Trong lịch sử phát triển vũ khí phòng không dã chiến của Lục quân Trung Quốc, pháo cao xạ cỡ nòng 25mm hoàn toàn chưa nhận được đánh giá tốt. Tuy nhiên, hiện nay, cỡ nòng 25mm thế hệ mới lại nhận được sự tin tưởng của Lục quân Trung Quốc, phía sau đó liệu có ý nghĩa gì sâu xa? Ảnh: Pháo phòng không 37mm từng là vũ khí phòng không chủ lực của lục quân Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.Trong thời kỳ còn quan hệ "trăng mật" với phương Tây, Trung Quốc đã tận dụng tranh thủ mối quan hệ đang tốt đẹp, mua hệ thống pháo cao xạ hai nòng 35 mm kiểu xe kéo của Công ty Oerlikon Thụy Sỹ, có tính năng hơn hẳn loại pháo phòng không 37mm hiện có trong biên chế chính của Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Pháo phòng không GDF-002 35mm của Oerlikon - Nguồn: Wikipedia.Chính vì vậy, sau khi hoàn thành việc "sao chép" pháo cao xạ 35 mm Oerlikon, Trung Quốc không chỉ trang bị với số lượng lớn loại pháo này, mà còn phát triển thêm phiên bản tự hành bánh xích kiểu Type PZG-09; cung cấp cho lực lượng thiết giáp Trung Quốc và được đánh giá là lá chắn phòng không đáng tin cậy. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.Vì sao Trung Quốc quay trở lại lựa chọn 25 mm làm cỡ nòng cho pháo cao xạ tự hành bánh lốp thế hệ mới? Lý do là khi nghiên cứu phát triển pháo cao xạ tự hành 35 mm hai nòng lắp trên khung gầm thiết giáp bánh lốp 8x8, nhưng do khả năng chịu tải của khung gầm bánh lốp có hạn, nên không thể đặt trực tiếp lên trên đó tháp pháo cao xạ tự hành 35 mm hai nòng kiểu bánh xích. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.Sau nhiều làn cân nhắc, Trung Quốc đã lựa chọn pháo 35 mm một nòng, nhưng sử dụng thiết bị nạp đạn xoay, cho tốc độ bắn từ 1.000 đến 1.100 phát/phút; tốc độ bắn như vậy không hề kém pháo tự hành Type PZG-09 hai nòng. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên, sau khi pháo này được định hình xong thì không được sản xuất loạt. Các nghiên cứu đều chỉ ra các nguyên nhân: Một là, thiết bị xoay nòng tự động có nhiều nhược điểm, tuổi thọ nòng ngắn, cần có giá đỡ thân pháo, kết cấu phức tạp, giá thành cao. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.Hai là, xuất phát từ việc cân nhắc giảm khối lượng và giảm bớt giá thành, đã loại bỏ radar bắt bám mục tiêu, để chuyển sang dùng thiết bị quang điện hoàn toàn, khiến cho năng lực tác chiến của pháo cao xạ 35 mm nòng xoay bánh lốp bị giảm đáng kể. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.Ba là, khi định hình pháo này, Lục quân Trung Quốc vẫn còn có một số tranh cãi về sứ mệnh tác chiến của lực lượng thiết giáp bánh lốp. Tuy nhiên, sau khi cải cách quân đội, lữ đoàn hợp thành hạng trung của lục quân, trang bị xe thiết giáp bánh lốp, đã trở thành lực lượng chủ lực trong tác chiến cục bộ; do đó về khách quan, đòi hỏi bắt buộc phải nhanh chóng bổ sung vào chỗ trống này. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.. Lữ đoàn hợp thành hạng trung của Lục quân Trung Quốc tại sao lại muốn sở hữu pháo cao xạ tự hành lắp trên khung gầm bánh lốp, trong khi khả năng phòng không hoàn toàn không bằng pháo 35 mm? Nguyên nhân chính là do chiến thuật phòng không dã chiến của Lục quân Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Ảnh: Pháo phòng không Type 90 mà Trung Quốc sao chép trực tiếp mẫu GDF-003 của Oerlikon - Nguồn: Wikipedia.Trong tương lai, phòng không dã chiến của Quân đội Trung Quốc sẽ coi tên lửa là vũ khí chính. Hiện nay, hệ thống phòng không của lữ đoàn hợp thành hạng trung của Lục quân Trung Quốc vẫn còn yếu, đó là sử dụng pháo cao xạ tự hành kết hợp tên lửa phòng không vác vai và không sử dụng khung gầm thiết giáp bánh lốp. Ảnh: Tên lửa phòng không tầm thấp Hồng Kỳ 7 (HQ-7) của Trung Quốc "sao chép" từ tổ hợp Crotale của Pháp - Nguồn: Wikipedia.Mẫu tên lửa - pháo phòng không tự hành như Pantsir S-1 của Nga là hình mẫu phát triển của Trung Quốc; sự kết hợp của hai loại vũ khí này sẽ nâng cao bán kính phòng không lên từ 18-20 km, có thể tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ 1.000 m/s; vượt xa tính năng của pháo 35 mm kết hợp tên lửa phòng không vác vai HQ-17 của Trung Quốc. Ảnh: Pháo phòng không tự hành như Pantsir S-1 của Nga - Nguồn: Wikipedia.Về khả năng, hiện nay ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã có thể chế tạo các loại tên lửa phòng không tầm thấp tương đối hiện đại, có tính năng tương đương của phương Tây, nhưng giá thành của Trung Quốc. Ảnh: Hệ thống phòng không lục quân tầm thập Tianlong 6 của Trung Quốc - Nguồn: SinaHiện nay phòng không lục quân (hay còn gọi là lục quân dã chiến) có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại các cuộc tiến công của vũ khí có điều khiển, chứ không phải các loại máy bay chiến đấu. Đây là nhiệm vụ hàng đầu trong sứ mệnh tác chiến của họ, do vậy Trung Quốc cũng đầu tư phòng không lục quân theo hướng này. Ảnh: Tổ hợp phòng không lục quân HQ-17 của Trung Quốc - Nguồn: Military Today.Việc sử dụng pháo cao xạ 25 mm thế hệ mới của Lục quân Trung Quốc không đơn thuần lý giải rằng đó là do pháo cao xạ tự hành 35 mm đã không còn đáp ứng được nhu cầu của phòng không dã chiến, mà cần xem xét từ góc độ cao hơn, tức là phải đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện đại. Ảnh: Một khẩu đội Type PZG-09 đang khải hỏa - Nguồn: Wikipedia.Phòng không dã chiến của Lục quân Trung Quốc đã sử dụng nhiều cỡ nòng như 20, 35, 37, 57 mm, và cỡ nòng 25 mm bổ sung là loại mới nhất, nhưng liệu nó có thay thế được các cỡ nòng trên hay không, thì phải chờ thực tiễn chiến trường trả lời; tuy nhiên, thời đại tên lửa phòng không trở thành chủ lực trong tác chiến phòng không dã chiến cũng đang đến gần. Ảnh: Tên lửa phòng không lục quân HQ-6A của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Video Pháo phòng không 57mm tự động do Việt Nam tự cải tiến - Nguồn: QPVN
Trong lịch sử phát triển vũ khí phòng không dã chiến của Lục quân Trung Quốc, pháo cao xạ cỡ nòng 25mm hoàn toàn chưa nhận được đánh giá tốt. Tuy nhiên, hiện nay, cỡ nòng 25mm thế hệ mới lại nhận được sự tin tưởng của Lục quân Trung Quốc, phía sau đó liệu có ý nghĩa gì sâu xa? Ảnh: Pháo phòng không 37mm từng là vũ khí phòng không chủ lực của lục quân Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Trong thời kỳ còn quan hệ "trăng mật" với phương Tây, Trung Quốc đã tận dụng tranh thủ mối quan hệ đang tốt đẹp, mua hệ thống pháo cao xạ hai nòng 35 mm kiểu xe kéo của Công ty Oerlikon Thụy Sỹ, có tính năng hơn hẳn loại pháo phòng không 37mm hiện có trong biên chế chính của Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Pháo phòng không GDF-002 35mm của Oerlikon - Nguồn: Wikipedia.
Chính vì vậy, sau khi hoàn thành việc "sao chép" pháo cao xạ 35 mm Oerlikon, Trung Quốc không chỉ trang bị với số lượng lớn loại pháo này, mà còn phát triển thêm phiên bản tự hành bánh xích kiểu Type PZG-09; cung cấp cho lực lượng thiết giáp Trung Quốc và được đánh giá là lá chắn phòng không đáng tin cậy. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.
Vì sao Trung Quốc quay trở lại lựa chọn 25 mm làm cỡ nòng cho pháo cao xạ tự hành bánh lốp thế hệ mới? Lý do là khi nghiên cứu phát triển pháo cao xạ tự hành 35 mm hai nòng lắp trên khung gầm thiết giáp bánh lốp 8x8, nhưng do khả năng chịu tải của khung gầm bánh lốp có hạn, nên không thể đặt trực tiếp lên trên đó tháp pháo cao xạ tự hành 35 mm hai nòng kiểu bánh xích. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.
Sau nhiều làn cân nhắc, Trung Quốc đã lựa chọn pháo 35 mm một nòng, nhưng sử dụng thiết bị nạp đạn xoay, cho tốc độ bắn từ 1.000 đến 1.100 phát/phút; tốc độ bắn như vậy không hề kém pháo tự hành Type PZG-09 hai nòng. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên, sau khi pháo này được định hình xong thì không được sản xuất loạt. Các nghiên cứu đều chỉ ra các nguyên nhân: Một là, thiết bị xoay nòng tự động có nhiều nhược điểm, tuổi thọ nòng ngắn, cần có giá đỡ thân pháo, kết cấu phức tạp, giá thành cao. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.
Hai là, xuất phát từ việc cân nhắc giảm khối lượng và giảm bớt giá thành, đã loại bỏ radar bắt bám mục tiêu, để chuyển sang dùng thiết bị quang điện hoàn toàn, khiến cho năng lực tác chiến của pháo cao xạ 35 mm nòng xoay bánh lốp bị giảm đáng kể. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.
Ba là, khi định hình pháo này, Lục quân Trung Quốc vẫn còn có một số tranh cãi về sứ mệnh tác chiến của lực lượng thiết giáp bánh lốp. Tuy nhiên, sau khi cải cách quân đội, lữ đoàn hợp thành hạng trung của lục quân, trang bị xe thiết giáp bánh lốp, đã trở thành lực lượng chủ lực trong tác chiến cục bộ; do đó về khách quan, đòi hỏi bắt buộc phải nhanh chóng bổ sung vào chỗ trống này. Ảnh: Pháo phòng không tự hành bánh xích Type PZG-09 - Nguồn: Wikipedia.
. Lữ đoàn hợp thành hạng trung của Lục quân Trung Quốc tại sao lại muốn sở hữu pháo cao xạ tự hành lắp trên khung gầm bánh lốp, trong khi khả năng phòng không hoàn toàn không bằng pháo 35 mm? Nguyên nhân chính là do chiến thuật phòng không dã chiến của Lục quân Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Ảnh: Pháo phòng không Type 90 mà Trung Quốc sao chép trực tiếp mẫu GDF-003 của Oerlikon - Nguồn: Wikipedia.
Trong tương lai, phòng không dã chiến của Quân đội Trung Quốc sẽ coi tên lửa là vũ khí chính. Hiện nay, hệ thống phòng không của lữ đoàn hợp thành hạng trung của Lục quân Trung Quốc vẫn còn yếu, đó là sử dụng pháo cao xạ tự hành kết hợp tên lửa phòng không vác vai và không sử dụng khung gầm thiết giáp bánh lốp. Ảnh: Tên lửa phòng không tầm thấp Hồng Kỳ 7 (HQ-7) của Trung Quốc "sao chép" từ tổ hợp Crotale của Pháp - Nguồn: Wikipedia.
Mẫu tên lửa - pháo phòng không tự hành như Pantsir S-1 của Nga là hình mẫu phát triển của Trung Quốc; sự kết hợp của hai loại vũ khí này sẽ nâng cao bán kính phòng không lên từ 18-20 km, có thể tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ 1.000 m/s; vượt xa tính năng của pháo 35 mm kết hợp tên lửa phòng không vác vai HQ-17 của Trung Quốc. Ảnh: Pháo phòng không tự hành như Pantsir S-1 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Về khả năng, hiện nay ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã có thể chế tạo các loại tên lửa phòng không tầm thấp tương đối hiện đại, có tính năng tương đương của phương Tây, nhưng giá thành của Trung Quốc. Ảnh: Hệ thống phòng không lục quân tầm thập Tianlong 6 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Hiện nay phòng không lục quân (hay còn gọi là lục quân dã chiến) có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại các cuộc tiến công của vũ khí có điều khiển, chứ không phải các loại máy bay chiến đấu. Đây là nhiệm vụ hàng đầu trong sứ mệnh tác chiến của họ, do vậy Trung Quốc cũng đầu tư phòng không lục quân theo hướng này. Ảnh: Tổ hợp phòng không lục quân HQ-17 của Trung Quốc - Nguồn: Military Today.
Việc sử dụng pháo cao xạ 25 mm thế hệ mới của Lục quân Trung Quốc không đơn thuần lý giải rằng đó là do pháo cao xạ tự hành 35 mm đã không còn đáp ứng được nhu cầu của phòng không dã chiến, mà cần xem xét từ góc độ cao hơn, tức là phải đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện đại. Ảnh: Một khẩu đội Type PZG-09 đang khải hỏa - Nguồn: Wikipedia.
Phòng không dã chiến của Lục quân Trung Quốc đã sử dụng nhiều cỡ nòng như 20, 35, 37, 57 mm, và cỡ nòng 25 mm bổ sung là loại mới nhất, nhưng liệu nó có thay thế được các cỡ nòng trên hay không, thì phải chờ thực tiễn chiến trường trả lời; tuy nhiên, thời đại tên lửa phòng không trở thành chủ lực trong tác chiến phòng không dã chiến cũng đang đến gần. Ảnh: Tên lửa phòng không lục quân HQ-6A của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Video Pháo phòng không 57mm tự động do Việt Nam tự cải tiến - Nguồn: QPVN