Xe tăng Al-Zarrar là một biến thể của xe tăng chiến đấu chủ lực Type-59 của Trung Quốc, hiện chiếm số lượng tương đối lớn trong biên chế của Quân đội Pakistan; bản thân xe tăng Type-59 là bản sao của xe tăng T-54 của Liên Xô được chế tạo từ đầu thập niên 1950. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: WikipediaVào năm 2003, Trung Quốc đã hợp tác với Pakistan trong việc nâng cấp số xe tăng Type-59 của Pakistan lên tiêu chuẩn Al-Zarrar; trong đó tập trung nâng cao tính cơ động, hỏa lực và giáp bảo vệ của xe tăng.Pháo chính 100 mm ban đầu được thay thế bằng pháo nòng trơn 125 mm. Hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực hiện đại cũng được lắp đặt, để nâng cao mức chính xác cho pháo chính. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: PinterestNgoài ra Al-Zarrar còn được trang bị hệ thống quan sát ảnh nhiệt do Trung Quốc chế tạo, mang lại cho Al-Zarrar khả năng quan sát các mục tiêu vào ban đêm và trong điều kiện khói bụi. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: PinterestVề hệ thống bảo vệ, giáp Al-Zarrar cũng cũng được nâng cấp bằng cách lắp các tấm giáp phản ứng nổ lớn trên tháp pháo và thân xe; giúp cải thiện rõ rệt khả năng sống sót trước một số loại đạn nổ lõm. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: PinterestAl-Zarrar là một chiếc xe tăng có trọng lượng khá nhỏ (44 tấn), nhưng đây không phải là loại xe có khả năng cơ động cao, do chỉ được trang bị động cơ diesel có công suất 730 mã lực. Kíp xe của Al-Zarrar có 4 người gồm trưởng xe, pháo thủ, lái xe và nạp đạn. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: PinterestTuy nhiên để có thể đối địch lại với lực lượng xe tăng hùng hậu của Ấn Độ mà phần lớn là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1, T-90S; thì cùng với việc nâng cấp số xe tăng Al-Zarrar, Trung Quốc cùng Pakistan phát triển mẫu xe tăng Al-Khalid hiện đại hơn, có thể đối đầu với xe tăng T-72M1 của Ấn Độ. Ảnh: Xe tăng T-72M1 của Ấn Độ - Nguồn: PinterestXe tăng Al-Khalid là loại xe tăng được Trung Quốc và Pakistan phát triển vào đầu thập niên 1990, dựa trên nguyên mẫu của Trung Quốc (mẫu này về sau phát triển thành xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99 nổi tiếng của Trung Quốc). Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: PinterestMột trong những thách thức thiết kế là mẫu xe mới phải phù hợp với địa hình của Pakistan. Hệ thống làm mát và lọc bụi cho động cơ, điều hòa cho kíp xe được đặt ra ngay từ đầu, để phù hợp với nhiệt độ cao và môi trường bụi mịn đặc trưng ở Pakistan. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: PinterestGiống như Al-Zarra, xe tăng Al-Khalid trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có khả năng bắn các đầu đạn bằng uranium đã làm nghèo của Pakistan; mang lại khả năng xuyên phá tốt cho Al-Khalid. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: PinterestXe tăng Al-Khalid không sử dụng động cơ của xe tăng Al-Zarrar, mà được trang bị động cơ diesel hoàn toàn mới, có công suất 1.200 mã lực, do Ukraine phát triển riêng cho dự án Al-Khalid. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: PinterestPhiên bản nâng cấp Al-Khalid II có tháp pháo được thiết kế lại với khả năng bảo vệ tốt hơn với những tấm giáp phản ứng nổ mới; đồng thời được trang bị động cơ 1.500 mã lực, nâng cao hơn khả năng di chuyển của Al-Khalid. Hệ thống điều hòa bên trong cũng được nâng cấp để tạo sự thoải mái cho kíp xe. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: PinterestTrong thời gian qua, mối quan hệ Pakistan-Trung Quốc càng mở rộng trên tất cả các lĩnh vực. Trung Quốc muốn một đồng minh trong khu vực giúp cân bằng chống lại đối thủ trong khu vực là Ấn Độ, vốn bị kẹp giữa hai nước. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: PinterestCòn Pakistan cần một nhà cung cấp vũ khí và công nghệ quốc phòng nước ngoài; đặc biệt là khi mối quan hệ Pakistan-Mỹ trở nên lạnh nhạt. Như vậy còn đối tác quốc phòng nào tốt hơn Trung Quốc, quốc gia có chung mâu thuẫn với đại kình địch Ấn Độ và không ngại cung cấp cho Pakistan các hệ thống vũ khí tối tân. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: Pinterest
Video Sóng gió mới trong quan hệ đồng minh Mỹ- Pakistan - Nguồn: VTC14
Xe tăng Al-Zarrar là một biến thể của xe tăng chiến đấu chủ lực Type-59 của Trung Quốc, hiện chiếm số lượng tương đối lớn trong biên chế của Quân đội Pakistan; bản thân xe tăng Type-59 là bản sao của xe tăng T-54 của Liên Xô được chế tạo từ đầu thập niên 1950. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: Wikipedia
Vào năm 2003, Trung Quốc đã hợp tác với Pakistan trong việc nâng cấp số xe tăng Type-59 của Pakistan lên tiêu chuẩn Al-Zarrar; trong đó tập trung nâng cao tính cơ động, hỏa lực và giáp bảo vệ của xe tăng.
Pháo chính 100 mm ban đầu được thay thế bằng pháo nòng trơn 125 mm. Hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực hiện đại cũng được lắp đặt, để nâng cao mức chính xác cho pháo chính. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: Pinterest
Ngoài ra Al-Zarrar còn được trang bị hệ thống quan sát ảnh nhiệt do Trung Quốc chế tạo, mang lại cho Al-Zarrar khả năng quan sát các mục tiêu vào ban đêm và trong điều kiện khói bụi. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: Pinterest
Về hệ thống bảo vệ, giáp Al-Zarrar cũng cũng được nâng cấp bằng cách lắp các tấm giáp phản ứng nổ lớn trên tháp pháo và thân xe; giúp cải thiện rõ rệt khả năng sống sót trước một số loại đạn nổ lõm. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: Pinterest
Al-Zarrar là một chiếc xe tăng có trọng lượng khá nhỏ (44 tấn), nhưng đây không phải là loại xe có khả năng cơ động cao, do chỉ được trang bị động cơ diesel có công suất 730 mã lực. Kíp xe của Al-Zarrar có 4 người gồm trưởng xe, pháo thủ, lái xe và nạp đạn. Ảnh: Xe tăng Al-Zarrar - Nguồn: Pinterest
Tuy nhiên để có thể đối địch lại với lực lượng xe tăng hùng hậu của Ấn Độ mà phần lớn là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1, T-90S; thì cùng với việc nâng cấp số xe tăng Al-Zarrar, Trung Quốc cùng Pakistan phát triển mẫu xe tăng Al-Khalid hiện đại hơn, có thể đối đầu với xe tăng T-72M1 của Ấn Độ. Ảnh: Xe tăng T-72M1 của Ấn Độ - Nguồn: Pinterest
Xe tăng Al-Khalid là loại xe tăng được Trung Quốc và Pakistan phát triển vào đầu thập niên 1990, dựa trên nguyên mẫu của Trung Quốc (mẫu này về sau phát triển thành xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99 nổi tiếng của Trung Quốc). Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: Pinterest
Một trong những thách thức thiết kế là mẫu xe mới phải phù hợp với địa hình của Pakistan. Hệ thống làm mát và lọc bụi cho động cơ, điều hòa cho kíp xe được đặt ra ngay từ đầu, để phù hợp với nhiệt độ cao và môi trường bụi mịn đặc trưng ở Pakistan. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: Pinterest
Giống như Al-Zarra, xe tăng Al-Khalid trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có khả năng bắn các đầu đạn bằng uranium đã làm nghèo của Pakistan; mang lại khả năng xuyên phá tốt cho Al-Khalid. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: Pinterest
Xe tăng Al-Khalid không sử dụng động cơ của xe tăng Al-Zarrar, mà được trang bị động cơ diesel hoàn toàn mới, có công suất 1.200 mã lực, do Ukraine phát triển riêng cho dự án Al-Khalid. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: Pinterest
Phiên bản nâng cấp Al-Khalid II có tháp pháo được thiết kế lại với khả năng bảo vệ tốt hơn với những tấm giáp phản ứng nổ mới; đồng thời được trang bị động cơ 1.500 mã lực, nâng cao hơn khả năng di chuyển của Al-Khalid. Hệ thống điều hòa bên trong cũng được nâng cấp để tạo sự thoải mái cho kíp xe. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: Pinterest
Trong thời gian qua, mối quan hệ Pakistan-Trung Quốc càng mở rộng trên tất cả các lĩnh vực. Trung Quốc muốn một đồng minh trong khu vực giúp cân bằng chống lại đối thủ trong khu vực là Ấn Độ, vốn bị kẹp giữa hai nước. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: Pinterest
Còn Pakistan cần một nhà cung cấp vũ khí và công nghệ quốc phòng nước ngoài; đặc biệt là khi mối quan hệ Pakistan-Mỹ trở nên lạnh nhạt. Như vậy còn đối tác quốc phòng nào tốt hơn Trung Quốc, quốc gia có chung mâu thuẫn với đại kình địch Ấn Độ và không ngại cung cấp cho Pakistan các hệ thống vũ khí tối tân. Ảnh: Xe tăng Al-Khalid - Nguồn: Pinterest
Video Sóng gió mới trong quan hệ đồng minh Mỹ- Pakistan - Nguồn: VTC14