Máy bay chiến đấu MiG-21 được phát triển vào năm 1952, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1955 và chính thức được trang bị vào năm 1958. Với tổng sản lượng hơn 22.000 chiếc, nó là máy bay chiến đấu phản lực được sản xuất với số lượng lớn nhất thế giới. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 - Nguồn: WikipediaMiG-21 là mẫu tiêm kích thế hệ ba có giá thành rẻ, tốc độ cao, khả năng cơ động tốt và không cần bảo dưỡng đặc biệt. Mặc dù có thể đạt tốc độ Mach 2, tuy nhiên cấu tạo của MiG-21 rất đơn giản, về cơ bản nó là một động cơ phản lực có cánh để phi công có thể điều khiển, vì vậy nó được nhiều người mệnh danh là “tên lửa có người lái”. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 - Nguồn: WikipediaThời kỳ cao điểm, MiG-21 được trang bị trong không quân 50 quốc gia trên thế giới. Cho đến ngày nay, chiến đấu cơ MiG-21 vẫn được biên chế trong không quân 26 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Romania... Vì vậy, bất cứ ai cũng không nên ngạc nhiên nếu họ thấy rằng MiG-21 và các biến thể của nó vẫn đang bay vào năm 2034. Ảnh: MiG-21MF không quân Xô viết - Nguồn: WikipediaRõ ràng, trong mắt người Mỹ, MiG-21 là một trong 20 vũ khí bất khả chiến bại. Sở dĩ có nhận định này là do tiêm kích MiG-21 đã lập nhiều kỷ lục. Ví dụ, trong Chiến tranh Việt Nam năm 1966, MiG-21 đã hoạt động tốt. Từ tháng 5 đến tháng 12/1966, tổng cộng đã có 47 máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi tiêm kích MiG-21. Ảnh: Đoàn không quân "Sao Đỏ" trang bị MiG-21, đơn vị Anh hùng LLVTND - Nguồn: LSQSVN.Theo thống kê chưa đầy đủ, trong toàn bộ Chiến tranh Việt Nam, các phi công Việt Nam đã lái máy bay MiG-17 và MiG-21 trong tổng số 480 trận không chiến, bắn rơi khoảng 350 máy bay Mỹ. Có thể thấy tiêm kích MiG-21 có hiệu quả chiến đấu cực tốt. Ảnh: Đồ họa cuộc không chiến giữa MiG-21 và F-4 trên bầu trời Miền Bắc - Nguồn: WikipediaNhưng kể từ khi có sự xuất hiện của tiêm kích thế hệ thứ tư, MiG-21 đã không đạt thành tích như ý. Ví dụ, trong trận không chiến năm 1982 tại thung lũng Bekaa, MiG-21 của Không quân Syria đã bị các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Không quân Israel “đồ sát” không thương tiếc. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 của Israel trong cuộc chiến tại thung lũng Bekaa - Nguồn: WikipediaTrong trận không chiến này, máy bay chiến đấu của Israel đã lập lên thành tích đáng ngạc nhiên 82/4. Do vậy MiG-21 đã trở thành đối tượng bị chỉ trích. Tuy nhiên, nếu có máy bay cảnh báo sớm dẫn đường, thì MiG-21 có thể "vừa đánh vừa chạy" và thực hiện các cuộc tập kích tốc độ cao vào F-15. Ảnh: Tiêm kích F-15 của Israel trong cuộc chiến tại thung lũng Bekaa - Nguồn: WikipediaCó thể thấy, thất bại của Không quân Syria không chỉ do MiG-21 đã bắt đầu lạc hậu, mà còn do thiếu máy bay cảnh báo sớm trên không, hoặc chỉ huy mặt đất tốt. Nếu Không quân Syria khi đó, có thể trang bị cho MiG-21 một tên lửa không đối không mạnh hơn, kết quả không chiến có thể hoàn toàn khác. Ảnh: Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Israel, trong cuộc chiến tại thung lũng Bekaa - Nguồn: WikipediaTuy thất bại như vậy nhưng MiG 21 lại có ưu thế ở lợi thế giá rẻ, sử dụng đơn giản và chi phí bảo dưỡng thấp, nên được nhiều nước thế giới thứ ba ưa chuộng. Ngay cả Ấn Độ, quốc gia nổi tiếng với những vụ rơi máy bay, đã mua hơn 900 máy bay chiến đấu MiG-21. Ảnh: MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ - Nguồn: WikipediaTheo ước tính chưa đầy đủ, hiện Không quân Ấn Độ vẫn còn khoảng 1.900 máy bay chiến đấu MiG-21 đang được biên chế, bao gồm cả những chiếc Ấn Độ tự sản xuất và mẫu nâng cấp, vì vậy nó đã giành được danh hiệu “AK-47” trong thế giới máy bay chiến đấu. Ảnh: MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ - Nguồn: WikipediaTrong hơn 60 năm qua, đã có hơn 20 biến thể của MiG-21, trong đó MiG-21 cải tiến của Trung Quốc là loại tốt nhất, tiếp theo là tiêm kích MiG-21 Lancer của Không quân Romania và tiêm kích MiG-21BIS UPG Bison của Ấn Độ. Ảnh: MiG-21 Lancer của Không quân Rumania - Nguồn: WikipediaCả Lancer và Bison đều được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, radar Doppler xung và mũ bay có gắn thiết bị ngắm bắn cho tên lửa tầm nhiệt. Radar Doppler xung có thể theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc và có thể trang bị tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar, phạm vi tấn công không đối không từ 60 đến 80 km. Ảnh: MiG-21 Lancer của Không quân Rumania phóng tên lửa đối không tầm trung - Nguồn: WikipediaTuy nhiên, cả Lancers và Bison chỉ có cải tiến về hệ thống điện tử hàng không, chứ không khắc phục được nhược điểm về thiết kế khí động học, dẫn đến khả năng cơ động kém của MiG-21. Những cải tiến của Trung Quốc đối với tiêm kích MiG-21 là toàn diện và triệt để, bắt đầu từ J-7E. Nguồn ảnh: Wikipedia. Ảnh: MiG-21 Lancer của Không quân Rumania - Nguồn: WikipediaCải tiến lớn nhất về thiết kế của Trung Quốc là thay thế cánh kép delta, nên đã giải quyết được cơ bản vấn đề khả năng cơ động kém của MiG-21. Các cánh kép delta đã biến MiG-21 thành một máy bay chiến đấu thực thụ, chứ không phải là một “tên lửa có người lái”. Ảnh: Tiêm kích J-7 bản sao MiG-21 của Trung Quốc: – Nguồn: SinaĐến phiên bản J-7G, càng có khả năng cơ động mạnh hơn, mặc dù vẫn sử dụng cánh tam giác kép, nhưng sử dụng cửa hút gió kiểu biến tần (DSI), thiết kế chủ yếu được sử dụng trong công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư; cùng tên lửa không đối không Thunderbolt-8 và hệ thống liên kết dữ liệu chiến trường. Ảnh: J-7G của Không quân Pakistan – Nguồn: WikipediaKể từ khi xuất hiện lần đầu năm 1952, với số lượng sản xuất lên tới trên 10.000 chiếc, những phiên bản cải tiến của MiG-21 vẫn tiếp tục được sản xuất và sử dụng trong một số năm tới. Hiện nay phiên bản mới nhất là máy bay huấn luyện Haishan Eagle của Trung Quốc dùng trên tàu sân bay của nước này. Ảnh: Máy bay huấn luyện Haishan Eagle – Nguồn: Sina. Cận cảnh video hiếm về vụ việc tiêm kích Mỹ bị chiến đấu cơ MiG-21 bắn hạ năm 1984.
Máy bay chiến đấu MiG-21 được phát triển vào năm 1952, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1955 và chính thức được trang bị vào năm 1958. Với tổng sản lượng hơn 22.000 chiếc, nó là máy bay chiến đấu phản lực được sản xuất với số lượng lớn nhất thế giới. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 - Nguồn: Wikipedia
MiG-21 là mẫu tiêm kích thế hệ ba có giá thành rẻ, tốc độ cao, khả năng cơ động tốt và không cần bảo dưỡng đặc biệt. Mặc dù có thể đạt tốc độ Mach 2, tuy nhiên cấu tạo của MiG-21 rất đơn giản, về cơ bản nó là một động cơ phản lực có cánh để phi công có thể điều khiển, vì vậy nó được nhiều người mệnh danh là “tên lửa có người lái”. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-21 - Nguồn: Wikipedia
Thời kỳ cao điểm, MiG-21 được trang bị trong không quân 50 quốc gia trên thế giới. Cho đến ngày nay, chiến đấu cơ MiG-21 vẫn được biên chế trong không quân 26 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Romania... Vì vậy, bất cứ ai cũng không nên ngạc nhiên nếu họ thấy rằng MiG-21 và các biến thể của nó vẫn đang bay vào năm 2034. Ảnh: MiG-21MF không quân Xô viết - Nguồn: Wikipedia
Rõ ràng, trong mắt người Mỹ, MiG-21 là một trong 20 vũ khí bất khả chiến bại. Sở dĩ có nhận định này là do tiêm kích MiG-21 đã lập nhiều kỷ lục. Ví dụ, trong Chiến tranh Việt Nam năm 1966, MiG-21 đã hoạt động tốt. Từ tháng 5 đến tháng 12/1966, tổng cộng đã có 47 máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi tiêm kích MiG-21. Ảnh: Đoàn không quân "Sao Đỏ" trang bị MiG-21, đơn vị Anh hùng LLVTND - Nguồn: LSQSVN.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong toàn bộ Chiến tranh Việt Nam, các phi công Việt Nam đã lái máy bay MiG-17 và MiG-21 trong tổng số 480 trận không chiến, bắn rơi khoảng 350 máy bay Mỹ. Có thể thấy tiêm kích MiG-21 có hiệu quả chiến đấu cực tốt. Ảnh: Đồ họa cuộc không chiến giữa MiG-21 và F-4 trên bầu trời Miền Bắc - Nguồn: Wikipedia
Nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của tiêm kích thế hệ thứ tư, MiG-21 đã không đạt thành tích như ý. Ví dụ, trong trận không chiến năm 1982 tại thung lũng Bekaa, MiG-21 của Không quân Syria đã bị các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Không quân Israel “đồ sát” không thương tiếc. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15 của Israel trong cuộc chiến tại thung lũng Bekaa - Nguồn: Wikipedia
Trong trận không chiến này, máy bay chiến đấu của Israel đã lập lên thành tích đáng ngạc nhiên 82/4. Do vậy MiG-21 đã trở thành đối tượng bị chỉ trích. Tuy nhiên, nếu có máy bay cảnh báo sớm dẫn đường, thì MiG-21 có thể "vừa đánh vừa chạy" và thực hiện các cuộc tập kích tốc độ cao vào F-15. Ảnh: Tiêm kích F-15 của Israel trong cuộc chiến tại thung lũng Bekaa - Nguồn: Wikipedia
Có thể thấy, thất bại của Không quân Syria không chỉ do MiG-21 đã bắt đầu lạc hậu, mà còn do thiếu máy bay cảnh báo sớm trên không, hoặc chỉ huy mặt đất tốt. Nếu Không quân Syria khi đó, có thể trang bị cho MiG-21 một tên lửa không đối không mạnh hơn, kết quả không chiến có thể hoàn toàn khác. Ảnh: Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Israel, trong cuộc chiến tại thung lũng Bekaa - Nguồn: Wikipedia
Tuy thất bại như vậy nhưng MiG 21 lại có ưu thế ở lợi thế giá rẻ, sử dụng đơn giản và chi phí bảo dưỡng thấp, nên được nhiều nước thế giới thứ ba ưa chuộng. Ngay cả Ấn Độ, quốc gia nổi tiếng với những vụ rơi máy bay, đã mua hơn 900 máy bay chiến đấu MiG-21. Ảnh: MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia
Theo ước tính chưa đầy đủ, hiện Không quân Ấn Độ vẫn còn khoảng 1.900 máy bay chiến đấu MiG-21 đang được biên chế, bao gồm cả những chiếc Ấn Độ tự sản xuất và mẫu nâng cấp, vì vậy nó đã giành được danh hiệu “AK-47” trong thế giới máy bay chiến đấu. Ảnh: MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia
Trong hơn 60 năm qua, đã có hơn 20 biến thể của MiG-21, trong đó MiG-21 cải tiến của Trung Quốc là loại tốt nhất, tiếp theo là tiêm kích MiG-21 Lancer của Không quân Romania và tiêm kích MiG-21BIS UPG Bison của Ấn Độ. Ảnh: MiG-21 Lancer của Không quân Rumania - Nguồn: Wikipedia
Cả Lancer và Bison đều được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, radar Doppler xung và mũ bay có gắn thiết bị ngắm bắn cho tên lửa tầm nhiệt. Radar Doppler xung có thể theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc và có thể trang bị tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar, phạm vi tấn công không đối không từ 60 đến 80 km. Ảnh: MiG-21 Lancer của Không quân Rumania phóng tên lửa đối không tầm trung - Nguồn: Wikipedia
Tuy nhiên, cả Lancers và Bison chỉ có cải tiến về hệ thống điện tử hàng không, chứ không khắc phục được nhược điểm về thiết kế khí động học, dẫn đến khả năng cơ động kém của MiG-21. Những cải tiến của Trung Quốc đối với tiêm kích MiG-21 là toàn diện và triệt để, bắt đầu từ J-7E. Nguồn ảnh: Wikipedia. Ảnh: MiG-21 Lancer của Không quân Rumania - Nguồn: Wikipedia
Cải tiến lớn nhất về thiết kế của Trung Quốc là thay thế cánh kép delta, nên đã giải quyết được cơ bản vấn đề khả năng cơ động kém của MiG-21. Các cánh kép delta đã biến MiG-21 thành một máy bay chiến đấu thực thụ, chứ không phải là một “tên lửa có người lái”. Ảnh: Tiêm kích J-7 bản sao MiG-21 của Trung Quốc: – Nguồn: Sina
Đến phiên bản J-7G, càng có khả năng cơ động mạnh hơn, mặc dù vẫn sử dụng cánh tam giác kép, nhưng sử dụng cửa hút gió kiểu biến tần (DSI), thiết kế chủ yếu được sử dụng trong công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư; cùng tên lửa không đối không Thunderbolt-8 và hệ thống liên kết dữ liệu chiến trường. Ảnh: J-7G của Không quân Pakistan – Nguồn: Wikipedia
Kể từ khi xuất hiện lần đầu năm 1952, với số lượng sản xuất lên tới trên 10.000 chiếc, những phiên bản cải tiến của MiG-21 vẫn tiếp tục được sản xuất và sử dụng trong một số năm tới. Hiện nay phiên bản mới nhất là máy bay huấn luyện Haishan Eagle của Trung Quốc dùng trên tàu sân bay của nước này. Ảnh: Máy bay huấn luyện Haishan Eagle – Nguồn: Sina.
Cận cảnh video hiếm về vụ việc tiêm kích Mỹ bị chiến đấu cơ MiG-21 bắn hạ năm 1984.