Pháo binh Việt Nam được coi là một trong những lực lượng đáng gờm trong khu vực. Với trang bị nhiều chủng loại cùng kinh nghiệm sử dụng trải qua các cuộc chiến tranh, pháo binh Việt Nam luôn là lực lượng tạo ra những cơn bão lửa lên đầu kẻ thù. Nguồn ảnh: bemilVới cỡ nòng lên tới 152mm, lựu pháo D20 được coi là một trong những khẩu lựu pháo mặt đất uy lực nhất hiện nay trong biên chế của lực lượng pháo binh Việt Nam. Nguồn ảnh: QĐNDVNPháo D20 đã được sử dụng rất sớm ngay thời điểm chiến tranh Việt Nam, ngay khi được Liên Xô viện trợ, những khẩu pháo này đã được đem vào chiến trường và đã tạo nên những trận đấu pháo dữ dội với đối phương. Nguồn ảnh: QĐNDVNTrong các cuộc chiến tranh biên giới, lực lượng pháo binh cùng với lựu pháo D20 152mm đã gieo rắc những nỗi ác mộng cho quân Khơ me đỏ. Trải qua kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh chống Mỹ, ngay lập tức các pháo thủ Việt Nam đã sử dụng D20 để chặn đứng, đẩy lùi, và hỗ trợ các mũi tiến công của quân tình nguyện Việt Nam lên quân Khơ me đỏ. Nguồn ảnh: QĐNDVNLựu pháo D20 là loại lựu pháo hạng nặng do Liên Xô nghiên cứu vào năm 1947. Chúng đã được chính thức sản xuất và đưa vào biên chế hàng loạt vào năm 1950. Nguồn ảnh: Military TodayNhững thông tin về pháo hạng nặng D20 đã được Phương Tây biết đến vào năm 1955, ngay lập tức họ đặt biệt hiệu cho loại lựu pháo hạng nặng này là M1955. Nguồn ảnh: QĐNDVNNgoài Liên Xô, lựu pháo D20 còn được Trung Quốc và cả Triều Tiên sản xuất. Pháo 152mm D20 khá nặng nề và khó kéo theo trên trận địa, nhưng bù lại cho khuyết điểm đó là tầm bắn hiệu quả của nó có thể đạt tới 17,4 km. Nguồn ảnh: QĐNDVNPháo D20 có trọng lượng 5,7 tấn. Chiều dài 8,6m, chiều rộng 2,3m, và chiều cao 1,9m. Để sử dụng được khẩu lựu pháo này cần tới 8 pháo thủ. Nguồn ảnh: Sextant BlogPháo có góc nâng từ -5 độ tới dương 63 độ. Góc quay ngang lên tới 58 độ. Tốc độ bắn của pháo lên tới 6 phát/phút. Nguồn ảnh: QPVNNhững viên đạn pháo dưới sức mạnh của liều phóng có thể đạt sơ tốc đầu nòng lên tới 650m/s. Tầm bắn hiệu quả đạt 17,4m, tầm bắn tối đa lên tới 24km với đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: ValkaPháo D20 sử dụng chung một khung với loại pháo mặt đất nòng dài D-74, được tăng cường 2 bánh xe nhỏ sau chân giá đỡ để có thể di chuyển cơ động hơn và xoay ngang pháo dễ dàng hơn. D20 cũng có 1 khiên bảo vệ cho tổ pháo. Pháo sử dụng 1 đầu giảm giật (muzzle brake) 2 lỗ thoát khí thuốc liều phóng. Nguồn ảnh: WikimediaTuy có sức mạnh kinh hoàng, nhưng D20 so với các lựu pháo hiện đại ngày nay cũng có nhược điểm là tầm bắn ngắn và độ chính xác chỉ ở mức chấp nhận được. Pháo sử dụng ống ngắm PG1M hoặc OP4M. Nguồn ảnh: YoutobePháo có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau, và cũng có một vài phiên bản cải tiến loại pháo này được sử dụng để nâng tốc độ bắn lên nhanh hơn. D20 vẫn sẽ là pháo cấp chiến dịch của Việt Nam trong một thời gian nữa trước khi những loại pháo mới hiện đại hơn được mua vào để trang bị. Nguồn ảnh: Youtobe
Pháo binh Việt Nam được coi là một trong những lực lượng đáng gờm trong khu vực. Với trang bị nhiều chủng loại cùng kinh nghiệm sử dụng trải qua các cuộc chiến tranh, pháo binh Việt Nam luôn là lực lượng tạo ra những cơn bão lửa lên đầu kẻ thù. Nguồn ảnh: bemil
Với cỡ nòng lên tới 152mm, lựu pháo D20 được coi là một trong những khẩu lựu pháo mặt đất uy lực nhất hiện nay trong biên chế của lực lượng pháo binh Việt Nam. Nguồn ảnh: QĐNDVN
Pháo D20 đã được sử dụng rất sớm ngay thời điểm chiến tranh Việt Nam, ngay khi được Liên Xô viện trợ, những khẩu pháo này đã được đem vào chiến trường và đã tạo nên những trận đấu pháo dữ dội với đối phương. Nguồn ảnh: QĐNDVN
Trong các cuộc chiến tranh biên giới, lực lượng pháo binh cùng với lựu pháo D20 152mm đã gieo rắc những nỗi ác mộng cho quân Khơ me đỏ. Trải qua kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh chống Mỹ, ngay lập tức các pháo thủ Việt Nam đã sử dụng D20 để chặn đứng, đẩy lùi, và hỗ trợ các mũi tiến công của quân tình nguyện Việt Nam lên quân Khơ me đỏ. Nguồn ảnh: QĐNDVN
Lựu pháo D20 là loại lựu pháo hạng nặng do Liên Xô nghiên cứu vào năm 1947. Chúng đã được chính thức sản xuất và đưa vào biên chế hàng loạt vào năm 1950. Nguồn ảnh: Military Today
Những thông tin về pháo hạng nặng D20 đã được Phương Tây biết đến vào năm 1955, ngay lập tức họ đặt biệt hiệu cho loại lựu pháo hạng nặng này là M1955. Nguồn ảnh: QĐNDVN
Ngoài Liên Xô, lựu pháo D20 còn được Trung Quốc và cả Triều Tiên sản xuất. Pháo 152mm D20 khá nặng nề và khó kéo theo trên trận địa, nhưng bù lại cho khuyết điểm đó là tầm bắn hiệu quả của nó có thể đạt tới 17,4 km. Nguồn ảnh: QĐNDVN
Pháo D20 có trọng lượng 5,7 tấn. Chiều dài 8,6m, chiều rộng 2,3m, và chiều cao 1,9m. Để sử dụng được khẩu lựu pháo này cần tới 8 pháo thủ. Nguồn ảnh: Sextant Blog
Pháo có góc nâng từ -5 độ tới dương 63 độ. Góc quay ngang lên tới 58 độ. Tốc độ bắn của pháo lên tới 6 phát/phút. Nguồn ảnh: QPVN
Những viên đạn pháo dưới sức mạnh của liều phóng có thể đạt sơ tốc đầu nòng lên tới 650m/s. Tầm bắn hiệu quả đạt 17,4m, tầm bắn tối đa lên tới 24km với đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Valka
Pháo D20 sử dụng chung một khung với loại pháo mặt đất nòng dài D-74, được tăng cường 2 bánh xe nhỏ sau chân giá đỡ để có thể di chuyển cơ động hơn và xoay ngang pháo dễ dàng hơn. D20 cũng có 1 khiên bảo vệ cho tổ pháo. Pháo sử dụng 1 đầu giảm giật (muzzle brake) 2 lỗ thoát khí thuốc liều phóng. Nguồn ảnh: Wikimedia
Tuy có sức mạnh kinh hoàng, nhưng D20 so với các lựu pháo hiện đại ngày nay cũng có nhược điểm là tầm bắn ngắn và độ chính xác chỉ ở mức chấp nhận được. Pháo sử dụng ống ngắm PG1M hoặc OP4M. Nguồn ảnh: Youtobe
Pháo có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau, và cũng có một vài phiên bản cải tiến loại pháo này được sử dụng để nâng tốc độ bắn lên nhanh hơn. D20 vẫn sẽ là pháo cấp chiến dịch của Việt Nam trong một thời gian nữa trước khi những loại pháo mới hiện đại hơn được mua vào để trang bị. Nguồn ảnh: Youtobe