Cơ quan báo chí của tổng thống Kazakhstan hôm 9/1/2022 cho biết: Hiện nay, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể CSTO đã tiếp nhận và bảo vệ những công trình chiến lược quan trọng của Kazakhstan.Quân đội và cảnh sát thực thi các biện pháp nhằm khôi phục trật tự và luật pháp trên phạm vi toàn quốc. Tình trạng khẩn cấp tiếp tục được duy trì. Lực lượng chức năng của Kazakhstan tiếp tục truy quét các phần tử khủng bố còn đang ẩn náu trong các khu dân cư.Tổng thống Kassym-Zhomart Tokaev quyết định thành lập ủy ban chính phủ để khắc phục hậu quả do cuộc bạo loạn gây ra.Như vậy, nhờ có sự hỗ trợ của lực lượng gìn giữ hoàn bình của CSTO mà cuộc bạo loạn ở Kazakhstan dần được khống chế, tình hình đang dần được kiểm soát.Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) được thành lập 15/5/1992. Ban đầu có 6 nước thành viên, đó là: Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan.Năm 1993 có thêm ba nước tham gia vào tổ chức này, ba nước đó là: Azerbaijan, Gruzia và Belarus. Năm 1999, ba nước ra khỏi CSTO, ba nước đó là: Uzbekistan, Gruzia và Azerbaijan.Thế nhưng, năm 2006 Uzbekistan gia nhập vào CSTO và năm 2012 lại ra khỏi tổ chức này. Tính đến nay Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể chỉ có sáu nước thành viên, đó là: Armenia, Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan.Các nước thành viên đã thống nhất trong việc hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Nếu một nước bị tấn công, điều này được coi như cả tổ chức bị tấn công.Ngoài ra, giữa các thành viên được thiết lập cơ chế tư vấn khi chủ quyền và an ninh của mỗi nước thành viên bị đe dọa. Giữa các nước thành viên của tổ chức có thể ký kết các thỏa thuận bổ sung.Năm 2002, các thành viên của CSTO thống nhất mở rộng hoạt động của tổ chức. Bao gồm: Đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, phần tử cực đoan và chống buôn bán ma túy. Cùng nhau thống nhất phối hợp hành động ứng phó, khắc phục sự cố và tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp.Năm 2009, Lực lượng phản ứng nhanh của CSTO được thành lập, đây được coi là lực lượng nòng cốt của tổ chức này. Quân số của lực lượng phản ứng nhanh của CSTO lên tới 20.000 người. Lực lượng này được đào tạo tại các trung tâm huấn luyện danh tiếng nhất của các nước thành viên.Lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO có khoảng 3.500 người. Lực lượng này không chỉ phát huy vai trò tích cực của mình trong việc trấn áp bạo loạn mới đây tại Kazakhstan, mà năm 2009, lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO đã giải quyết thành công mâu thuẫn sắc tộc tại Kyrgyzstan, một bên là người bản sứ và một bên là cộng đồng người Uzbekistan.Mâu thuẫn này một chút nữa sẽ dẫn đến cuộc nội chiến tại Kyrgyzstan. Các chuyên gia của CSTO đã tìm ra kẻ chủ mưu, đứng đằng sau vụ bạo loạn đó, chúng được điều khiển từ Afghanistan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cơ quan báo chí của tổng thống Kazakhstan hôm 9/1/2022 cho biết: Hiện nay, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể CSTO đã tiếp nhận và bảo vệ những công trình chiến lược quan trọng của Kazakhstan.
Quân đội và cảnh sát thực thi các biện pháp nhằm khôi phục trật tự và luật pháp trên phạm vi toàn quốc. Tình trạng khẩn cấp tiếp tục được duy trì. Lực lượng chức năng của Kazakhstan tiếp tục truy quét các phần tử khủng bố còn đang ẩn náu trong các khu dân cư.
Tổng thống Kassym-Zhomart Tokaev quyết định thành lập ủy ban chính phủ để khắc phục hậu quả do cuộc bạo loạn gây ra.
Như vậy, nhờ có sự hỗ trợ của lực lượng gìn giữ hoàn bình của CSTO mà cuộc bạo loạn ở Kazakhstan dần được khống chế, tình hình đang dần được kiểm soát.
Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) được thành lập 15/5/1992. Ban đầu có 6 nước thành viên, đó là: Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan.
Năm 1993 có thêm ba nước tham gia vào tổ chức này, ba nước đó là: Azerbaijan, Gruzia và Belarus. Năm 1999, ba nước ra khỏi CSTO, ba nước đó là: Uzbekistan, Gruzia và Azerbaijan.
Thế nhưng, năm 2006 Uzbekistan gia nhập vào CSTO và năm 2012 lại ra khỏi tổ chức này. Tính đến nay Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể chỉ có sáu nước thành viên, đó là: Armenia, Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan.
Các nước thành viên đã thống nhất trong việc hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Nếu một nước bị tấn công, điều này được coi như cả tổ chức bị tấn công.
Ngoài ra, giữa các thành viên được thiết lập cơ chế tư vấn khi chủ quyền và an ninh của mỗi nước thành viên bị đe dọa. Giữa các nước thành viên của tổ chức có thể ký kết các thỏa thuận bổ sung.
Năm 2002, các thành viên của CSTO thống nhất mở rộng hoạt động của tổ chức. Bao gồm: Đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, phần tử cực đoan và chống buôn bán ma túy. Cùng nhau thống nhất phối hợp hành động ứng phó, khắc phục sự cố và tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp.
Năm 2009, Lực lượng phản ứng nhanh của CSTO được thành lập, đây được coi là lực lượng nòng cốt của tổ chức này. Quân số của lực lượng phản ứng nhanh của CSTO lên tới 20.000 người. Lực lượng này được đào tạo tại các trung tâm huấn luyện danh tiếng nhất của các nước thành viên.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO có khoảng 3.500 người. Lực lượng này không chỉ phát huy vai trò tích cực của mình trong việc trấn áp bạo loạn mới đây tại Kazakhstan, mà năm 2009, lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO đã giải quyết thành công mâu thuẫn sắc tộc tại Kyrgyzstan, một bên là người bản sứ và một bên là cộng đồng người Uzbekistan.
Mâu thuẫn này một chút nữa sẽ dẫn đến cuộc nội chiến tại Kyrgyzstan. Các chuyên gia của CSTO đã tìm ra kẻ chủ mưu, đứng đằng sau vụ bạo loạn đó, chúng được điều khiển từ Afghanistan. Nguồn ảnh: Pinterest.