Điều bất ngờ nhất là Italia, một quốc gia được coi là "chủ nghĩa đế quốc nghèo", đã đi đầu trong việc đưa máy bay chiến đấu vào sử dụng và xây dựng học thuyết không quân đầu tiên. Trong Chiến tranh Italia - Thổ Nhĩ Kỳ năm 1912, Italia lần đầu tiên sử dụng máy bay vào chiến đấu.Cho đến Thế chiến thứ hai, trình độ của ngành hàng không châu Âu vẫn đi trước Mỹ, cả về cách bố trí khí động học và trình độ hàng không. Chiếc P-51 Mustang, chiến đấu cơ piston tốt nhất của Mỹ trong Thế chiến II, vẫn phải sử dụng động cơ Merlin của Anh.Sau Thế chiến thứ hai, Mỹ bắt đầu phát huy thế sức mạnh kinh tế và công nghệ. Vào thời điểm đó, châu Âu vẫn có thể chiếm một vị trí quan trọng trong ngành hàng không, với sự tích lũy công nghệ trước đây. Trong một thời gian dài sau khi Thế chiến II kết thúc, người châu Âu vẫn có nhiều điểm sáng trong việc phát triển máy bay chiến đấu hiện đại.Máy bay chiến đấu Harrier của Anh là máy bay chiến đấu cất và hạ cánh thẳng đứng đầu tiên trên thế giới, chứng tỏ sự sáng tạo của người Anh về máy bay chiến đấu và có hiệu suất tương đối tốt. Thiết kế này, mãi đến tận hôm nay, Mỹ mới ứng dụng trên máy bay chiến đấu F-35B.Marcel Dassault là nhà tư bản hàng không của Pháp, gần như một tay ông đã "gánh" ngành hàng không Pháp. Loạt máy bay chiến đấu dòng Mirage có thành tích chói lọi trong một số cuộc chiến tranh Trung Đông; có ưu thế vượt trội so với dòng máy bay MiG do Liên Xô sản xuất, được trang bị rộng rãi ở các nước Ả Rập. Mirage đã viết nên một trang sử quan trong trong không chiến của nhân loại.Ngay cả Thụy Điển, một vùng đất xa xôi của Bắc Âu, đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển máy bay chiến đấu, dựa vào khả năng nghiên cứu và phát triển của chính mình, để phát triển một loạt máy bay chiến đấu với hiệu suất tuyệt vời. Sơ đồ bố trí "cánh vịt" được sử dụng rộng rãi sau này, lần đầu tiên được Thụy Điển sử dụng trên máy bay tiêm kích J-37 do Saab phát triển.Mặc dù trong lĩnh vực máy bay chở khách cỡ lớn dân dụng, Airbus do người châu Âu cùng thành lập, có sức mạnh ngang ngửa với Boeing của Mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tiêm kích chiến đấu, một thực tế không thể phủ nhận là Châu Âu đã bị tụt hậu so với Mỹ và Liên Xô.Trong thập niên 1950, Thụy Điển chính thức được đưa vào biên chế tiêm kích J-29 Tunnan. Đây cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên của châu Âu có thiết kế cánh xuôi. J-29 cùng thế hệ máy bay chiến đấu với F-86 Sabre của Mỹ và MiG-15 của Liên Xô. Nhưng đến tận năm 1957, Pháp mới có chiến đấu cơ phản lực đầu tiên.Năm 1958, tiêm kích siêu thanh thế hệ thứ hai F-104 của Mỹ và Liên Xô và MiG-21 của Liên Xô được đưa vào sử dụng, và tốc độ Mach 2 đã trở thành một tiêu chuẩn khắt khe, để xếp loại thế hệ máy bay chiến đấu này. Lần này, English Electric Lightning của Anh và J-35 Draken của Thụy Điển là câu trả lời.Tuy nhiên sau hai thập kỷ, khi Liên Xô và Mỹ liên tục cho "ra lò" các mẫu chiến đấu cơ mới, thì Anh cũng chỉ có duy nhất mẫu "Lightning". Kể từ đó, cường quốc hàng không Anh đã mất khả năng phát triển độc lập các máy bay chiến đấu.Trong cuộc cạnh tranh của thế hệ máy bay chiến đấu siêu thanh thế hệ ba, Công ty Dassault của Pháp đã trở thành niềm hy vọng của cả châu Âu. Mirage III là câu trả lời của châu Âu với F4 Phantom nổi tiếng của Mỹ và đều gia nhập không quân vào năm 1961. Tới năm 1970, MiG-23 của Liên Xô mới được đưa vào trang bị.Bằng những nỗ lực không ngừng, châu Âu đã bắt kịp Mỹ trong việc phát triển máy bay chiến đấu và vượt qua Liên Xô. Năm 1980, chiếc máy bay thế hệ thứ tư đầu tiên của châu Âu, Tornado đi vào hoạt động; 3 năm sau, chiếc Mirage 2000 của Pháp đi vào hoạt động. Cùng năm, tiêm kích MiG-29 gia nhập biên chế Không quân Liên Xô.Nhưng đến thế hệ máy bay thứ 5, cuộc đua của châu Âu đột ngột dừng lại. Năm 2005, tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ chính thức đi vào biên chế. Vào năm 2010, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga T50 đã bay lần đầu tiên và được đưa vào sản xuất hàng loạt và có tên chính thức là Su 57. Tháng 12/2020 chính thức đưa vào biên chế trong lực lượng Không quân.Tuy nhiên, ngành hàng không châu Âu không có tin tức gì về chiếc máy bay thế hệ thứ năm. Có vẻ như người châu Âu đã từ bỏ việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tất nhiên, đây chỉ là một phần phỏng đoán, và có lẽ người châu Âu cũng có những cân nhắc riêng.Hiện tại, các máy bay chiến đấu hiện đại nhất được sản xuất ở châu Âu như Typhoon và Rafale đều thuộc thế hệ thứ 4. Có thể châu Âu sẽ lựa chọn mua những tiêm kích thế hệ năm F-35 của Mỹ và như vậy họ không muốn có sự trùng lặp về thế hệ máy bay.Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, châu Âu không đủ nỗ lực và sự đoàn kết để phát triển thế hệ máy bay chiến đấu này và trên thực tế châu Âu đã tụt hậu trong thiết kế máy bay chiến đấu so với Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích F-22 Raptor - loại chiến đấu cơ độc quyền chỉ Mỹ sở hữu.
Điều bất ngờ nhất là Italia, một quốc gia được coi là "chủ nghĩa đế quốc nghèo", đã đi đầu trong việc đưa máy bay chiến đấu vào sử dụng và xây dựng học thuyết không quân đầu tiên. Trong Chiến tranh Italia - Thổ Nhĩ Kỳ năm 1912, Italia lần đầu tiên sử dụng máy bay vào chiến đấu.
Cho đến Thế chiến thứ hai, trình độ của ngành hàng không châu Âu vẫn đi trước Mỹ, cả về cách bố trí khí động học và trình độ hàng không. Chiếc P-51 Mustang, chiến đấu cơ piston tốt nhất của Mỹ trong Thế chiến II, vẫn phải sử dụng động cơ Merlin của Anh.
Sau Thế chiến thứ hai, Mỹ bắt đầu phát huy thế sức mạnh kinh tế và công nghệ. Vào thời điểm đó, châu Âu vẫn có thể chiếm một vị trí quan trọng trong ngành hàng không, với sự tích lũy công nghệ trước đây. Trong một thời gian dài sau khi Thế chiến II kết thúc, người châu Âu vẫn có nhiều điểm sáng trong việc phát triển máy bay chiến đấu hiện đại.
Máy bay chiến đấu Harrier của Anh là máy bay chiến đấu cất và hạ cánh thẳng đứng đầu tiên trên thế giới, chứng tỏ sự sáng tạo của người Anh về máy bay chiến đấu và có hiệu suất tương đối tốt. Thiết kế này, mãi đến tận hôm nay, Mỹ mới ứng dụng trên máy bay chiến đấu F-35B.
Marcel Dassault là nhà tư bản hàng không của Pháp, gần như một tay ông đã "gánh" ngành hàng không Pháp. Loạt máy bay chiến đấu dòng Mirage có thành tích chói lọi trong một số cuộc chiến tranh Trung Đông; có ưu thế vượt trội so với dòng máy bay MiG do Liên Xô sản xuất, được trang bị rộng rãi ở các nước Ả Rập. Mirage đã viết nên một trang sử quan trong trong không chiến của nhân loại.
Ngay cả Thụy Điển, một vùng đất xa xôi của Bắc Âu, đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển máy bay chiến đấu, dựa vào khả năng nghiên cứu và phát triển của chính mình, để phát triển một loạt máy bay chiến đấu với hiệu suất tuyệt vời. Sơ đồ bố trí "cánh vịt" được sử dụng rộng rãi sau này, lần đầu tiên được Thụy Điển sử dụng trên máy bay tiêm kích J-37 do Saab phát triển.
Mặc dù trong lĩnh vực máy bay chở khách cỡ lớn dân dụng, Airbus do người châu Âu cùng thành lập, có sức mạnh ngang ngửa với Boeing của Mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tiêm kích chiến đấu, một thực tế không thể phủ nhận là Châu Âu đã bị tụt hậu so với Mỹ và Liên Xô.
Trong thập niên 1950, Thụy Điển chính thức được đưa vào biên chế tiêm kích J-29 Tunnan. Đây cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên của châu Âu có thiết kế cánh xuôi. J-29 cùng thế hệ máy bay chiến đấu với F-86 Sabre của Mỹ và MiG-15 của Liên Xô. Nhưng đến tận năm 1957, Pháp mới có chiến đấu cơ phản lực đầu tiên.
Năm 1958, tiêm kích siêu thanh thế hệ thứ hai F-104 của Mỹ và Liên Xô và MiG-21 của Liên Xô được đưa vào sử dụng, và tốc độ Mach 2 đã trở thành một tiêu chuẩn khắt khe, để xếp loại thế hệ máy bay chiến đấu này. Lần này, English Electric Lightning của Anh và J-35 Draken của Thụy Điển là câu trả lời.
Tuy nhiên sau hai thập kỷ, khi Liên Xô và Mỹ liên tục cho "ra lò" các mẫu chiến đấu cơ mới, thì Anh cũng chỉ có duy nhất mẫu "Lightning". Kể từ đó, cường quốc hàng không Anh đã mất khả năng phát triển độc lập các máy bay chiến đấu.
Trong cuộc cạnh tranh của thế hệ máy bay chiến đấu siêu thanh thế hệ ba, Công ty Dassault của Pháp đã trở thành niềm hy vọng của cả châu Âu. Mirage III là câu trả lời của châu Âu với F4 Phantom nổi tiếng của Mỹ và đều gia nhập không quân vào năm 1961. Tới năm 1970, MiG-23 của Liên Xô mới được đưa vào trang bị.
Bằng những nỗ lực không ngừng, châu Âu đã bắt kịp Mỹ trong việc phát triển máy bay chiến đấu và vượt qua Liên Xô. Năm 1980, chiếc máy bay thế hệ thứ tư đầu tiên của châu Âu, Tornado đi vào hoạt động; 3 năm sau, chiếc Mirage 2000 của Pháp đi vào hoạt động. Cùng năm, tiêm kích MiG-29 gia nhập biên chế Không quân Liên Xô.
Nhưng đến thế hệ máy bay thứ 5, cuộc đua của châu Âu đột ngột dừng lại. Năm 2005, tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ chính thức đi vào biên chế. Vào năm 2010, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga T50 đã bay lần đầu tiên và được đưa vào sản xuất hàng loạt và có tên chính thức là Su 57. Tháng 12/2020 chính thức đưa vào biên chế trong lực lượng Không quân.
Tuy nhiên, ngành hàng không châu Âu không có tin tức gì về chiếc máy bay thế hệ thứ năm. Có vẻ như người châu Âu đã từ bỏ việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tất nhiên, đây chỉ là một phần phỏng đoán, và có lẽ người châu Âu cũng có những cân nhắc riêng.
Hiện tại, các máy bay chiến đấu hiện đại nhất được sản xuất ở châu Âu như Typhoon và Rafale đều thuộc thế hệ thứ 4. Có thể châu Âu sẽ lựa chọn mua những tiêm kích thế hệ năm F-35 của Mỹ và như vậy họ không muốn có sự trùng lặp về thế hệ máy bay.
Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, châu Âu không đủ nỗ lực và sự đoàn kết để phát triển thế hệ máy bay chiến đấu này và trên thực tế châu Âu đã tụt hậu trong thiết kế máy bay chiến đấu so với Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích F-22 Raptor - loại chiến đấu cơ độc quyền chỉ Mỹ sở hữu.