Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Mitchowo Subianto, đã viết một lá thư cho người đồng cấp Áo, Klaudia Tanner, tỏ ý mong muốn bắt đầu các cuộc đàm phán để mua tất cả 15 chiến đấu cơ Typhoon thuộc Không quân Áo.Trong bức thư, được xuất bản bởi các hãng tin Indonesia, ông Mitchowo nói rằng việc mua lại những chiếc chiến đấu cơ này sẽ hỗ trợ cho mục tiêu của ông là tiếp tục hiện đại hóa Không quân Indonesia.Sự quan tâm của Indonesia đối với phi đội Typhoon diễn ra 2 tuần sau khi Vienna thông báo rằng họ dự định cho ngừng hoạt động đối với phi đội Eurofighter Typhoon của nước này ngay trong năm nay, để thay thế bằng các loại chiến đấu cơ khác như JAS-39 Gripen hoặc F-16 Fighting Falcon.Không quân Áo dự định loại bỏ các tiêm kích Eurofighter Typhoon không phải do tính năng hạn chế hay chi phí vận hành quá cao mà là những bê bối tham nhũng của Tập đoàn Airbus Defense & Space trong việc bán máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon cho Áo vào năm 2003.Chính vì vụ bê bối này mà Chính phủ và Bộ Quốc phòng Áo đã công bố kế hoạch từ năm 2020 sẽ bắt đầu loại bỏ hoạt động của phi đội gồm 15 tiêm kích Eurofighter Typhoon Tranche 1.Trong bức thư của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia nêu rõ: "Tôi đã được thông báo đầy đủ về các vấn đề của máy bay Typhoon, hiểu rõ những tác động của nó đến Áo và tôi hoàn toàn nhận thức được sự nhạy cảm của vấn đề đó. Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng đề xuất của tôi mang đến một sự thay đổi đầy hứa hẹn cho cả hai bên".Bộ Quốc phòng Áo hiện chưa trả lời đề xuất này.Tiêm kích Eurofighter Typhoon của Không quân Áo.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Mitchowo Subianto, đã viết một lá thư cho người đồng cấp Áo, Klaudia Tanner, tỏ ý mong muốn bắt đầu các cuộc đàm phán để mua tất cả 15 chiến đấu cơ Typhoon thuộc Không quân Áo.
Trong bức thư, được xuất bản bởi các hãng tin Indonesia, ông Mitchowo nói rằng việc mua lại những chiếc chiến đấu cơ này sẽ hỗ trợ cho mục tiêu của ông là tiếp tục hiện đại hóa Không quân Indonesia.
Sự quan tâm của Indonesia đối với phi đội Typhoon diễn ra 2 tuần sau khi Vienna thông báo rằng họ dự định cho ngừng hoạt động đối với phi đội Eurofighter Typhoon của nước này ngay trong năm nay, để thay thế bằng các loại chiến đấu cơ khác như JAS-39 Gripen hoặc F-16 Fighting Falcon.
Không quân Áo dự định loại bỏ các tiêm kích Eurofighter Typhoon không phải do tính năng hạn chế hay chi phí vận hành quá cao mà là những bê bối tham nhũng của Tập đoàn Airbus Defense & Space trong việc bán máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon cho Áo vào năm 2003.
Chính vì vụ bê bối này mà Chính phủ và Bộ Quốc phòng Áo đã công bố kế hoạch từ năm 2020 sẽ bắt đầu loại bỏ hoạt động của phi đội gồm 15 tiêm kích Eurofighter Typhoon Tranche 1.
Trong bức thư của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia nêu rõ: "Tôi đã được thông báo đầy đủ về các vấn đề của máy bay Typhoon, hiểu rõ những tác động của nó đến Áo và tôi hoàn toàn nhận thức được sự nhạy cảm của vấn đề đó. Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng đề xuất của tôi mang đến một sự thay đổi đầy hứa hẹn cho cả hai bên".
Bộ Quốc phòng Áo hiện chưa trả lời đề xuất này.
Tiêm kích Eurofighter Typhoon của Không quân Áo.