Theo tờ Defense Express của truyền thông Mỹ, Hải quân Mỹ đã quyết định trao cho Boeing một hợp đồng vào năm tới, để bắt đầu lắp đặt tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) tiên tiến nhất, lên máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon.Theo định nghĩa của Hải quân Mỹ, P-8A là loại máy bay đa năng với khả năng giám sát và tiến công tàu mặt nước. Nhưng tại sao Hải quân Mỹ lại lắp đặt một tên lửa tầm xa, mới được thiết kế và chỉ được trang bị cho máy bay cường kích và máy bay ném bom, lên một máy bay tuần thám biển?Các nhà phân tích cho rằng, việc nâng cấp khả năng tấn công của máy bay tuần tra chống ngầm P-8, có liên quan đến khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và chống lại các đối thủ lớn như Trung Quốc.Chuyên gia quốc phòng Brad Bowman cho rằng, việc trang bị tên lửa tầm xa cho Poseidon, có thể đe dọa các tàu chiến Trung Quốc, khi hoạt động ở các khu vực nhạy cảm như eo biển Đài Loan và Biển Đông; đồng thời có thể khiến các hoạt động quân sự của Trung Quốc trở nên bớt “ngổ ngáo” hơn. Máy bay tuần tra chống ngầm P-8A có khả năng tình báo, giám sát, trinh sát, chống hạm và tác chiến chống tàu ngầm. Đây cũng là loại máy bay thứ ba, có thể được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa LRASM.LRASM là loại tên lửa tiên tiến do Lockheed Martin phát triển và sản xuất cho Hải quân Mỹ. Hiện tại, tên lửa đã được trang bị trên hai loại máy bay chiến đấu, đó là tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân và máy bay ném bom B-1B của Không quân.Khi nói về lý do, tại sao cần trang bị tên lửa LRASM cho các máy bay quân sự khác, Bowman nói rằng, khi bạn nhìn thấy số lượng tàu chiến khổng lồ của Trung Quốc, mà Hải quân Mỹ sẽ đối mặt trong một cuộc xung đột tiềm tàng, Mỹ sẽ phải sở hữu nhiều vũ khí chống hạm hơn.Trong báo cáo quân sự trước đây do Lầu Năm Góc công bố, số lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ là 305 chiếc; trong khi số lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc lên tới 355 chiếc. Nhiều chuyên gia quốc phòng bày tỏ rằng, họ không ngạc nhiên trước khả năng tấn công của máy bay tuần tra chống ngầm P-8A nâng cấp của Hải quân Mỹ, bởi máy bay này và máy bay chống ngầm tiền nhiệm P-3 Orion, có thể phóng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.Hendricks, một đại tá Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu và hiện là chuyên gia phân tích quốc phòng nói rằng, đây là một phần mở rộng tự nhiên của nhiệm vụ trước đó, do máy bay tuần tra hàng hải thực hiện. Hendricks cũng nêu quan ngại về số lượng P-8A trong quân đội Mỹ, ông cho rằng, Mỹ sẽ phải quay trở lại kỷ nguyên cạnh tranh với Trung Quốc, mà thực chất là cạnh tranh trên biển, giống cuộc cạnh tranh với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.Do vậy Lầu Năm Góc nên xem xét việc tăng số lượng máy bay quân sự của mình. Nhưng theo các tài liệu về ngân sách, Hải quân Mỹ sẽ ngừng mua máy bay tuần tra chống ngầm P-8A vào năm tài chính 2021. Hiện tại Hải quân Mỹ có 128 chiếc máy bay loại này.Và một điều nữa khiến các chuyên gia quốc phòng đặt câu hỏi, đó là việc bổ sung tên lửa tầm xa cho P-8A, sẽ mang lại bao nhiêu cải tiến công nghệ. Cả Hải quân và Không quân Mỹ đều gặp phải sự cố phần cứng và phần mềm trong các cuộc thử nghiệm tên lửa LRASM; điều này đã được đại diện Lầu Năm Góc công nhận.Chris Basler, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm đánh giá Chiến lược và Ngân sách, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, xét thấy nhiều loại thiết bị không người lái, đang ngày càng đảm nhận nhiều nhiệm vụ giám sát khác nhau, và nó có thể thay thế máy bay có người lái, để thực hiện các nhiệm vụ tiến công. Đặc biệt là khi Hải quân Mỹ và các lực lượng khác đã sử dụng rộng rãi các loại UAV như MQ-4C hoặc MQ-9B, để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và cung cấp thông tin tình báo. Do vậy, có nhất thiết phải trang bị cho P-8A tên lửa tiến công tầm xa LRASM hay không?Không phủ nhận là P-8A có thể trở thành bệ phóng tên lửa tấn công nhanh khi cần thiết và có thể mang nhiều loại vũ khí khác nhau; tuy nhiên việc trang bị tên lửa LRASM cho chiếc máy bay tuần thám này, cũng là minh chứng về việc sử dụng linh hoạt máy bay của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo tờ Defense Express của truyền thông Mỹ, Hải quân Mỹ đã quyết định trao cho Boeing một hợp đồng vào năm tới, để bắt đầu lắp đặt tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) tiên tiến nhất, lên máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon.
Theo định nghĩa của Hải quân Mỹ, P-8A là loại máy bay đa năng với khả năng giám sát và tiến công tàu mặt nước. Nhưng tại sao Hải quân Mỹ lại lắp đặt một tên lửa tầm xa, mới được thiết kế và chỉ được trang bị cho máy bay cường kích và máy bay ném bom, lên một máy bay tuần thám biển?
Các nhà phân tích cho rằng, việc nâng cấp khả năng tấn công của máy bay tuần tra chống ngầm P-8, có liên quan đến khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và chống lại các đối thủ lớn như Trung Quốc.
Chuyên gia quốc phòng Brad Bowman cho rằng, việc trang bị tên lửa tầm xa cho Poseidon, có thể đe dọa các tàu chiến Trung Quốc, khi hoạt động ở các khu vực nhạy cảm như eo biển Đài Loan và Biển Đông; đồng thời có thể khiến các hoạt động quân sự của Trung Quốc trở nên bớt “ngổ ngáo” hơn.
Máy bay tuần tra chống ngầm P-8A có khả năng tình báo, giám sát, trinh sát, chống hạm và tác chiến chống tàu ngầm. Đây cũng là loại máy bay thứ ba, có thể được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa LRASM.
LRASM là loại tên lửa tiên tiến do Lockheed Martin phát triển và sản xuất cho Hải quân Mỹ. Hiện tại, tên lửa đã được trang bị trên hai loại máy bay chiến đấu, đó là tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân và máy bay ném bom B-1B của Không quân.
Khi nói về lý do, tại sao cần trang bị tên lửa LRASM cho các máy bay quân sự khác, Bowman nói rằng, khi bạn nhìn thấy số lượng tàu chiến khổng lồ của Trung Quốc, mà Hải quân Mỹ sẽ đối mặt trong một cuộc xung đột tiềm tàng, Mỹ sẽ phải sở hữu nhiều vũ khí chống hạm hơn.
Trong báo cáo quân sự trước đây do Lầu Năm Góc công bố, số lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ là 305 chiếc; trong khi số lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc lên tới 355 chiếc.
Nhiều chuyên gia quốc phòng bày tỏ rằng, họ không ngạc nhiên trước khả năng tấn công của máy bay tuần tra chống ngầm P-8A nâng cấp của Hải quân Mỹ, bởi máy bay này và máy bay chống ngầm tiền nhiệm P-3 Orion, có thể phóng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.
Hendricks, một đại tá Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu và hiện là chuyên gia phân tích quốc phòng nói rằng, đây là một phần mở rộng tự nhiên của nhiệm vụ trước đó, do máy bay tuần tra hàng hải thực hiện.
Hendricks cũng nêu quan ngại về số lượng P-8A trong quân đội Mỹ, ông cho rằng, Mỹ sẽ phải quay trở lại kỷ nguyên cạnh tranh với Trung Quốc, mà thực chất là cạnh tranh trên biển, giống cuộc cạnh tranh với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Do vậy Lầu Năm Góc nên xem xét việc tăng số lượng máy bay quân sự của mình. Nhưng theo các tài liệu về ngân sách, Hải quân Mỹ sẽ ngừng mua máy bay tuần tra chống ngầm P-8A vào năm tài chính 2021. Hiện tại Hải quân Mỹ có 128 chiếc máy bay loại này.
Và một điều nữa khiến các chuyên gia quốc phòng đặt câu hỏi, đó là việc bổ sung tên lửa tầm xa cho P-8A, sẽ mang lại bao nhiêu cải tiến công nghệ. Cả Hải quân và Không quân Mỹ đều gặp phải sự cố phần cứng và phần mềm trong các cuộc thử nghiệm tên lửa LRASM; điều này đã được đại diện Lầu Năm Góc công nhận.
Chris Basler, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm đánh giá Chiến lược và Ngân sách, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, xét thấy nhiều loại thiết bị không người lái, đang ngày càng đảm nhận nhiều nhiệm vụ giám sát khác nhau, và nó có thể thay thế máy bay có người lái, để thực hiện các nhiệm vụ tiến công.
Đặc biệt là khi Hải quân Mỹ và các lực lượng khác đã sử dụng rộng rãi các loại UAV như MQ-4C hoặc MQ-9B, để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và cung cấp thông tin tình báo. Do vậy, có nhất thiết phải trang bị cho P-8A tên lửa tiến công tầm xa LRASM hay không?
Không phủ nhận là P-8A có thể trở thành bệ phóng tên lửa tấn công nhanh khi cần thiết và có thể mang nhiều loại vũ khí khác nhau; tuy nhiên việc trang bị tên lửa LRASM cho chiếc máy bay tuần thám này, cũng là minh chứng về việc sử dụng linh hoạt máy bay của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.