng giảm trong các cuộc duyệt binh. Khi Triều Tiên tiếp tục phát triển các tên lửa tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn hiện đại hơn.
Rất có thể, những tên lửa này của Triều Tiên sẽ tiếp tục sản xuất loạt và thay thế tên lửa Scud đang được sử dụng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tên lửa Scud vẫn là một vũ khí tiến công tầm xa tiết kiệm chi phí và có khả năng răn đe cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tên lửa đạn đạo Scud từng làm mưa làm gió ở Trung Đông một thời. Nguồn: Thearchive.