Trong năm vừa qua, các quốc gia nước phương Tây đã ồ ạt chuyển giao cho Ukraine các hệ thống tên lửa phòng không vác vai các loại. Anh đã viện trợ một số lượng lớn MANPADS Starstreak của họ, với phiên bản di động vác vai và sử dụng khung gầm tự hành.Những tổ hợp MANPADS Starstreak được đặt nhiều kỳ vọng rằng chúng sẽ có thể đối phó với mối đe dọa tầm thấp từ Không quân Nga. Nhưng giờ đây, rõ ràng là MANPADS Starstreak của Anh đã không đáp ứng được kỳ vọng và cho thấy hiệu quả cực kỳ thấp.Vào đầu tháng 3/2022, Anh có kế hoạch chuyển giao cho Quân đội Ukraine một số lượng MANPADS Starstreak. Ngay từ đầu tháng 4/2022, đã có thông tin Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng Starstrikes trong chiến đấu và đã bắn hạ máy bay chiến đấu và trực thăng của Nga.Cần lưu ý rằng vào thời điểm đó, Quân đội Ukraine được viện trợ nhiều loại MANPADS từ các quốc gia khác nhau, nhưng chính MANPADS Starstreak của Anh mới là “ngôi sao truyền thông” vì tính chất “độc” và “lạ” của Starstreak; được truyền thông phương Tây quảng bá là "vũ khí thần kỳ" với khả năng “bách phát, bách trúng”.Trong thời gian gần đây, các nguồn tin Ukraine đã nhiều lần chứng minh khả năng tác chiến của các tổ hợp HVM Starstreak và Stormet. Cũng có thông tin về các mục tiêu trên không bị MANPADS Starstreak bắn hạ, nhưng không có bằng chứng thuyết phục được đưa ra. Giờ đây thông tin về tên lửa Starstreak của Anh ít được chú ý hơn. Hiện số lượng MANPADS Starstreak được giao cho Ukraine ở phiên bản di động và tự hành chưa được biết. Nhưng theo phán đoán, có khả năng vài trăm tên lửa loại này đã được viện trợ và một số lượng nhỏ bệ phóng tự hành Stormer. Theo thông tin, Starstreak là loại MANPADS được sử dụng nhiều thứ hai sau loại Stinge của Mỹ.Hiện nay, Quân đội Ukraine ở khu vực tiền tuyến chủ yếu được trang bị MANPADS các loại, để chống lại lực lượng không quân Nga. Từ thực tế chiến trường cho thấy, trong hơn một năm qua, Quân đội Ukraine đã sử dụng hàng nghìn tên lửa phòng không vác vai các loại. Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, qua hơn một năm tham chiến, tổn thất máy bay của lực lượng không quân Nga từ 130-150 chiếc và một số lượng UAV tương ứng. Tuy nhiên, số lượng tên lửa MANPADS mà Quân đội Ukraine tiêu thụ trên chiến trường cũng rất lớn. Trong những tháng gần đây, Quân đội Ukraine đã sử dụng hàng nghìn tên lửa phòng không vác vai kiểu Liên Xô và NATO, cũng như hàng trăm tên phòng không loại lớn; nhưng chỉ có hàng chục máy bay và trực thăng bị bắn trúng và không phải cú đánh nào cũng hạ được máy bay. Do đó, chỉ một vài phần trăm số lần tên lửa phòng không của Ukraine phóng trúng mục tiêu trên không. Con số cực kỳ thấp này cho thấy tổ chức phòng không kém; ngoài ra còn cho thấy chất lượng và hiệu quả của số vũ khí phòng không được sử dụng; trong đó gồm cả MANPADS Starstreak của Anh. MANPADS Starstreak do Thales phát triển được quảng cáo là một MANPADS hiện đại điển hình. Đây là hệ thống phòng không nhỏ gọn (dài 1,4 m), nhẹ (14 kg), được thiết kế để bảo vệ lực lượng mặt đất khỏi các phương tiện tấn công đường không khác nhau trong bán kính 7 km.MANPADS Starstreak cũng có thể được sử dụng trên hệ thống phòng không tự hành Stormer HVM. Tuy nhiên MANPADS Starstreak khác với các MANPADS hiện đại khác ở thiết kế ban đầu của tên lửa và ở cách dẫn đường khác thường.Nhà phát triển Thales tuyên bố rằng, do phương pháp dẫn đường đặc biệt, nên xác suất tiêu diệt mục tiêu trên không của Starstreak đã tăng lên gấp nhiều lần so với MANPADS truyền thống (?). Tuy nhiên, đi cùng với đó là Starstreak có thiết kế phức tạp và đắt tiền hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự có thiết kế truyền thống.MANPADS Starstreak bao gồm một thiết bị điều khiển hỏa lực, trong đó có khí tài quang học để quan sát và tìm kiếm mục tiêu, đồng thời có thiết bị chỉ thị mục tiêu kết hợp đo xa laser. Với sự trợ giúp của thiết bị chỉ thị mục tiêu kết hợp đo xa laser, sẽ dẫn đường cho tên lửa bay đến mục tiêu sau khi phóng.Tên lửa Starstreak bao gồm một số bộ phận chính gồm động cơ phóng (có nhiệm vụ phóng tên lửa ra khỏi ống phóng), động cơ tăng áp sử dụng nhiên liệu rắn; ba đầu đạn chiến đấu được cố định trên tầng tăng áp và được tách ra để lao đến mục tiêu, sau khi tên lửa tăng lên tốc độ khoảng 4M.Đầu đạn chiến đấu là một thanh xuyên, không có động cơ, được chế tạo bằng vật liệu cacbon dài 396 mm, đường kính 22 mm, nặng khoảng 900 g; có đầu dẫn hướng bằng laze bán chủ động và bánh lái để điều khiển. Mục tiêu bị tiêu diệt do tốc độ và sức mạnh của đầu đạn chiến đấu đâm vào.Một điểm “dị biệt” lớn nữa của Starstreak là cơ chế dẫn đường bám chùm laser, cần duy trì chế độ dẫn tới khi đầu đạn chiến đấu đánh trúng mục tiêu; khác với phương pháp "bắn và quên" như MANPADS sử dụng đầu dò ảnh nhiệt truyền thống. Do vậy, kíp trắc thủ của Starstreak cần có kỹ năng thành thạo và đào tạo sâu hơn. Các kỹ sư của Thales cho rằng, trắc thủ điều khiển tên lửa có thể theo dõi và lái tên lửa vào mục tiêu (bằng cách liên tục chiếu chùm tia laser vào mục tiêu); ưu điểm của phương pháp dẫn đường này là tên lửa bay chính xác ngay cả khi đối phương sử dụng nhiễu. Theo tính toán của nhà sản xuất, việc kết hợp giữa tốc độ cao (4M), sử dụng 3 đầu đạn sát thương cùng phóng vào mục tiêu một lúc và phương pháp dẫn đường laser, chắc chắn Starstreak sẽ tiêu diệt mục tiêu.Tuy nhiên, phương pháp hướng dẫn “dị thường” của MANPADS Starstreak có nhược điểm nghiêm trọng, đó là dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như khói bụi, mây mù gây nhiễu loạn tới chùm laser dẫn bắn; từ đó ảnh hưởng tới độ chính xác của đầu đạn tên lửa đánh chặn. Vì vậy, hiệu quả của việc sử dụng MANPADS Starstreak trực tiếp phụ thuộc vào khả năng của trắc thủ có nhìn thấy mục tiêu và quan sát nó cho đến thời điểm mục tiêu bị tiêu diệt. Ngay cả việc mất liên lạc trong giây lát với mục tiêu, cũng có thể dẫn đến bắn trượt. Từ kết quả thực chiến của tên lửa Starstreak cho thấy, phương pháp dẫn đường bằng laser trực tiếp của tên lửa không có ưu điểm trong thực chiến. Trong cuộc chiến tổng lực, khi đối phương tiên tiến về mặt kỹ thuật như cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, MANPADS Starstreak và phiên bản tự hành của nó hiệu quả cực kỳ thấp.Rõ ràng là hiệu suất và khả năng thực sự của MANPADS Starstreak trong thực chiến khác xa với quảng cáo. Hiệu quả cực kỳ thấp của Starstreak là do một số yếu tố và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại chính là cách điều khiển và phương pháp dẫn đường “khác thường” của loại tên lửa này.Hệ thống phòng không tự hành Stormer HVM sử dụng đạn tên lửa Starstreak bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy ở chiến trường Donetsk. Miền Đông Ukraine.
Trong năm vừa qua, các quốc gia nước phương Tây đã ồ ạt chuyển giao cho Ukraine các hệ thống tên lửa phòng không vác vai các loại. Anh đã viện trợ một số lượng lớn MANPADS Starstreak của họ, với phiên bản di động vác vai và sử dụng khung gầm tự hành.
Những tổ hợp MANPADS Starstreak được đặt nhiều kỳ vọng rằng chúng sẽ có thể đối phó với mối đe dọa tầm thấp từ Không quân Nga. Nhưng giờ đây, rõ ràng là MANPADS Starstreak của Anh đã không đáp ứng được kỳ vọng và cho thấy hiệu quả cực kỳ thấp.
Vào đầu tháng 3/2022, Anh có kế hoạch chuyển giao cho Quân đội Ukraine một số lượng MANPADS Starstreak. Ngay từ đầu tháng 4/2022, đã có thông tin Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng Starstrikes trong chiến đấu và đã bắn hạ máy bay chiến đấu và trực thăng của Nga.
Cần lưu ý rằng vào thời điểm đó, Quân đội Ukraine được viện trợ nhiều loại MANPADS từ các quốc gia khác nhau, nhưng chính MANPADS Starstreak của Anh mới là “ngôi sao truyền thông” vì tính chất “độc” và “lạ” của Starstreak; được truyền thông phương Tây quảng bá là "vũ khí thần kỳ" với khả năng “bách phát, bách trúng”.
Trong thời gian gần đây, các nguồn tin Ukraine đã nhiều lần chứng minh khả năng tác chiến của các tổ hợp HVM Starstreak và Stormet. Cũng có thông tin về các mục tiêu trên không bị MANPADS Starstreak bắn hạ, nhưng không có bằng chứng thuyết phục được đưa ra. Giờ đây thông tin về tên lửa Starstreak của Anh ít được chú ý hơn.
Hiện số lượng MANPADS Starstreak được giao cho Ukraine ở phiên bản di động và tự hành chưa được biết. Nhưng theo phán đoán, có khả năng vài trăm tên lửa loại này đã được viện trợ và một số lượng nhỏ bệ phóng tự hành Stormer. Theo thông tin, Starstreak là loại MANPADS được sử dụng nhiều thứ hai sau loại Stinge của Mỹ.
Hiện nay, Quân đội Ukraine ở khu vực tiền tuyến chủ yếu được trang bị MANPADS các loại, để chống lại lực lượng không quân Nga. Từ thực tế chiến trường cho thấy, trong hơn một năm qua, Quân đội Ukraine đã sử dụng hàng nghìn tên lửa phòng không vác vai các loại.
Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, qua hơn một năm tham chiến, tổn thất máy bay của lực lượng không quân Nga từ 130-150 chiếc và một số lượng UAV tương ứng. Tuy nhiên, số lượng tên lửa MANPADS mà Quân đội Ukraine tiêu thụ trên chiến trường cũng rất lớn.
Trong những tháng gần đây, Quân đội Ukraine đã sử dụng hàng nghìn tên lửa phòng không vác vai kiểu Liên Xô và NATO, cũng như hàng trăm tên phòng không loại lớn; nhưng chỉ có hàng chục máy bay và trực thăng bị bắn trúng và không phải cú đánh nào cũng hạ được máy bay.
Do đó, chỉ một vài phần trăm số lần tên lửa phòng không của Ukraine phóng trúng mục tiêu trên không. Con số cực kỳ thấp này cho thấy tổ chức phòng không kém; ngoài ra còn cho thấy chất lượng và hiệu quả của số vũ khí phòng không được sử dụng; trong đó gồm cả MANPADS Starstreak của Anh.
MANPADS Starstreak do Thales phát triển được quảng cáo là một MANPADS hiện đại điển hình. Đây là hệ thống phòng không nhỏ gọn (dài 1,4 m), nhẹ (14 kg), được thiết kế để bảo vệ lực lượng mặt đất khỏi các phương tiện tấn công đường không khác nhau trong bán kính 7 km.
MANPADS Starstreak cũng có thể được sử dụng trên hệ thống phòng không tự hành Stormer HVM. Tuy nhiên MANPADS Starstreak khác với các MANPADS hiện đại khác ở thiết kế ban đầu của tên lửa và ở cách dẫn đường khác thường.
Nhà phát triển Thales tuyên bố rằng, do phương pháp dẫn đường đặc biệt, nên xác suất tiêu diệt mục tiêu trên không của Starstreak đã tăng lên gấp nhiều lần so với MANPADS truyền thống (?). Tuy nhiên, đi cùng với đó là Starstreak có thiết kế phức tạp và đắt tiền hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự có thiết kế truyền thống.
MANPADS Starstreak bao gồm một thiết bị điều khiển hỏa lực, trong đó có khí tài quang học để quan sát và tìm kiếm mục tiêu, đồng thời có thiết bị chỉ thị mục tiêu kết hợp đo xa laser. Với sự trợ giúp của thiết bị chỉ thị mục tiêu kết hợp đo xa laser, sẽ dẫn đường cho tên lửa bay đến mục tiêu sau khi phóng.
Tên lửa Starstreak bao gồm một số bộ phận chính gồm động cơ phóng (có nhiệm vụ phóng tên lửa ra khỏi ống phóng), động cơ tăng áp sử dụng nhiên liệu rắn; ba đầu đạn chiến đấu được cố định trên tầng tăng áp và được tách ra để lao đến mục tiêu, sau khi tên lửa tăng lên tốc độ khoảng 4M.
Đầu đạn chiến đấu là một thanh xuyên, không có động cơ, được chế tạo bằng vật liệu cacbon dài 396 mm, đường kính 22 mm, nặng khoảng 900 g; có đầu dẫn hướng bằng laze bán chủ động và bánh lái để điều khiển. Mục tiêu bị tiêu diệt do tốc độ và sức mạnh của đầu đạn chiến đấu đâm vào.
Một điểm “dị biệt” lớn nữa của Starstreak là cơ chế dẫn đường bám chùm laser, cần duy trì chế độ dẫn tới khi đầu đạn chiến đấu đánh trúng mục tiêu; khác với phương pháp "bắn và quên" như MANPADS sử dụng đầu dò ảnh nhiệt truyền thống. Do vậy, kíp trắc thủ của Starstreak cần có kỹ năng thành thạo và đào tạo sâu hơn.
Các kỹ sư của Thales cho rằng, trắc thủ điều khiển tên lửa có thể theo dõi và lái tên lửa vào mục tiêu (bằng cách liên tục chiếu chùm tia laser vào mục tiêu); ưu điểm của phương pháp dẫn đường này là tên lửa bay chính xác ngay cả khi đối phương sử dụng nhiễu.
Theo tính toán của nhà sản xuất, việc kết hợp giữa tốc độ cao (4M), sử dụng 3 đầu đạn sát thương cùng phóng vào mục tiêu một lúc và phương pháp dẫn đường laser, chắc chắn Starstreak sẽ tiêu diệt mục tiêu.
Tuy nhiên, phương pháp hướng dẫn “dị thường” của MANPADS Starstreak có nhược điểm nghiêm trọng, đó là dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như khói bụi, mây mù gây nhiễu loạn tới chùm laser dẫn bắn; từ đó ảnh hưởng tới độ chính xác của đầu đạn tên lửa đánh chặn.
Vì vậy, hiệu quả của việc sử dụng MANPADS Starstreak trực tiếp phụ thuộc vào khả năng của trắc thủ có nhìn thấy mục tiêu và quan sát nó cho đến thời điểm mục tiêu bị tiêu diệt. Ngay cả việc mất liên lạc trong giây lát với mục tiêu, cũng có thể dẫn đến bắn trượt.
Từ kết quả thực chiến của tên lửa Starstreak cho thấy, phương pháp dẫn đường bằng laser trực tiếp của tên lửa không có ưu điểm trong thực chiến. Trong cuộc chiến tổng lực, khi đối phương tiên tiến về mặt kỹ thuật như cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, MANPADS Starstreak và phiên bản tự hành của nó hiệu quả cực kỳ thấp.
Rõ ràng là hiệu suất và khả năng thực sự của MANPADS Starstreak trong thực chiến khác xa với quảng cáo. Hiệu quả cực kỳ thấp của Starstreak là do một số yếu tố và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại chính là cách điều khiển và phương pháp dẫn đường “khác thường” của loại tên lửa này.
Hệ thống phòng không tự hành Stormer HVM sử dụng đạn tên lửa Starstreak bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy ở chiến trường Donetsk. Miền Đông Ukraine.