Mới đây, Quân đội Nga đã mất một chiếc máy bay ném bom tiền tuyến hai chỗ ngồi Su-24 gần thành phố Bakhmut, video trên mạng xã hội cho thấy chiếc máy bay này đã phát nổ sau khu trúng tên lửa vác vai (MANPAD) của lực lượng phòng không Ukraine. Theo quan sát, ít nhất một phi công đã nhảy dù thoát ra thành công. Trong video, có thể thấy phi công kích hoạt ghế phóng gần vị trí máy bay chiến đấu Su-24 gặp nạn và bung dù. Trước khi vụ việc xảy ra, những người chứng kiến đã chụp được ảnh hai chiếc Su-24 bay qua khu vực Bakhmut và xảy ra những vụ nổ dữ dội. Theo các nguồn tin của Nga, chiếc Su-24 vừa bị bắn rơi, không thuộc Không quân Nga, mà là máy bay chiến đấu của nhóm lính đánh thuê Wagner. Hiện chưa rõ phi công nhảy dù có bị Quân đội Ukraine bắt giữ, hay phi công đã được giải cứu thành công? Điều gây tò mò là tại sao tiêm kích bom Su-24 đã ra đời hơn 50 năm và chiếc sản xuất mới nhất đã cách đây gần 40 năm, thường xuyên bị bắn hạ và tai nạn; mà vẫn có thể ngồi vững ở vị trí máy bay ném bom chủ lực của Không quân Nga? Theo đoạn video và tin tức do Quân đội Ukraine công bố, chính bộ đội phòng không Lữ đoàn bộ binh cơ giới 93 của Ukraine, đang chiến đấu tại Bakhmut đã bắn hạ chiếc máy bay chiến đấu Su-24 bằng tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger do Mỹ hoặc Đức cung cấp. Xạ thủ phòng không của Ukraine đã phục kích khéo léo trong một ngôi nhà dân ở trong thành phố. Chiếc Su-24 bị bắn rơi sau đó đã lao xuống một khu rừng gần ngôi làng Operting ở phía nam thành phố Bakhmut; sau khi chiếc máy bay chiến đấu rơi xuống đất đã phát nổ và bốc khói dày đặc. Điều đáng chú ý là sau khi tiêm kích Su-24 bị bắn rơi, video trực tiếp chỉ cho thấy một phi công đã nhảy dù, còn người còn lại có lẽ đã không phóng dù thành công. Được biết, để bắt giữ phi công Wagner, Quân đội Ukraine gần đó đã được huy động.Do thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-24 là một trong những chiến đấu cơ của Quân đội Nga dễ bị bắn hạ nhất trong 20 năm qua. Tháng 11/2015, một máy bay ném bom Su-24M của Nga đã bị tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, khi đang thực hiện nhiệm vụ chống tổ chức cực đoan ở Syria.Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên tiêm kích Su-24 bị tấn công ở Bakhmut, ngày 2/12 năm ngoái, tiêm kích Su-24M mang mật danh "Blue 48" đã bị bắn rơi ở khu vực Bakhmut. Cả hai thành viên phi hành đoàn, bao gồm phi công Alexander Antonov và hoa tiêu Vladimir Nikishin đều thiệt mạng. Giữa tháng trước, Lữ đoàn Spartan số 3 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cũng đã bắn hỏng một chiếc Su-24 có mật danh "Blue 45" ở ngoại ô Bakhmut. Máy bay đã hạ cánh an toàn nhưng bị hỏng động cơ.Lính đánh thuê Wagner và Quân đội Nga rõ ràng đã không rút ra được kinh nghiệm và bài học nhiều lần bị bắn rơi, bị thương, mà vẫn điều Su-24 thực hiện các nhiệm vụ ném bom tầm thấp nguy hiểm như thường lệ; mà không thể chế áp hoàn toàn biên đội phòng không của Quân đội Ukraine tại Bakhmut.Máy bay ném bom Su-24 là máy bay ném bom chiến thuật siêu âm hai chỗ ngồi, hai động cơ, “cánh cụp cánh xòe (góc cánh thay đổi)”, chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất; cất cánh lần đầu năm 1967 và được đưa vào sử dụng năm 1974. Mẫu cải tiến mới nhất của nó là Su-24M.Do ra đời từ thập niên 1960, nên thiết kế, vũ khí tấn công đối đất, đối không của Su-24 không còn phù hợp với chiến trường hiện đại. Hơn nữa, hệ thống điều khiển hỏa lực trên không và khả năng hiện đại hóa khí tài hàng không của Su-24M rất “khiêm tốn”. Nhưng do Quân đội Nga vốn thiếu trầm trọng các loại vũ khí dẫn đường chính xác, có thể tấn công ngoài khu vực phòng thủ của đối phương; nên họ chỉ có thể sử dụng chiến đấu cơ Su-24M để ném bom thông thường ở độ cao thấp và cự ly gần.Kiểu tác chiến ném bom tầm thấp này rất dễ bị tên lửa phòng không cơ động mặt đất của đối phương tấn công. Nhưng để yểm trợ hỏa lực trên không cho Quân đội Nga chiến đấu dưới mặt đất, các phi công Nga buộc phải lao vào "núi dao và biển lửa". Vì sao Su-24M có nhiều khuyết điểm như vậy mà Không quân Nga vẫn “tin dùng” tiêm kích Su-24? Trước hết là họ thiếu số lượng loại tiêm kích bom mới, do việc sản xuất máy bay mới chậm hơn nhiều so với yêu cầu biên chế, nên Không quân Nga phải tiếp tục dùng Su-24 cũ để bổ sung cho phi đội.Thứ hai, Không quân Nga cho rằng tiêm kích bom Su-24M vẫn có vai trò và giá trị nhất định. Mặc dù tiêm kích-ném bom Su-24M đã lạc hậu rất xa so với thời đại, nhưng Su-24M vẫn có những ưu điểm về khả năng bay siêu thanh, tải trọng vũ khí lớn, tính kinh tế tốt nên Su-24M vẫn có thể hoạt động. Hơn nữa, so với các máy bay chiến đấu Su-34 hay Su-57 tiên tiến hơn, bản thân Su-24M có chi phí bảo dưỡng thấp hơn, phù hợp hơn để triển khai và sử dụng ở một số căn cứ tiền tuyến với điều kiện dã chiến và đặc biệt là tận dụng được số bom khổng lồ từ thời Liên Xô để lại. Tóm lại, việc Quân đội Nga sử dụng các máy bay Su-24M chiến đấu trong môi trường phòng không dày đặc, có thể vì nhiều lý do, không có nghĩa là chúng hoàn toàn vô giá trị. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ và năng lực phòng không của đối phương, Su-24M cũng đứng trước áp lực rất lớn bị loại bỏ hoặc thay thế.Trong tương lai, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga có thể đẩy nhanh việc sản xuất và triển khai các loại máy bay chiến đấu-ném bom mới, chẳng hạn như Su-34 hay Su-57, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào Su-24M trên chiến trường.
Mới đây, Quân đội Nga đã mất một chiếc máy bay ném bom tiền tuyến hai chỗ ngồi Su-24 gần thành phố Bakhmut, video trên mạng xã hội cho thấy chiếc máy bay này đã phát nổ sau khu trúng tên lửa vác vai (MANPAD) của lực lượng phòng không Ukraine.
Theo quan sát, ít nhất một phi công đã nhảy dù thoát ra thành công. Trong video, có thể thấy phi công kích hoạt ghế phóng gần vị trí máy bay chiến đấu Su-24 gặp nạn và bung dù. Trước khi vụ việc xảy ra, những người chứng kiến đã chụp được ảnh hai chiếc Su-24 bay qua khu vực Bakhmut và xảy ra những vụ nổ dữ dội.
Theo các nguồn tin của Nga, chiếc Su-24 vừa bị bắn rơi, không thuộc Không quân Nga, mà là máy bay chiến đấu của nhóm lính đánh thuê Wagner. Hiện chưa rõ phi công nhảy dù có bị Quân đội Ukraine bắt giữ, hay phi công đã được giải cứu thành công?
Điều gây tò mò là tại sao tiêm kích bom Su-24 đã ra đời hơn 50 năm và chiếc sản xuất mới nhất đã cách đây gần 40 năm, thường xuyên bị bắn hạ và tai nạn; mà vẫn có thể ngồi vững ở vị trí máy bay ném bom chủ lực của Không quân Nga?
Theo đoạn video và tin tức do Quân đội Ukraine công bố, chính bộ đội phòng không Lữ đoàn bộ binh cơ giới 93 của Ukraine, đang chiến đấu tại Bakhmut đã bắn hạ chiếc máy bay chiến đấu Su-24 bằng tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger do Mỹ hoặc Đức cung cấp.
Xạ thủ phòng không của Ukraine đã phục kích khéo léo trong một ngôi nhà dân ở trong thành phố. Chiếc Su-24 bị bắn rơi sau đó đã lao xuống một khu rừng gần ngôi làng Operting ở phía nam thành phố Bakhmut; sau khi chiếc máy bay chiến đấu rơi xuống đất đã phát nổ và bốc khói dày đặc.
Điều đáng chú ý là sau khi tiêm kích Su-24 bị bắn rơi, video trực tiếp chỉ cho thấy một phi công đã nhảy dù, còn người còn lại có lẽ đã không phóng dù thành công. Được biết, để bắt giữ phi công Wagner, Quân đội Ukraine gần đó đã được huy động.
Do thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-24 là một trong những chiến đấu cơ của Quân đội Nga dễ bị bắn hạ nhất trong 20 năm qua. Tháng 11/2015, một máy bay ném bom Su-24M của Nga đã bị tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, khi đang thực hiện nhiệm vụ chống tổ chức cực đoan ở Syria.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên tiêm kích Su-24 bị tấn công ở Bakhmut, ngày 2/12 năm ngoái, tiêm kích Su-24M mang mật danh "Blue 48" đã bị bắn rơi ở khu vực Bakhmut. Cả hai thành viên phi hành đoàn, bao gồm phi công Alexander Antonov và hoa tiêu Vladimir Nikishin đều thiệt mạng.
Giữa tháng trước, Lữ đoàn Spartan số 3 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, cũng đã bắn hỏng một chiếc Su-24 có mật danh "Blue 45" ở ngoại ô Bakhmut. Máy bay đã hạ cánh an toàn nhưng bị hỏng động cơ.
Lính đánh thuê Wagner và Quân đội Nga rõ ràng đã không rút ra được kinh nghiệm và bài học nhiều lần bị bắn rơi, bị thương, mà vẫn điều Su-24 thực hiện các nhiệm vụ ném bom tầm thấp nguy hiểm như thường lệ; mà không thể chế áp hoàn toàn biên đội phòng không của Quân đội Ukraine tại Bakhmut.
Máy bay ném bom Su-24 là máy bay ném bom chiến thuật siêu âm hai chỗ ngồi, hai động cơ, “cánh cụp cánh xòe (góc cánh thay đổi)”, chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất; cất cánh lần đầu năm 1967 và được đưa vào sử dụng năm 1974. Mẫu cải tiến mới nhất của nó là Su-24M.
Do ra đời từ thập niên 1960, nên thiết kế, vũ khí tấn công đối đất, đối không của Su-24 không còn phù hợp với chiến trường hiện đại. Hơn nữa, hệ thống điều khiển hỏa lực trên không và khả năng hiện đại hóa khí tài hàng không của Su-24M rất “khiêm tốn”.
Nhưng do Quân đội Nga vốn thiếu trầm trọng các loại vũ khí dẫn đường chính xác, có thể tấn công ngoài khu vực phòng thủ của đối phương; nên họ chỉ có thể sử dụng chiến đấu cơ Su-24M để ném bom thông thường ở độ cao thấp và cự ly gần.
Kiểu tác chiến ném bom tầm thấp này rất dễ bị tên lửa phòng không cơ động mặt đất của đối phương tấn công. Nhưng để yểm trợ hỏa lực trên không cho Quân đội Nga chiến đấu dưới mặt đất, các phi công Nga buộc phải lao vào "núi dao và biển lửa".
Vì sao Su-24M có nhiều khuyết điểm như vậy mà Không quân Nga vẫn “tin dùng” tiêm kích Su-24? Trước hết là họ thiếu số lượng loại tiêm kích bom mới, do việc sản xuất máy bay mới chậm hơn nhiều so với yêu cầu biên chế, nên Không quân Nga phải tiếp tục dùng Su-24 cũ để bổ sung cho phi đội.
Thứ hai, Không quân Nga cho rằng tiêm kích bom Su-24M vẫn có vai trò và giá trị nhất định. Mặc dù tiêm kích-ném bom Su-24M đã lạc hậu rất xa so với thời đại, nhưng Su-24M vẫn có những ưu điểm về khả năng bay siêu thanh, tải trọng vũ khí lớn, tính kinh tế tốt nên Su-24M vẫn có thể hoạt động.
Hơn nữa, so với các máy bay chiến đấu Su-34 hay Su-57 tiên tiến hơn, bản thân Su-24M có chi phí bảo dưỡng thấp hơn, phù hợp hơn để triển khai và sử dụng ở một số căn cứ tiền tuyến với điều kiện dã chiến và đặc biệt là tận dụng được số bom khổng lồ từ thời Liên Xô để lại.
Tóm lại, việc Quân đội Nga sử dụng các máy bay Su-24M chiến đấu trong môi trường phòng không dày đặc, có thể vì nhiều lý do, không có nghĩa là chúng hoàn toàn vô giá trị. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ và năng lực phòng không của đối phương, Su-24M cũng đứng trước áp lực rất lớn bị loại bỏ hoặc thay thế.
Trong tương lai, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga có thể đẩy nhanh việc sản xuất và triển khai các loại máy bay chiến đấu-ném bom mới, chẳng hạn như Su-34 hay Su-57, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào Su-24M trên chiến trường.