Theo hãng tin Nga TASS, dẫn lời người đứng đầu Bộ Công thương Nga Denis Manturov cho biết, loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-75 Checkmate của Nga sẽ được trưng bày tại Triển lãm hàng không Dubai Airshow, diễn ra từ ngày 14-18/11 tại UAE.Máy bay chiến đấu một động cơ tàng hình thế hệ 5 Su-75, do công ty chế tạo máy bay Sukhoi, thuộc Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất (UAC) của Tập đoàn nhà nước Rostec phát triển; xuất hiện lần đầu tại triển lãm hàng không MAKS-2021.Theo kế hoạch, tiêm kích hạng nhẹ Su-75 sẽ cất cánh lần đầu vào năm 2023 và việc giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2026. Trong tương lai, sẽ có phiên bản một và hai chỗ ngồi; thậm chí là có cả phiên bản không người lái.Theo các nhà phát triển, chiến đấu cơ Su-75 có tầm hoạt động tới 3.000km, tốc độ tối đa Mach 2 và mang theo tải trọng chiến đấu đến 7.400 kg. Radar của nó có thể dẫn đường tấn công đồng thời sáu mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ, bao gồm cả máy bay tàng hình.Người đứng đầu Rostec, Sergei Chemezov ước tính, giá của chiếc máy bay mới vào khoảng từ 25-30 triệu USD. Và để giảm chi phí, Su-75 sẽ được hợp nhất với các chương trình máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57.Số lượng bàn giao Su-75 trong 15 năm tới ước tính khoảng 300 chiếc, nó sẽ là đối thủ cạnh tranh với F-35 Lightning II của Mỹ và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.Trước hết, Su-75 sẽ hướng tới xuất khẩu, đặc biệt là sang các nước châu Phi, Ấn Độ và Việt Nam. Phó Thủ tướng Yuri Borisov cho biết, Checkmate đã có một khách hàng nước ngoài đăng ký. Tuy nhiên, các nhà phát triển đang trông chờ vào đơn đặt hàng từ Bộ Quốc phòng Nga.Khi chiếc Su-75 xuất hiện hiện lần đầu vào tháng 7/2021 vừa qua, có tin đồn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một phần của dự án. Nhưng nó có chính xác là một tin đồn?Nếu quay ngược lại 4 năm (vào năm 2017), tại Triển lãm quốc tế Index 2017, khi đó Nga và UAE đã đưa ra thông cáo chung rằng, hai nước đang bắt đầu thực hiện dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm; dự án sẽ sẵn sàng vào năm 2025.Theo Tạp chí MilitaryWatch, một nguồn tin Nga trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và thân cận với tòa soạn của ấn phẩm, đã xác nhận rằng, Abu Dhabi là đối tác “bí mật” của người Nga, trong việc sản xuất Su-75 Checkmate. Trong vai trò là nhà tài trợ, họ sẽ được ưu tiên hơn các đối tác khác.Nhưng hiện tại, UAE đã đặt mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, hợp đồng được ký kết giữa hai bên, trong những tuần cuối cùng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.Vào đầu nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Joe Biden đã tạm thời ngừng thỏa thuận bán 50 chiếc F-35 cho Abu Dhabi; nhưng vào tháng 4 vừa qua, ông đã phát tín hiệu rằng, ông sẽ thông báo với Quốc hội về việc tiếp tục bán F-35 cho UAE. Vậy UAE có mua những chiếc Su-75 Checkmate của Nga trong tương lai?Việc Nga (hay bất kỳ nhà sản xuất nào) phát triển một lớp máy bay chiến đấu mới để xuất khẩu, mà không có khách hàng đăng ký mua, sẽ là một rủi ro lớn; đó là lý do tại sao có thông tin rằng, Checkmate thực sự là kết quả của dự án Nga-UAE.Trong số tất cả các quốc gia được cho là thể hiện sự quan tâm đến máy bay chiến đấu, Abu Dhabi có vị trí tốt nhất để cung cấp tài chính và cam kết cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình đầy tốn kém này của Nga.Hiện chưa có thông tin nào về việc chương trình hợp tác phát triển máy bay chiến đấu tàng hình giữa Nga - UAE bị hủy bỏ. Nên sẽ rất bất thường, nếu Nga và UAE lại tiếp tục phát triển một mẫu máy bay chiến đấu mới; trong khi Su-75 mới là chương trình đầy triển vọng.Theo đánh giá, những khách hàng tiềm năng nhất của Su-75 là Argentina, Việt Nam, Ấn Độ chứ không phải UAE. Ba quốc gia này cũng muốn mua chiến đấu cơ F-35 đã nổi danh của Mỹ, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào.Hiện cả Argentina, Việt Nam và Ấn Độ đều không có xung đột với Mỹ; nên hoàn toàn có thể là khách hàng mua F-35 trong tương lai. Nhưng Su-75 cho phép họ mua một máy bay thế hệ thứ năm rẻ hơn nhiều so với F-35. Tuy nhiên, liệu chất lượng của Nga có tương ứng với F-35? Câu trả lời là 50/50.F-35 đã hoạt động trên thị trường quốc tế trong khu vực này trong nhiều năm; nhưng trong vòng 24 tháng qua, dù là bất ngờ hay là theo quy luật, các vấn đề nghiêm trọng với máy bay đã bắt đầu xuất hiện.Chúng ta có thể giả định rằng, bằng cách này hay cách khác, nếu Su-75 muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh Mỹ khỏi thị trường, thì các nhà phát triển của nó phải đảm bảo rằng, Su-75 phải đáp ứng các yêu cầu quốc tế.Trong ba khách hàng tiềm năng của Su-75, thì Ấn Độ dường như có một mục tiêu khác, đó là tự lực phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Nhiều lần Ấn Độ đưa ra những yêu cầu cho những dự định này; nhưng Ấn Độ cũng thường xuyên tìm kiếm những giải pháp bên ngoài.Có thể vẫn là tin đồn, nhưng Việt Nam quan tâm đến Su-57 hơn là Su-75, do xuất phát từ chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam; nếu Su-57 được bán ra trên thị trường cùng với Su-75, thì rất có thể, Việt Nam sẽ ưu tiên chọn Su-57.Tuy nhiên, câu hỏi chính lại là một câu hỏi khác, vậy ai sẽ chi hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD để giúp người Nga hoàn thiện Su-75? Vì ai làm được, sẽ có lợi thế hơn hẳn về số lượng, giá cả cũng như cấu hình máy bay. Và câu trả lời ở đây chính là Tiểu Vương quốc Arab thống nhất mà thôi. Nguồn ảnh: Slava.
Tiêm kích Su-75 khi ra mắt dường như chỉ là phiên bản mô hình, với động cơ giả không có khả năng hoạt động. Nguồn: MilitaryNews.
Theo hãng tin Nga TASS, dẫn lời người đứng đầu Bộ Công thương Nga Denis Manturov cho biết, loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-75 Checkmate của Nga sẽ được trưng bày tại Triển lãm hàng không Dubai Airshow, diễn ra từ ngày 14-18/11 tại UAE.
Máy bay chiến đấu một động cơ tàng hình thế hệ 5 Su-75, do công ty chế tạo máy bay Sukhoi, thuộc Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất (UAC) của Tập đoàn nhà nước Rostec phát triển; xuất hiện lần đầu tại triển lãm hàng không MAKS-2021.
Theo kế hoạch, tiêm kích hạng nhẹ Su-75 sẽ cất cánh lần đầu vào năm 2023 và việc giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2026. Trong tương lai, sẽ có phiên bản một và hai chỗ ngồi; thậm chí là có cả phiên bản không người lái.
Theo các nhà phát triển, chiến đấu cơ Su-75 có tầm hoạt động tới 3.000km, tốc độ tối đa Mach 2 và mang theo tải trọng chiến đấu đến 7.400 kg. Radar của nó có thể dẫn đường tấn công đồng thời sáu mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ, bao gồm cả máy bay tàng hình.
Người đứng đầu Rostec, Sergei Chemezov ước tính, giá của chiếc máy bay mới vào khoảng từ 25-30 triệu USD. Và để giảm chi phí, Su-75 sẽ được hợp nhất với các chương trình máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57.
Số lượng bàn giao Su-75 trong 15 năm tới ước tính khoảng 300 chiếc, nó sẽ là đối thủ cạnh tranh với F-35 Lightning II của Mỹ và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.
Trước hết, Su-75 sẽ hướng tới xuất khẩu, đặc biệt là sang các nước châu Phi, Ấn Độ và Việt Nam. Phó Thủ tướng Yuri Borisov cho biết, Checkmate đã có một khách hàng nước ngoài đăng ký. Tuy nhiên, các nhà phát triển đang trông chờ vào đơn đặt hàng từ Bộ Quốc phòng Nga.
Khi chiếc Su-75 xuất hiện hiện lần đầu vào tháng 7/2021 vừa qua, có tin đồn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một phần của dự án. Nhưng nó có chính xác là một tin đồn?
Nếu quay ngược lại 4 năm (vào năm 2017), tại Triển lãm quốc tế Index 2017, khi đó Nga và UAE đã đưa ra thông cáo chung rằng, hai nước đang bắt đầu thực hiện dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm; dự án sẽ sẵn sàng vào năm 2025.
Theo Tạp chí MilitaryWatch, một nguồn tin Nga trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và thân cận với tòa soạn của ấn phẩm, đã xác nhận rằng, Abu Dhabi là đối tác “bí mật” của người Nga, trong việc sản xuất Su-75 Checkmate. Trong vai trò là nhà tài trợ, họ sẽ được ưu tiên hơn các đối tác khác.
Nhưng hiện tại, UAE đã đặt mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ, hợp đồng được ký kết giữa hai bên, trong những tuần cuối cùng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Vào đầu nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Joe Biden đã tạm thời ngừng thỏa thuận bán 50 chiếc F-35 cho Abu Dhabi; nhưng vào tháng 4 vừa qua, ông đã phát tín hiệu rằng, ông sẽ thông báo với Quốc hội về việc tiếp tục bán F-35 cho UAE. Vậy UAE có mua những chiếc Su-75 Checkmate của Nga trong tương lai?
Việc Nga (hay bất kỳ nhà sản xuất nào) phát triển một lớp máy bay chiến đấu mới để xuất khẩu, mà không có khách hàng đăng ký mua, sẽ là một rủi ro lớn; đó là lý do tại sao có thông tin rằng, Checkmate thực sự là kết quả của dự án Nga-UAE.
Trong số tất cả các quốc gia được cho là thể hiện sự quan tâm đến máy bay chiến đấu, Abu Dhabi có vị trí tốt nhất để cung cấp tài chính và cam kết cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình đầy tốn kém này của Nga.
Hiện chưa có thông tin nào về việc chương trình hợp tác phát triển máy bay chiến đấu tàng hình giữa Nga - UAE bị hủy bỏ. Nên sẽ rất bất thường, nếu Nga và UAE lại tiếp tục phát triển một mẫu máy bay chiến đấu mới; trong khi Su-75 mới là chương trình đầy triển vọng.
Theo đánh giá, những khách hàng tiềm năng nhất của Su-75 là Argentina, Việt Nam, Ấn Độ chứ không phải UAE. Ba quốc gia này cũng muốn mua chiến đấu cơ F-35 đã nổi danh của Mỹ, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào.
Hiện cả Argentina, Việt Nam và Ấn Độ đều không có xung đột với Mỹ; nên hoàn toàn có thể là khách hàng mua F-35 trong tương lai. Nhưng Su-75 cho phép họ mua một máy bay thế hệ thứ năm rẻ hơn nhiều so với F-35. Tuy nhiên, liệu chất lượng của Nga có tương ứng với F-35? Câu trả lời là 50/50.
F-35 đã hoạt động trên thị trường quốc tế trong khu vực này trong nhiều năm; nhưng trong vòng 24 tháng qua, dù là bất ngờ hay là theo quy luật, các vấn đề nghiêm trọng với máy bay đã bắt đầu xuất hiện.
Chúng ta có thể giả định rằng, bằng cách này hay cách khác, nếu Su-75 muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh Mỹ khỏi thị trường, thì các nhà phát triển của nó phải đảm bảo rằng, Su-75 phải đáp ứng các yêu cầu quốc tế.
Trong ba khách hàng tiềm năng của Su-75, thì Ấn Độ dường như có một mục tiêu khác, đó là tự lực phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Nhiều lần Ấn Độ đưa ra những yêu cầu cho những dự định này; nhưng Ấn Độ cũng thường xuyên tìm kiếm những giải pháp bên ngoài.
Có thể vẫn là tin đồn, nhưng Việt Nam quan tâm đến Su-57 hơn là Su-75, do xuất phát từ chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam; nếu Su-57 được bán ra trên thị trường cùng với Su-75, thì rất có thể, Việt Nam sẽ ưu tiên chọn Su-57.
Tuy nhiên, câu hỏi chính lại là một câu hỏi khác, vậy ai sẽ chi hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD để giúp người Nga hoàn thiện Su-75? Vì ai làm được, sẽ có lợi thế hơn hẳn về số lượng, giá cả cũng như cấu hình máy bay. Và câu trả lời ở đây chính là Tiểu Vương quốc Arab thống nhất mà thôi. Nguồn ảnh: Slava.
Tiêm kích Su-75 khi ra mắt dường như chỉ là phiên bản mô hình, với động cơ giả không có khả năng hoạt động. Nguồn: MilitaryNews.