Tuyến phòng thủ Maginot, được lấy tên của của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp André Maginot; đây là một công trình quân sự xây dựng dọc biên giới Pháp-Đức và Pháp-Ý, với mục đích bảo vệ lãnh thổ Pháp, được rút ra từ kinh nghiệm của Thế chiến 1.Tuyến phòng thủ gồm các tường thành bê tông với nhiều ụ chống tăng, lô cốt đại bác, ổ súng máy và tiền đồn quân sự. Theo kế hoạch an ninh quốc gia của Pháp, phòng tuyến Maginot sẽ làm chậm bước tấn công của quân địch, tạo đủ thời gian để lực lượng chủ lực chi viện.Theo tính toán của Pháp, tuyến phòng thủ Maginot đồng thời buộc quân địch phải tấn công nước Bỉ trung lập, nếu muốn kéo qua biên giới. Quân Pháp từng đạt thắng lợi nhờ chiến thuật đánh cầm cự trong Thế chiến 1; do đó bức tường Maginot được thiết kế theo khuynh hướng chiến thuật này.Ngoài ra tuyến phòng thủ Maginot được xây dựng, không phải từ sự hèn nhát của người Pháp như nhiều người lầm tưởng, mà xuất phát từ quy mô dân số. Năm 1939, Pháp có dân số khoảng 40 triệu người; trong khi đó, Đức có dân số khoảng 70 triệu người. Nếu chiến đấu với một kẻ thù vượt trội về số lượng là rất nguy hiểm.Trong Thế chiến 1, Pháp có khoảng 1,4 triệu người chết và 4,2 triệu người bị thương; trong khi Đức có 2 triệu người chết và 4,2 triệu người bị thương. Nhưng với dân số gần gấp đôi, nên Đức có lợi thế hơn.Mặc dù là một quốc gia thắng trận trong Thế chiến 1, nhưng Pháp vẫn e ngại một nước Đức có tư tưởng dân tộc, đã từng nhiều lần xâm lược Pháp thành công; vậy Pháp phải hành động như thế nào, có thể liên kết với các quốc gia Đông Âu, thậm chí là Liên Xô để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Đức, như vào năm 1914 hay không?Tuy nhiên một giải pháp cổ điển được sử dụng, được đúc rút từ kinh nghiệm trong trận Verdun (Véc-đoong) của Thế chiến 1, khi Quân đội Pháp phòng ngự thành công trước Quân đội Đức, đó là xây dựng phòng tuyến phòng ngự kiên cố.Công sự là một giải pháp cho phép một đội quân yếu hơn, có thể bảo vệ chống lại kẻ tấn công mạnh hơn; hoặc bảo vệ một phần lãnh thổ của mình với lực lượng tối thiểu, trong khi tập trung phần lớn quân của mình cho một cuộc tấn công ở một nơi khác.Với triết lý quân sự này, phòng tuyến Maginot là một ý tưởng hợp lý. Đó là một tuyến gồm gần sáu nghìn pháo đài, lô cốt, hàng rào cự mã và các công sự khác dọc theo biên giới Pháp-Đức; bắt đầu từ phía nam gần Thụy Sĩ và kéo dài về phía bắc đến biên giới Pháp-Luxembourg.Phòng tuyến Maginot là một thành tựu kỹ thuật ấn tượng về các tháp canh trang bị pháo, có thể thu vào có thể nhô lên khỏi mặt đất, các tổ súng máy kiên cố và hầm ngầm rộng lớn, với đường giao thông nối liền. Pháp hy vọng với sự kiên cố của phòng tuyến Maginot, có thể cầm chân được Quân đội Đức.Với sự kiên cố của phòng tuyến Maginot, các nhà lãnh đạo Quân đội Pháp nghĩ rằng, chỉ cần lực lượng dự bị là có thể cầm chân quân Đức; còn lực lượng tinh nhuệ nhất, tập trung phòng ngự ở phía Bắc nước Pháp, nơi họ sẽ ngăn chặn hướng tiến công của Đức qua Bỉ, như vào năm 1914.Kế hoạch này có thể đã thành công, nếu người Đức thực hiện những gì họ phải làm. Nhưng thay vì tiến công vào các tháp pháo của Phòng tuyến Maginot ở phía nam, hoặc quân đội Pháp ở phía bắc, đội quân cơ giới của Hitler lại đánh vào khoảng giữa.Ngày 10/5/1940, quân Đức tấn công qua hướng Luxembourg và miền nam nước Bỉ, qua những con đường nông thôn hẹp, băng qua những ngọn đồi có rừng mà các lực lượng nhỏ có thể dễ dàng bảo vệ, nhưng không có lực lượng nào. Sáu tuần sau, Pháp đầu hàng.Sau thất bại nhanh chóng của Pháp, có nhiều ý kiến; điều gì sẽ xảy ra nếu phòng tuyến Maginot được kéo dài, đủ bao phủ biên giới Bỉ (mặc dù sẽ tốn kém hơn nhiều)? Điều gì sẽ xảy ra nếu những con đường hẹp qua Luxembourg đã được bảo vệ tốt hơn?Giới quân sự cũng đặt câu hỏi, tình hình có thể sẽ khác, nếu huy cấp cao của Quân đội Pháp đã bớt "mơ ngủ" và cơ động lực lượng nhanh chóng, để chặn đường đột phá của quân Đức? Điều gì sẽ xảy ra nếu quân Pháp thể hiện sự chủ động và tinh thần chiến đấu cao hơn?Tuy nhiên, không có nguyên nhân nào trong số này liên quan đến phòng tuyến Maginot. Nhìn lại, Pháp có thể đã chọn không xây dựng công sự, mà dùng số tiền đó để tăng cường thêm sư đoàn bộ binh hoặc mua thêm xe tăng và máy bay.Nhưng điều đó sẽ không giải quyết được khoảng cách về nhân lực của Pháp, đặc biệt là cần thêm quân để thay thế các công sự dọc biên giới Đức. Và không có lý do gì để tin rằng, nhiều tiền hơn sẽ tạo ra các tướng Pháp tài giỏi hơn, hoặc xe tăng Pháp sẽ được sử dụng một cách hiệu quả hơn.Phòng tuyến Maginot là một bài học khắc nghiệt của lịch sử, rằng một ý tưởng có thể tuyệt vời, nhưng lại thất bại vì đủ mọi lý do. Đặc biệt là trong lịch sử quân sự, đó là một nghĩa địa rộng lớn của các kế hoạch và công nghệ không giống như quảng cáo.Vào năm 1940, các binh đoàn xe tăng Đức thực hiện chiến lược "bỏ chỗ mạnh, đánh chỗ yếu"; đã thực hiện vu hồi chiến lược để nhanh chóng vượt qua chiến lũy này. Quân trọng nhất là người Đức vận dụng vận động chiến, còn Pháp vẫn bám lấy tư tưởng chiến tranh phòng ngự thụ động và do vậy chuốc lấy thất bại. Nguồn ảnh: Warhistory. Tuyến phòng thủ Maginot được xem là vĩ đại nhất lịch sử loài người, đáng tiếc nó được hoàn thiện quá muộn, và tỏ ra vô dụng trước chiến thuật cơ giới hóa mạnh của Đức quốc xã, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: HistoryHD.
Tuyến phòng thủ Maginot, được lấy tên của của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp André Maginot; đây là một công trình quân sự xây dựng dọc biên giới Pháp-Đức và Pháp-Ý, với mục đích bảo vệ lãnh thổ Pháp, được rút ra từ kinh nghiệm của Thế chiến 1.
Tuyến phòng thủ gồm các tường thành bê tông với nhiều ụ chống tăng, lô cốt đại bác, ổ súng máy và tiền đồn quân sự. Theo kế hoạch an ninh quốc gia của Pháp, phòng tuyến Maginot sẽ làm chậm bước tấn công của quân địch, tạo đủ thời gian để lực lượng chủ lực chi viện.
Theo tính toán của Pháp, tuyến phòng thủ Maginot đồng thời buộc quân địch phải tấn công nước Bỉ trung lập, nếu muốn kéo qua biên giới. Quân Pháp từng đạt thắng lợi nhờ chiến thuật đánh cầm cự trong Thế chiến 1; do đó bức tường Maginot được thiết kế theo khuynh hướng chiến thuật này.
Ngoài ra tuyến phòng thủ Maginot được xây dựng, không phải từ sự hèn nhát của người Pháp như nhiều người lầm tưởng, mà xuất phát từ quy mô dân số. Năm 1939, Pháp có dân số khoảng 40 triệu người; trong khi đó, Đức có dân số khoảng 70 triệu người. Nếu chiến đấu với một kẻ thù vượt trội về số lượng là rất nguy hiểm.
Trong Thế chiến 1, Pháp có khoảng 1,4 triệu người chết và 4,2 triệu người bị thương; trong khi Đức có 2 triệu người chết và 4,2 triệu người bị thương. Nhưng với dân số gần gấp đôi, nên Đức có lợi thế hơn.
Mặc dù là một quốc gia thắng trận trong Thế chiến 1, nhưng Pháp vẫn e ngại một nước Đức có tư tưởng dân tộc, đã từng nhiều lần xâm lược Pháp thành công; vậy Pháp phải hành động như thế nào, có thể liên kết với các quốc gia Đông Âu, thậm chí là Liên Xô để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Đức, như vào năm 1914 hay không?
Tuy nhiên một giải pháp cổ điển được sử dụng, được đúc rút từ kinh nghiệm trong trận Verdun (Véc-đoong) của Thế chiến 1, khi Quân đội Pháp phòng ngự thành công trước Quân đội Đức, đó là xây dựng phòng tuyến phòng ngự kiên cố.
Công sự là một giải pháp cho phép một đội quân yếu hơn, có thể bảo vệ chống lại kẻ tấn công mạnh hơn; hoặc bảo vệ một phần lãnh thổ của mình với lực lượng tối thiểu, trong khi tập trung phần lớn quân của mình cho một cuộc tấn công ở một nơi khác.
Với triết lý quân sự này, phòng tuyến Maginot là một ý tưởng hợp lý. Đó là một tuyến gồm gần sáu nghìn pháo đài, lô cốt, hàng rào cự mã và các công sự khác dọc theo biên giới Pháp-Đức; bắt đầu từ phía nam gần Thụy Sĩ và kéo dài về phía bắc đến biên giới Pháp-Luxembourg.
Phòng tuyến Maginot là một thành tựu kỹ thuật ấn tượng về các tháp canh trang bị pháo, có thể thu vào có thể nhô lên khỏi mặt đất, các tổ súng máy kiên cố và hầm ngầm rộng lớn, với đường giao thông nối liền. Pháp hy vọng với sự kiên cố của phòng tuyến Maginot, có thể cầm chân được Quân đội Đức.
Với sự kiên cố của phòng tuyến Maginot, các nhà lãnh đạo Quân đội Pháp nghĩ rằng, chỉ cần lực lượng dự bị là có thể cầm chân quân Đức; còn lực lượng tinh nhuệ nhất, tập trung phòng ngự ở phía Bắc nước Pháp, nơi họ sẽ ngăn chặn hướng tiến công của Đức qua Bỉ, như vào năm 1914.
Kế hoạch này có thể đã thành công, nếu người Đức thực hiện những gì họ phải làm. Nhưng thay vì tiến công vào các tháp pháo của Phòng tuyến Maginot ở phía nam, hoặc quân đội Pháp ở phía bắc, đội quân cơ giới của Hitler lại đánh vào khoảng giữa.
Ngày 10/5/1940, quân Đức tấn công qua hướng Luxembourg và miền nam nước Bỉ, qua những con đường nông thôn hẹp, băng qua những ngọn đồi có rừng mà các lực lượng nhỏ có thể dễ dàng bảo vệ, nhưng không có lực lượng nào. Sáu tuần sau, Pháp đầu hàng.
Sau thất bại nhanh chóng của Pháp, có nhiều ý kiến; điều gì sẽ xảy ra nếu phòng tuyến Maginot được kéo dài, đủ bao phủ biên giới Bỉ (mặc dù sẽ tốn kém hơn nhiều)? Điều gì sẽ xảy ra nếu những con đường hẹp qua Luxembourg đã được bảo vệ tốt hơn?
Giới quân sự cũng đặt câu hỏi, tình hình có thể sẽ khác, nếu huy cấp cao của Quân đội Pháp đã bớt "mơ ngủ" và cơ động lực lượng nhanh chóng, để chặn đường đột phá của quân Đức? Điều gì sẽ xảy ra nếu quân Pháp thể hiện sự chủ động và tinh thần chiến đấu cao hơn?
Tuy nhiên, không có nguyên nhân nào trong số này liên quan đến phòng tuyến Maginot. Nhìn lại, Pháp có thể đã chọn không xây dựng công sự, mà dùng số tiền đó để tăng cường thêm sư đoàn bộ binh hoặc mua thêm xe tăng và máy bay.
Nhưng điều đó sẽ không giải quyết được khoảng cách về nhân lực của Pháp, đặc biệt là cần thêm quân để thay thế các công sự dọc biên giới Đức. Và không có lý do gì để tin rằng, nhiều tiền hơn sẽ tạo ra các tướng Pháp tài giỏi hơn, hoặc xe tăng Pháp sẽ được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
Phòng tuyến Maginot là một bài học khắc nghiệt của lịch sử, rằng một ý tưởng có thể tuyệt vời, nhưng lại thất bại vì đủ mọi lý do. Đặc biệt là trong lịch sử quân sự, đó là một nghĩa địa rộng lớn của các kế hoạch và công nghệ không giống như quảng cáo.
Vào năm 1940, các binh đoàn xe tăng Đức thực hiện chiến lược "bỏ chỗ mạnh, đánh chỗ yếu"; đã thực hiện vu hồi chiến lược để nhanh chóng vượt qua chiến lũy này. Quân trọng nhất là người Đức vận dụng vận động chiến, còn Pháp vẫn bám lấy tư tưởng chiến tranh phòng ngự thụ động và do vậy chuốc lấy thất bại. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuyến phòng thủ Maginot được xem là vĩ đại nhất lịch sử loài người, đáng tiếc nó được hoàn thiện quá muộn, và tỏ ra vô dụng trước chiến thuật cơ giới hóa mạnh của Đức quốc xã, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: HistoryHD.