Kể từ khi Bộ Quốc phòng Anh công bố kế hoạch, nâng cấp xe tăng Challenger 2 lên chuẩn xe tăng chủ lực Challenger 3, để đưa vào sử dụng cuối thập kỷ này; một số nhà phân tích đặt câu hỏi, liệu đây có phải là một cách hiệu quả, để cải thiện khả năng tác chiến bọc thép của Anh; hay mua các biến thể tiên tiến Leopard 2 từ Đức, sẽ là lựa chọn tốt hơn?Challenger 3 không phải là một thiết kế xe tăng hoàn toàn mới, mà là một gói nâng cấp cho các xe tăng Challenger 2 hiện có, lên một tiêu chuẩn hiện đại hơn. Lục quân Anh sẽ nâng cấp 65% số xe tăng Challenger 2 hiện có của họ lên tiêu chuẩn Challenger 3, trong khi loại biên 35% còn lại.Việc loại biên 35% số xe tăng chủ lực Challenger 2, khiến Lục quân Anh chỉ còn 148 chiếc, đưa Anh trở thành một trong những lực lượng xe tăng nhỏ nhất trong khối NATO; lý do Anh tập trung nhiều hơn vào không quân và hải quân.Việc nâng cấp số Challenger 2 lên chuẩn Challenger 3 cũng sẽ tiêu tốn 800 triệu bảng Anh (tương đương 1 tỷ USD) cho tất cả số xe tăng đang hoạt động, tương đương 5,4 triệu bảng Anh/chiếc (6,6 triệu USD).Mặc dù xe tăng Leopard 2 có lợi thế là vẫn đang trong quá trình sản xuất và được người Đức đầu tư nhiều hơn vào nâng cấp tính năng; nhưng việc Anh tiếp tục đầu tư vào Challenger, có nhiều lợi thế đáng chú ý so với việc mua một thiết kế đã có sẵn của Đức.Challenger 2 đã từng được xuất khẩu, nhưng số lượng không đáng kể; chỉ có khoảng 40 chiếc Challenger 2 đang trong biên chế Quân đội Oman. Gói nâng cấp Challenger 3 có khả năng cũng được bán cho Oman, quốc gia từ lâu đã trở thành khách hàng hàng đầu của vũ khí của Anh.Với số lượng lớn xe tăng Challenger 2 của Anh, đang được niêm cất dài hạn, chúng có thể được tân trang và nâng cấp lên tiêu chuẩn Challenger 3 để xuất khẩu; nếu được bất kỳ bên nào quan tâm.Nếu Quân đội Anh loại biên số Challenger 2, để trang bị một mẫu xe tăng mới của nước ngoài, họ sẽ phải mất kinh phí rất nhiều, trong việc huấn luyện các kíp xe theo tiêu chuẩn mới. Chi phí mua xe tăng Leopard 2 mới, cũng sẽ cao hơn đáng kể so với 5,4 triệu bảng Anh, cho chi phí của gói nâng cấp một chiếc Challenger 3.Việc trang bị xe tăng của nước khác, cũng đồng nghĩa buộc Quân đội Anh, phải loại bỏ tất cả cơ sở hạ tầng bảo trì hiện có và tìm nguồn cung cấp phụ tùng thay thế từ nước ngoài và từ đó chấm dứt ngành công nghiệp phụ tùng trong nước.Một trong những mất mát rõ ràng nhất, khi Quân đội Anh chuyển sang sử dụng xe tăng Leopard 2, là mất uy tín với tư cách là một nhà sản xuất xe tăng lớn. Anh là quốc gia đã phát minh và là quốc gia đầu tiên sử dụng xe tăng chiến đấu; nếu nhập khẩu xe tăng, sẽ là đòn giáng mạnh vào uy tín của Anh.Cũng cần phải lưu ý rằng Leopard 2 có thiết kế cũ hơn nhiều so với Challenger 2; Leopard 2 đầu tiên được đưa vào sử dụng là năm 1979, như vậy Leopard 2 thậm chí còn cũ hơn so với Challenger 1 (đã loại biên), được đưa vào biên chế năm 1983.Challenger 2 là loại xe tăng hiện đại nhất của phương Tây, được đưa vào trang bị từ năm 1998; mặc dù việc thiếu pháo nòng trơn, đã làm suy giảm tiềm năng xuất khẩu của nó. Đồng thời với quy mô tương đối nhỏ của các đơn vị xe tăng Anh, khiến nó phải chấm dứt sản xuất sớm hơn nhiều so với Leopard 2. Tuy nhiên chiếc Leopard 2 có tốc độ nhanh hơn và cơ động hơn.Với chiếc Leopard II hơn 40 năm tuổi, Đức hiện đang hợp tác với Pháp, để đầu tư phát triển một xe tăng mới trong tương lai (MGCS); có nghĩa là việc Anh đầu tư vào việc mua lại thiết kế Leopard 2 của Đức, được cho là một lựa chọn không hợp lý.Hơn nữa, điều quan trọng cần cân nhắc, nếu Anh thực sự thay thế Challenger 2 bằng thiết kế của nước ngoài, Leopard II sẽ không phải là sự lựa chọn tốt nhất, không chỉ về tính năng kỹ chiến thuật mà còn vì lý do chính trị; đặc biệt là sau khi Anh rời Liên minh châu Âu.Sau khi rời Liên minh châu Âu, Anh tìm cách củng cố mối quan hệ với các nền kinh tế phát triển bên ngoài châu Âu; do vậy, sự lựa chọn tốt hơn có thể là K2 Black Panther của Hàn Quốc, được phát triển sau Leopard 2 vài thập kỷ và được đánh giá là có tính năng hiện đại hơn nhiều.Một lựa chọn cũng được cho là hợp lý hơn, đó là Anh hợp tác cùng với Nhật Bản, phát triển loại xe tăng hoàn toàn mới. Hoặc mua xe tăng M1 Abrams của Mỹ, với một số nâng cấp do Anh thực hiện, như vậy phù hợp hơn so với mua Leopard 2.Việc nâng cấp Challenger 2 cung cấp một giải pháp chi phí vừa phải, để hiện đại hóa các đơn vị thiết giáp của Anh, trong khi tránh được những khó khăn khi chuyển sang một loại xe tăng hoàn toàn mới và giúp ngành công nghiệp vũ khí trong nước phát triển. Đồng thời làm nền tảng cho các chương trình vũ khí tiềm năng hơn của Anh trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest. Xe tăng Challenger 2 của Anh - loại xe tăng chưa từng bị bắn hạ bởi bất cứ loại vũ khí nào, thậm chí từng sống sót sau khi dính 70 phát RPG của đối phương. Nguồn: BritishMilitaryPower.
Kể từ khi Bộ Quốc phòng Anh công bố kế hoạch, nâng cấp xe tăng Challenger 2 lên chuẩn xe tăng chủ lực Challenger 3, để đưa vào sử dụng cuối thập kỷ này; một số nhà phân tích đặt câu hỏi, liệu đây có phải là một cách hiệu quả, để cải thiện khả năng tác chiến bọc thép của Anh; hay mua các biến thể tiên tiến Leopard 2 từ Đức, sẽ là lựa chọn tốt hơn?
Challenger 3 không phải là một thiết kế xe tăng hoàn toàn mới, mà là một gói nâng cấp cho các xe tăng Challenger 2 hiện có, lên một tiêu chuẩn hiện đại hơn. Lục quân Anh sẽ nâng cấp 65% số xe tăng Challenger 2 hiện có của họ lên tiêu chuẩn Challenger 3, trong khi loại biên 35% còn lại.
Việc loại biên 35% số xe tăng chủ lực Challenger 2, khiến Lục quân Anh chỉ còn 148 chiếc, đưa Anh trở thành một trong những lực lượng xe tăng nhỏ nhất trong khối NATO; lý do Anh tập trung nhiều hơn vào không quân và hải quân.
Việc nâng cấp số Challenger 2 lên chuẩn Challenger 3 cũng sẽ tiêu tốn 800 triệu bảng Anh (tương đương 1 tỷ USD) cho tất cả số xe tăng đang hoạt động, tương đương 5,4 triệu bảng Anh/chiếc (6,6 triệu USD).
Mặc dù xe tăng Leopard 2 có lợi thế là vẫn đang trong quá trình sản xuất và được người Đức đầu tư nhiều hơn vào nâng cấp tính năng; nhưng việc Anh tiếp tục đầu tư vào Challenger, có nhiều lợi thế đáng chú ý so với việc mua một thiết kế đã có sẵn của Đức.
Challenger 2 đã từng được xuất khẩu, nhưng số lượng không đáng kể; chỉ có khoảng 40 chiếc Challenger 2 đang trong biên chế Quân đội Oman. Gói nâng cấp Challenger 3 có khả năng cũng được bán cho Oman, quốc gia từ lâu đã trở thành khách hàng hàng đầu của vũ khí của Anh.
Với số lượng lớn xe tăng Challenger 2 của Anh, đang được niêm cất dài hạn, chúng có thể được tân trang và nâng cấp lên tiêu chuẩn Challenger 3 để xuất khẩu; nếu được bất kỳ bên nào quan tâm.
Nếu Quân đội Anh loại biên số Challenger 2, để trang bị một mẫu xe tăng mới của nước ngoài, họ sẽ phải mất kinh phí rất nhiều, trong việc huấn luyện các kíp xe theo tiêu chuẩn mới. Chi phí mua xe tăng Leopard 2 mới, cũng sẽ cao hơn đáng kể so với 5,4 triệu bảng Anh, cho chi phí của gói nâng cấp một chiếc Challenger 3.
Việc trang bị xe tăng của nước khác, cũng đồng nghĩa buộc Quân đội Anh, phải loại bỏ tất cả cơ sở hạ tầng bảo trì hiện có và tìm nguồn cung cấp phụ tùng thay thế từ nước ngoài và từ đó chấm dứt ngành công nghiệp phụ tùng trong nước.
Một trong những mất mát rõ ràng nhất, khi Quân đội Anh chuyển sang sử dụng xe tăng Leopard 2, là mất uy tín với tư cách là một nhà sản xuất xe tăng lớn. Anh là quốc gia đã phát minh và là quốc gia đầu tiên sử dụng xe tăng chiến đấu; nếu nhập khẩu xe tăng, sẽ là đòn giáng mạnh vào uy tín của Anh.
Cũng cần phải lưu ý rằng Leopard 2 có thiết kế cũ hơn nhiều so với Challenger 2; Leopard 2 đầu tiên được đưa vào sử dụng là năm 1979, như vậy Leopard 2 thậm chí còn cũ hơn so với Challenger 1 (đã loại biên), được đưa vào biên chế năm 1983.
Challenger 2 là loại xe tăng hiện đại nhất của phương Tây, được đưa vào trang bị từ năm 1998; mặc dù việc thiếu pháo nòng trơn, đã làm suy giảm tiềm năng xuất khẩu của nó. Đồng thời với quy mô tương đối nhỏ của các đơn vị xe tăng Anh, khiến nó phải chấm dứt sản xuất sớm hơn nhiều so với Leopard 2. Tuy nhiên chiếc Leopard 2 có tốc độ nhanh hơn và cơ động hơn.
Với chiếc Leopard II hơn 40 năm tuổi, Đức hiện đang hợp tác với Pháp, để đầu tư phát triển một xe tăng mới trong tương lai (MGCS); có nghĩa là việc Anh đầu tư vào việc mua lại thiết kế Leopard 2 của Đức, được cho là một lựa chọn không hợp lý.
Hơn nữa, điều quan trọng cần cân nhắc, nếu Anh thực sự thay thế Challenger 2 bằng thiết kế của nước ngoài, Leopard II sẽ không phải là sự lựa chọn tốt nhất, không chỉ về tính năng kỹ chiến thuật mà còn vì lý do chính trị; đặc biệt là sau khi Anh rời Liên minh châu Âu.
Sau khi rời Liên minh châu Âu, Anh tìm cách củng cố mối quan hệ với các nền kinh tế phát triển bên ngoài châu Âu; do vậy, sự lựa chọn tốt hơn có thể là K2 Black Panther của Hàn Quốc, được phát triển sau Leopard 2 vài thập kỷ và được đánh giá là có tính năng hiện đại hơn nhiều.
Một lựa chọn cũng được cho là hợp lý hơn, đó là Anh hợp tác cùng với Nhật Bản, phát triển loại xe tăng hoàn toàn mới. Hoặc mua xe tăng M1 Abrams của Mỹ, với một số nâng cấp do Anh thực hiện, như vậy phù hợp hơn so với mua Leopard 2.
Việc nâng cấp Challenger 2 cung cấp một giải pháp chi phí vừa phải, để hiện đại hóa các đơn vị thiết giáp của Anh, trong khi tránh được những khó khăn khi chuyển sang một loại xe tăng hoàn toàn mới và giúp ngành công nghiệp vũ khí trong nước phát triển. Đồng thời làm nền tảng cho các chương trình vũ khí tiềm năng hơn của Anh trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng Challenger 2 của Anh - loại xe tăng chưa từng bị bắn hạ bởi bất cứ loại vũ khí nào, thậm chí từng sống sót sau khi dính 70 phát RPG của đối phương. Nguồn: BritishMilitaryPower.