Lực lượng vũ trang Pakistan ngày nay đang có trong biên chế số lượng xe tăng lớn nhất thế giới, hầu hết đều là những mẫu xe tăng của Trung Quốc như Type 59 và Type 69 hoặc xe tăng Al Khalid do Trung Quốc-Pakistan hợp tác phát triển.Tuy nhiên, điều ít được biết đến là Pakistan đã sở hữu được loại xe tăng chủ lực mạnh nhất từ đối thủ lâu đời là Liên Xô, đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, một thời là “báu vật” của Liên Xô. Hiện T-80 vẫn là lực lượng tinh nhuệ trong các đơn vị thiết giáp của Pakistan.Xe tăng chủ lực T-80 được giới quân sự đánh giá là loại xe tăng có năng lực nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của cả hai phía Đông – Tây; và là nền tảng hạng nặng kế thừa trực tiếp tinh hoa các xe tăng T-64 và IS-3 của Liên Xô.Do tính nhạy cảm của công nghệ có trên xe tăng T-80, nên loại xe tăng này không bao giờ được cung cấp xuất khẩu. T-80 có trọng lượng nặng hơn và tính năng chiến đấu cao hơn so với các xe tăng T-72 và T-90, T-90A vẫn được sản xuất cho đến tận ngày nay.Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Pakistan là đồng minh thân thiết của Mỹ; trong khi Liên Xô ủng hộ Ấn Độ, là kẻ thù “không đội trời chung” của Pakistan. Sự thù địch càng lên cao, khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979 và Pakistan trực tiếp ủng hộ lực lượng Mujahideen chống Liên Xô.Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, nhiều vũ khí trước kia được coi là “tối mật”, đã được các quốc gia kế thừa Liên Xô đem bán, trong đó có xe tăng T-80. Trong các quốc gia “tích cực” bán vũ khí của Liên Xô, thì Ukraine nổi lên là quốc gia hàng đầu.Lý do Ukraine là quốc gia được thừa kế nhiều vũ khí, cũng như cơ sở sản xuất quốc phòng của Liên Xô, bên cạnh đó Ukraine không cần nhu cầu quá nhiều vũ khí, do quy mô quân đội nhỏ; vì vậy họ phải bán bớt vũ khí cũng là đương nhiên.Nhưng điều quan trọng hơn là sau khi Liên Xô tan rã, nền kinh tế Ukraine bên bờ sụp đổ, do vậy bán vũ khí là nguồn thu tài chính quan trọng của Ukraine. Và quốc gia nào có nhu cầu mua là họ bán, bất kể chế độ chính trị.Pakistan muốn tăng cường sức mạnh lực lượng tăng thiết giáp, để đủ sức đối đầu với phía Ấn Độ hùng mạnh; Pakistan đã mua 320 chiếc T-80 từ Ukraine. Với số lượng tương đối lớn, T-80 của Pakistan đã vượt mặt sức mạnh những chiếc xe tăng T-72, của láng giềng Ấn Độ.Pakistan cũng không phải là quốc gia duy nhất, khai thác sự sụp đổ của Liên Xô, để có được thiết kế xe tăng tiên tiến nhất, vốn trước đây nằm “ngoài tầm với” của ngay cả các đồng minh thân cận nhất, của siêu cường Liên Xô.Sau đó cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều mua được “quốc bảo” T-80, lần lượt từ Belarus và Nga; mặc dù trước đây họ chỉ làm vậy với mục đích nghiên cứu cải tiến các thiết kế xe tăng bản địa của họ. Anh và Trung Quốc cũng được cho là đã mua T-80 với số lượng hạn chế, để nghiên cứu thiết kế.Do Pakistan mua xe tăng T-80 của Ukraine và hiện tại, nền công nghiệp quốc phòng Ukraine chỉ còn là “cái bóng của quá khứ”, do vậy số T-80 này không được nâng cấp lên tiêu chuẩn T-80BVM mới nhất như của Nga và ngày càng bị coi là lạc hậu, khi so sánh với xe tăng T-90MS mới hơn của Ấn Độ, vốn tích hợp các công nghệ đi trước vài thập kỷ.Với việc Nga không sẵn sàng cung cấp gói nâng cấp cho T-80 và nền quốc phòng của Ukraine không đủ năng lực để nâng cấp; do vậy số xe tăng T-80 của Pakistan hiện nay, đang có khả năng bị lu mờ trong tương lai, bởi những thiết kế xe tăng có khả năng hơn như VT-4, mà Pakistan hiện đang xem xét mua từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: TheArchive. Cận cảnh sức mạnh của xe tăng chủ lực T-80 và T-90 do Liên Xô/Nga sản xuất. Nguồn: Vlink.
Lực lượng vũ trang Pakistan ngày nay đang có trong biên chế số lượng xe tăng lớn nhất thế giới, hầu hết đều là những mẫu xe tăng của Trung Quốc như Type 59 và Type 69 hoặc xe tăng Al Khalid do Trung Quốc-Pakistan hợp tác phát triển.
Tuy nhiên, điều ít được biết đến là Pakistan đã sở hữu được loại xe tăng chủ lực mạnh nhất từ đối thủ lâu đời là Liên Xô, đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, một thời là “báu vật” của Liên Xô. Hiện T-80 vẫn là lực lượng tinh nhuệ trong các đơn vị thiết giáp của Pakistan.
Xe tăng chủ lực T-80 được giới quân sự đánh giá là loại xe tăng có năng lực nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của cả hai phía Đông – Tây; và là nền tảng hạng nặng kế thừa trực tiếp tinh hoa các xe tăng T-64 và IS-3 của Liên Xô.
Do tính nhạy cảm của công nghệ có trên xe tăng T-80, nên loại xe tăng này không bao giờ được cung cấp xuất khẩu. T-80 có trọng lượng nặng hơn và tính năng chiến đấu cao hơn so với các xe tăng T-72 và T-90, T-90A vẫn được sản xuất cho đến tận ngày nay.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Pakistan là đồng minh thân thiết của Mỹ; trong khi Liên Xô ủng hộ Ấn Độ, là kẻ thù “không đội trời chung” của Pakistan. Sự thù địch càng lên cao, khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979 và Pakistan trực tiếp ủng hộ lực lượng Mujahideen chống Liên Xô.
Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, nhiều vũ khí trước kia được coi là “tối mật”, đã được các quốc gia kế thừa Liên Xô đem bán, trong đó có xe tăng T-80. Trong các quốc gia “tích cực” bán vũ khí của Liên Xô, thì Ukraine nổi lên là quốc gia hàng đầu.
Lý do Ukraine là quốc gia được thừa kế nhiều vũ khí, cũng như cơ sở sản xuất quốc phòng của Liên Xô, bên cạnh đó Ukraine không cần nhu cầu quá nhiều vũ khí, do quy mô quân đội nhỏ; vì vậy họ phải bán bớt vũ khí cũng là đương nhiên.
Nhưng điều quan trọng hơn là sau khi Liên Xô tan rã, nền kinh tế Ukraine bên bờ sụp đổ, do vậy bán vũ khí là nguồn thu tài chính quan trọng của Ukraine. Và quốc gia nào có nhu cầu mua là họ bán, bất kể chế độ chính trị.
Pakistan muốn tăng cường sức mạnh lực lượng tăng thiết giáp, để đủ sức đối đầu với phía Ấn Độ hùng mạnh; Pakistan đã mua 320 chiếc T-80 từ Ukraine. Với số lượng tương đối lớn, T-80 của Pakistan đã vượt mặt sức mạnh những chiếc xe tăng T-72, của láng giềng Ấn Độ.
Pakistan cũng không phải là quốc gia duy nhất, khai thác sự sụp đổ của Liên Xô, để có được thiết kế xe tăng tiên tiến nhất, vốn trước đây nằm “ngoài tầm với” của ngay cả các đồng minh thân cận nhất, của siêu cường Liên Xô.
Sau đó cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều mua được “quốc bảo” T-80, lần lượt từ Belarus và Nga; mặc dù trước đây họ chỉ làm vậy với mục đích nghiên cứu cải tiến các thiết kế xe tăng bản địa của họ. Anh và Trung Quốc cũng được cho là đã mua T-80 với số lượng hạn chế, để nghiên cứu thiết kế.
Do Pakistan mua xe tăng T-80 của Ukraine và hiện tại, nền công nghiệp quốc phòng Ukraine chỉ còn là “cái bóng của quá khứ”, do vậy số T-80 này không được nâng cấp lên tiêu chuẩn T-80BVM mới nhất như của Nga và ngày càng bị coi là lạc hậu, khi so sánh với xe tăng T-90MS mới hơn của Ấn Độ, vốn tích hợp các công nghệ đi trước vài thập kỷ.
Với việc Nga không sẵn sàng cung cấp gói nâng cấp cho T-80 và nền quốc phòng của Ukraine không đủ năng lực để nâng cấp; do vậy số xe tăng T-80 của Pakistan hiện nay, đang có khả năng bị lu mờ trong tương lai, bởi những thiết kế xe tăng có khả năng hơn như VT-4, mà Pakistan hiện đang xem xét mua từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: TheArchive.
Cận cảnh sức mạnh của xe tăng chủ lực T-80 và T-90 do Liên Xô/Nga sản xuất. Nguồn: Vlink.