Xuất hiện từ cuối năm 2014, tổ hợp phòng không tầm ngắn Sky Dragon 12 hay Thiên Long 12 là một trong những tổ hợp phòng không của Trung Quốc thu hút được nhiều sự chú ý. Nhìn sơ qua, có thể thấy tổ hợp này có đôi nét giống với Pantsir của Nga nhưng nếu đi vào chi tiết, có thể chắc chắn rằng Thiên Long 12 được Trung Quốc sản xuất dựa tổ hợp Pantsir. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Tổ hợp này sử dụng hệ thống vũ khí bao gồm 12 ống phóng tên lửa được đặt xung quanh hệ thống radar và "mắt thần". Hệ thống radar được Trung Quốc sử dụng là loại sử dụng băng tần Ku có khả năng dò và theo dõi mục tiêu nhưng không rõ khoá được bao nhiêu mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Với tầm khoá mục tiêu tối đa 12 km, Thiên Long 12 của Trung Quốc có thể tương thích với các mục tiêu như máy bay, trực thăng tầm thấp, tên lửa hành trình, máy bay không người lái hay thậm chí là các loại đạn pháo, đạn dẫn đường cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Loại tên lửa được Thiên Long 12 sử dụng là FK-1000. Đây là loại tên lửa có tính năng chiến đấu gần tương đương với phiên bản 9M311 do Nga sản xuất với đầu đạn nặng 9kg, tốc độ tối đa 900 mét/giây và bắn chặn được mục tiêu có tốc độ tối đa 500 mét/giây. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này từ 2 tới 12 km và có thể tiêu diệt các mục tiêu bay ở trong độ cao từ 15 mét cho tới tối đa 5000 mét. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Toàn bộ cơ cấu hoả lực được đặt trên khung gầm xe tải loại SX2400 do Tập đoàn Ô-tô Thiểm Tây (Shaanxi) sản xuất. Đây là hệ thống khung gầm 6x6, có khả năng chở theo tối đa 3 thành viên kíp chiến đấu và có khoang điều khiển được đặt luôn ở Thiêna sau xe. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Từ khoang điều khiển này, toàn bộ kíp chiến đấu ba người có thể vận hành hệ thống Thiên Long 12 một cách dễ dàng. Tuy nhiên điểm yếu của kiểu thiết kế này đó là kíp chiến đấu có thể bị tiêu diệt hoàn toàn nếu Thiên Long 12 bị tên lửa chống bức xạ của đối phương tấn công. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Cận cảnh hệ thống hoả lực của Thiên Long 12, điểm yếu lớn nhất của hệ thống này đó là nó không có hoả lực pháo phản lực phóng loạt như trên Thiênên bản "chính chủ" Pantsir do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Mặc dù nhắm tới thị trường xuất khẩu với giá bán được cho là rẻ hơn nhiều so với phiên bản Pantsir do Nga sản xuất. Tuy nhiên tới nay, dường như vẫn chưa có quốc gia nào trên thế giới tỏ ra quan tâm tới Thiên Long 12 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Armyrecognition.Mời độc giả xem Video: Quân đội Trung Quốc năm 2019.
Xuất hiện từ cuối năm 2014, tổ hợp phòng không tầm ngắn Sky Dragon 12 hay Thiên Long 12 là một trong những tổ hợp phòng không của Trung Quốc thu hút được nhiều sự chú ý. Nhìn sơ qua, có thể thấy tổ hợp này có đôi nét giống với Pantsir của Nga nhưng nếu đi vào chi tiết, có thể chắc chắn rằng Thiên Long 12 được Trung Quốc sản xuất dựa tổ hợp Pantsir. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Tổ hợp này sử dụng hệ thống vũ khí bao gồm 12 ống phóng tên lửa được đặt xung quanh hệ thống radar và "mắt thần". Hệ thống radar được Trung Quốc sử dụng là loại sử dụng băng tần Ku có khả năng dò và theo dõi mục tiêu nhưng không rõ khoá được bao nhiêu mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Với tầm khoá mục tiêu tối đa 12 km, Thiên Long 12 của Trung Quốc có thể tương thích với các mục tiêu như máy bay, trực thăng tầm thấp, tên lửa hành trình, máy bay không người lái hay thậm chí là các loại đạn pháo, đạn dẫn đường cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Loại tên lửa được Thiên Long 12 sử dụng là FK-1000. Đây là loại tên lửa có tính năng chiến đấu gần tương đương với phiên bản 9M311 do Nga sản xuất với đầu đạn nặng 9kg, tốc độ tối đa 900 mét/giây và bắn chặn được mục tiêu có tốc độ tối đa 500 mét/giây. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này từ 2 tới 12 km và có thể tiêu diệt các mục tiêu bay ở trong độ cao từ 15 mét cho tới tối đa 5000 mét. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Toàn bộ cơ cấu hoả lực được đặt trên khung gầm xe tải loại SX2400 do Tập đoàn Ô-tô Thiểm Tây (Shaanxi) sản xuất. Đây là hệ thống khung gầm 6x6, có khả năng chở theo tối đa 3 thành viên kíp chiến đấu và có khoang điều khiển được đặt luôn ở Thiêna sau xe. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Từ khoang điều khiển này, toàn bộ kíp chiến đấu ba người có thể vận hành hệ thống Thiên Long 12 một cách dễ dàng. Tuy nhiên điểm yếu của kiểu thiết kế này đó là kíp chiến đấu có thể bị tiêu diệt hoàn toàn nếu Thiên Long 12 bị tên lửa chống bức xạ của đối phương tấn công. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Cận cảnh hệ thống hoả lực của Thiên Long 12, điểm yếu lớn nhất của hệ thống này đó là nó không có hoả lực pháo phản lực phóng loạt như trên Thiênên bản "chính chủ" Pantsir do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Mặc dù nhắm tới thị trường xuất khẩu với giá bán được cho là rẻ hơn nhiều so với phiên bản Pantsir do Nga sản xuất. Tuy nhiên tới nay, dường như vẫn chưa có quốc gia nào trên thế giới tỏ ra quan tâm tới Thiên Long 12 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Armyrecognition.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Trung Quốc năm 2019.