Trong chiến dịch chiếm Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol vào tháng 6 năm ngoái, Quân đội Nga đã sử dụng súng cối “Hoa tulip” tấn công các mục tiêu kiên cố của Nhà máy thép Azovstal. Vậy súng cối “Hoa tulip” mà Quân đội Nga sử dụng mạnh đến mức nào?Súng cối “Hoa tulip” tên mã định danh là súng cối SM-240, viết tắt là cối 2S4, là loại súng cối tự hành do Liên Xô thiết kế và sản xuất vào đầu thập niên 1970. Súng cối 2S4 khác với các loại súng cối mà chúng ta thường thấy, đó là được gắn trực tiếp trên khung gầm ô tô hoặc vận chuyển bằng sức người. Súng cối 2S4 thì khác hoàn toàn, khi có cỡ nòng đến 240mm; nòng súng dài tới 5.340 mm. Cỡ nòng và chiều dài nòng khủng cũng khiến đạn pháo được sử dụng có trọng lượng cực lớn. Có hai loại đạn chính được sử dụng cho súng cối 2S4, một là đạn nổ phá chống bộ binh nặng 130 kg; còn loại đạn nổ, chuyên dùng phá hủy công sự, vật cản, có trọng lượng đến 228 kg.Do trọng lượng đạn lớn như vậy và nòng súng dài hơn 5 mét, nên việc nạp đạn của súng cối 2S4 cũng khác với cách nạp đạn từ miệng nòng của các loại súng cối thông thường. Cối 2S4 sử dụng phương pháp nạp đạn từ đuôi nòng, giống như pháo rãnh xoắn.Khi nạp đạn, khẩu cối khổng lồ này cần 3 người thao tác và cũng do quá trình nạp đạn phức tạp, nên khoảng thời gian giữa hai lần bắn của cối “Hoa tulip” cũng tương đối dài. Với góc bắn khoảng 60°, khoảng thời gian giữa hai lần bắn là khoảng 60 giây.Nếu nâng góc bắn của cối “Hoa tulip” lên 80°, khoảng thời gian bắn của hai quả đạn sẽ hết 70~80 giây. Đối với súng cối thông thường, trong trường hợp bắn nhanh, thời gian giãn cách bắn giữa hai quả đạn chỉ khoảng 15 giây, thậm chí khi bắn gấp xuống dưới 10 giây.Với loại đạn lớn như vậy, đương nhiên làm cho sức công phá của đạn cối 2S4 rất mạnh. Với một quả đạn nổ phá của “Hoa tulip”, một ngôi nhà 7 tầng có thể bị phá hủy chỉ bằng một phát bắn. Tầm bắn của cối 2S4 cũng rất xa, với đạn thông thường, tầm bắn là 9 km; khi sử dụng đạn tăng tầm, tầm bắn đạt tới 20 km.Ngoài bắn đạn thông thường, cối 2S4 có thể bắn cả đạn hạt nhân chiến thuật có sức công phá đến 2 kiloton (tương đương với 2.000 tấn thuốc nổ TNT) và có thể coi là vũ khí chiến thuật tương đối thành công. Với hàng chục nghìn đầu đạn hạt nhân chiến thuật trong kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô, khiến việc "hạt nhân hóa" cối 2S4 trở nên khá thiết thực.Mặc dù về sức mạnh của cối 2S4 là không phải bàn cãi, nhưng trên thực tế nó không thể phát huy tốt trong một cuộc chiến tổng lực như xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra. Chúng ta chỉ thấy “Hoa tulip” xuất hiện trong chiến dịch tấn công Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol vào năm ngoái.Lý do là khẩu cối này thực sự quá lớn, tổng trọng lượng cả pháo và xe nặng hơn 30 tấn; thời gian triển khai trên chiến trường tính bằng 10 phút. Các cường quốc quân sự được hiện đại hóa và thông tin hóa như Mỹ và NATO có nhiều phương tiện trinh sát khác nhau trên chiến trường; thời gian từ khi phát hiện cho đến khi phản pháo được tính bằng phút. Vì vậy trên chiến trường hiện đại, một khẩu pháo sẽ bị xóa sổ trong vòng 8 phút sau khi bắn, nếu nó không di chuyển kịp; điều này dẫn đến pháo binh hiện đại rất quan tâm đến việc thiết kế các loại pháo tự hành, không phải thiết bị pháo, mà có thể bắn và chạy ngay.Vậy cối ““Hoa tulip”” có thể thu pháo và di chuyển trong vòng 8 phút sau khi bắn hay không là một câu hỏi. Ngay cả khi nó có thể thu pháo và di chuyển trong vòng 8 phút, thì nó lại mất vài phút để triển khai trên chiến trường, sau đó mất vài phút để nạp đạn và bắn một phát, sau đó lại mất vài phút để thu pháo và cơ động; như vậy hiệu quả quá thấp.Ngoài ra, trong chiến dịch tấn công Nhà máy gang thép Azovstal, cối “Hoa tulip” đã không đạt được kết quả tốt, bởi vì Nhà máy thép Azovstal có một hệ thống công sự ngầm rất kín, và đạn cối được sử dụng bởi “Hoa tulip” rõ ràng là không phải là vũ khí hiệu quả trong việc phá hủy các hầm ngầm;Siêu cối “Hoa tulip” chỉ phát huy hiệu quả trong điều kiện pháo binh của đối phương không thực sự mạnh và khi chi viện chiến đấu trên đường phố; các mục tiêu khuất sau khối chắn, thung lũng, khe sâu. Ví dụ như trong Chiến tranh tại Afghanistan và Chechnya đã có một số kết quả ấn tượng. Nhưng trong các trận chiến tổng lực, khi cần sử dụng chiến thuật “bắn và chạy” và khi tấn công các pháo đài ngầm của địch, súng cối “Hoa tulip” rõ ràng có những điểm yếu như đã phân tích ở trên. Do vậy, “siêu cối” của Quân đội Nga khó có “đất diễn”, như ở chiến trường khốc liệt như Bakhmut.Cuối cùng, sự ra đời của siêu cối “Hoa tulip” bắt nguồn từ thuyết “sùng bái vũ khí hạng nặng” của lãnh đạo Quân đội Liên Xô một thời, khiến Liên Xô đi vào "con đường sai lầm" trong thiết kế pháo binh. Khi thiết kế súng cối, trước tiên chúng ta cần xác định, đó là cối dùng để làm nhiệm vụ gì?Quân đội các nước tiên tiến hiện vẫn trang bị một số lượng lớn súng cối, và lực lượng đổ bộ đường không cũng được trang bị một số súng cối hạng nhẹ. Mục đích của các loại súng cối này là vũ khí hỏa lực bổ sung cho các đơn vị cấp đại đội, trung đội, tiểu đội; đặc biệt là bộ đội đổ bộ đường không, do không thể mang theo vũ khí hỏa lực hạng nặng.Từ thực tế chiến trường, súng cối thường là hỏa khí đi cùng các phân đội bộ binh, thường chế áp các mục tiêu quan sát thấy. Đối với các mục tiêu ở xa hơn, nhiệm vụ đó được giao cho các đơn vị hỏa lực tầm xa hoặc không quân. Cho nên súng cối không cần quá chính xác, cũng không cần quá uy lực; mà cần bắn nhanh và di chuyển nhanh.Vì vậy, siêu cối “Hoa tulip” có một vấn đề rõ ràng là dư thừa sức mạnh, nhưng về hiệu quả chiến đấu, nó chỉ có thể bắn phá các mục tiêu cố định kiên cố như tòa nhà, hoặc các trận địa phòng ngự của đối phương được xây dựng nổi trên mặt đất.Nhưng nếu lực lượng Không quân Nga đủ mạnh, một đợt oanh tạc bằng máy bay ném bom sẽ nhanh và tiết kiệm chi phí hơn so với loại “siêu cối” này. Chỉ là trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Không quân Nga vì một số lý do không đóng vai trò lớn, nên Quân đội Nga mới dùng vũ khí cổ này mà thôi.
Trong chiến dịch chiếm Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol vào tháng 6 năm ngoái, Quân đội Nga đã sử dụng súng cối “Hoa tulip” tấn công các mục tiêu kiên cố của Nhà máy thép Azovstal. Vậy súng cối “Hoa tulip” mà Quân đội Nga sử dụng mạnh đến mức nào?
Súng cối “Hoa tulip” tên mã định danh là súng cối SM-240, viết tắt là cối 2S4, là loại súng cối tự hành do Liên Xô thiết kế và sản xuất vào đầu thập niên 1970. Súng cối 2S4 khác với các loại súng cối mà chúng ta thường thấy, đó là được gắn trực tiếp trên khung gầm ô tô hoặc vận chuyển bằng sức người.
Súng cối 2S4 thì khác hoàn toàn, khi có cỡ nòng đến 240mm; nòng súng dài tới 5.340 mm. Cỡ nòng và chiều dài nòng khủng cũng khiến đạn pháo được sử dụng có trọng lượng cực lớn. Có hai loại đạn chính được sử dụng cho súng cối 2S4, một là đạn nổ phá chống bộ binh nặng 130 kg; còn loại đạn nổ, chuyên dùng phá hủy công sự, vật cản, có trọng lượng đến 228 kg.
Do trọng lượng đạn lớn như vậy và nòng súng dài hơn 5 mét, nên việc nạp đạn của súng cối 2S4 cũng khác với cách nạp đạn từ miệng nòng của các loại súng cối thông thường. Cối 2S4 sử dụng phương pháp nạp đạn từ đuôi nòng, giống như pháo rãnh xoắn.
Khi nạp đạn, khẩu cối khổng lồ này cần 3 người thao tác và cũng do quá trình nạp đạn phức tạp, nên khoảng thời gian giữa hai lần bắn của cối “Hoa tulip” cũng tương đối dài. Với góc bắn khoảng 60°, khoảng thời gian giữa hai lần bắn là khoảng 60 giây.
Nếu nâng góc bắn của cối “Hoa tulip” lên 80°, khoảng thời gian bắn của hai quả đạn sẽ hết 70~80 giây. Đối với súng cối thông thường, trong trường hợp bắn nhanh, thời gian giãn cách bắn giữa hai quả đạn chỉ khoảng 15 giây, thậm chí khi bắn gấp xuống dưới 10 giây.
Với loại đạn lớn như vậy, đương nhiên làm cho sức công phá của đạn cối 2S4 rất mạnh. Với một quả đạn nổ phá của “Hoa tulip”, một ngôi nhà 7 tầng có thể bị phá hủy chỉ bằng một phát bắn. Tầm bắn của cối 2S4 cũng rất xa, với đạn thông thường, tầm bắn là 9 km; khi sử dụng đạn tăng tầm, tầm bắn đạt tới 20 km.
Ngoài bắn đạn thông thường, cối 2S4 có thể bắn cả đạn hạt nhân chiến thuật có sức công phá đến 2 kiloton (tương đương với 2.000 tấn thuốc nổ TNT) và có thể coi là vũ khí chiến thuật tương đối thành công. Với hàng chục nghìn đầu đạn hạt nhân chiến thuật trong kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô, khiến việc "hạt nhân hóa" cối 2S4 trở nên khá thiết thực.
Mặc dù về sức mạnh của cối 2S4 là không phải bàn cãi, nhưng trên thực tế nó không thể phát huy tốt trong một cuộc chiến tổng lực như xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra. Chúng ta chỉ thấy “Hoa tulip” xuất hiện trong chiến dịch tấn công Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol vào năm ngoái.
Lý do là khẩu cối này thực sự quá lớn, tổng trọng lượng cả pháo và xe nặng hơn 30 tấn; thời gian triển khai trên chiến trường tính bằng 10 phút. Các cường quốc quân sự được hiện đại hóa và thông tin hóa như Mỹ và NATO có nhiều phương tiện trinh sát khác nhau trên chiến trường; thời gian từ khi phát hiện cho đến khi phản pháo được tính bằng phút.
Vì vậy trên chiến trường hiện đại, một khẩu pháo sẽ bị xóa sổ trong vòng 8 phút sau khi bắn, nếu nó không di chuyển kịp; điều này dẫn đến pháo binh hiện đại rất quan tâm đến việc thiết kế các loại pháo tự hành, không phải thiết bị pháo, mà có thể bắn và chạy ngay.
Vậy cối ““Hoa tulip”” có thể thu pháo và di chuyển trong vòng 8 phút sau khi bắn hay không là một câu hỏi. Ngay cả khi nó có thể thu pháo và di chuyển trong vòng 8 phút, thì nó lại mất vài phút để triển khai trên chiến trường, sau đó mất vài phút để nạp đạn và bắn một phát, sau đó lại mất vài phút để thu pháo và cơ động; như vậy hiệu quả quá thấp.
Ngoài ra, trong chiến dịch tấn công Nhà máy gang thép Azovstal, cối “Hoa tulip” đã không đạt được kết quả tốt, bởi vì Nhà máy thép Azovstal có một hệ thống công sự ngầm rất kín, và đạn cối được sử dụng bởi “Hoa tulip” rõ ràng là không phải là vũ khí hiệu quả trong việc phá hủy các hầm ngầm;
Siêu cối “Hoa tulip” chỉ phát huy hiệu quả trong điều kiện pháo binh của đối phương không thực sự mạnh và khi chi viện chiến đấu trên đường phố; các mục tiêu khuất sau khối chắn, thung lũng, khe sâu. Ví dụ như trong Chiến tranh tại Afghanistan và Chechnya đã có một số kết quả ấn tượng.
Nhưng trong các trận chiến tổng lực, khi cần sử dụng chiến thuật “bắn và chạy” và khi tấn công các pháo đài ngầm của địch, súng cối “Hoa tulip” rõ ràng có những điểm yếu như đã phân tích ở trên. Do vậy, “siêu cối” của Quân đội Nga khó có “đất diễn”, như ở chiến trường khốc liệt như Bakhmut.
Cuối cùng, sự ra đời của siêu cối “Hoa tulip” bắt nguồn từ thuyết “sùng bái vũ khí hạng nặng” của lãnh đạo Quân đội Liên Xô một thời, khiến Liên Xô đi vào "con đường sai lầm" trong thiết kế pháo binh. Khi thiết kế súng cối, trước tiên chúng ta cần xác định, đó là cối dùng để làm nhiệm vụ gì?
Quân đội các nước tiên tiến hiện vẫn trang bị một số lượng lớn súng cối, và lực lượng đổ bộ đường không cũng được trang bị một số súng cối hạng nhẹ. Mục đích của các loại súng cối này là vũ khí hỏa lực bổ sung cho các đơn vị cấp đại đội, trung đội, tiểu đội; đặc biệt là bộ đội đổ bộ đường không, do không thể mang theo vũ khí hỏa lực hạng nặng.
Từ thực tế chiến trường, súng cối thường là hỏa khí đi cùng các phân đội bộ binh, thường chế áp các mục tiêu quan sát thấy. Đối với các mục tiêu ở xa hơn, nhiệm vụ đó được giao cho các đơn vị hỏa lực tầm xa hoặc không quân. Cho nên súng cối không cần quá chính xác, cũng không cần quá uy lực; mà cần bắn nhanh và di chuyển nhanh.
Vì vậy, siêu cối “Hoa tulip” có một vấn đề rõ ràng là dư thừa sức mạnh, nhưng về hiệu quả chiến đấu, nó chỉ có thể bắn phá các mục tiêu cố định kiên cố như tòa nhà, hoặc các trận địa phòng ngự của đối phương được xây dựng nổi trên mặt đất.
Nhưng nếu lực lượng Không quân Nga đủ mạnh, một đợt oanh tạc bằng máy bay ném bom sẽ nhanh và tiết kiệm chi phí hơn so với loại “siêu cối” này. Chỉ là trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Không quân Nga vì một số lý do không đóng vai trò lớn, nên Quân đội Nga mới dùng vũ khí cổ này mà thôi.