Được đưa vào trang bị từ năm 2014, máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 hiện là loại có khả năng chiến đấu cao nhất, trong kho vũ khí của Không quân Nga và là phiên bản mới nhất, trong một loạt các phiên bản cải tiến có nguồn gốc từ Su-27 Flanker, được phát triển từ thời Liên Xô.Ban đầu Su-35 được phát triển nhằm mục đích để xuất khẩu, nhưng việc hủy bỏ chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm MiG 1.42 vào năm 1999 và trì hoãn chương trình Su-57 tham vọng hơn hiện nay, buộc quân đội Nga phải dựa vào gần 100 chiếc máy bay Su-35 thuộc thế hệ 4++.Năm 2010 và năm 2020, Không quân Nga đã đặt hàng Su-35 với số lượng lớn. Việc tiếp tục đưa một mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4, dẫu có hiện đại, khiến giới quan sát nghi ngờ về chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 là Su-57 của Nga, đang gặp khó khăn.Cảm biến chính của Su-35 là radar Irbis-E tương đối nổi tiếng. Irbis-E sử dụng cả phương pháp quét điện tử và cơ học, với một mảng ăng ten thụ động theo từng giai đoạn, được gắn trên bộ dẫn động thủy lực hai trục.Bộ truyền động quay ăng-ten về cơ học với góc 60° và theo phương vị và 120°, trong khi ăng-ten quét thụ động quét mục tiêu bằng cách sử dụng chùm điều khiển điện tử, theo phương vị và góc nâng. Sử dụng điều khiển điện tử và cơ khí quay thêm ăng ten, cho phép góc lệch tối đa của chùm tia radar đạt tới 120°, nên đảm bảo góc quét tương đối rộng.Radar Irbis-E không chỉ có thể quét rộng, mà cự ly phát hiện mục tiêu còn xa gấp 4 lần so với radar N001 trang bị trên phiên bản Su-27 đời đầu, do Liên Xô sản xuất; với mục tiêu là máy bay với tiết diện radar 3 mét vuông, Irbis-E có thể phát hiện ở khoảng cách xa tới 400km.Irbis-E cũng đã được lắp trên các biến thể hiện đại hóa của Su-27, Su-27SM2/ SM3, cũng như trên Su-30SM2. Tuy nhiên, điều khiến radar trên Su-35 trở nên khác biệt so với những chiếc máy bay cũ hơn, là nó có thêm các radar ở cánh, bổ sung cho radar gắn ở mũi máy bay, để tối đa hóa khả năng nhận biết tình huống.Không giống như Irbis-E sử dụng cả quét điện tử và cơ học, hai radar này được lắp trong viền đầu cánh chính của Su-35 và là loại radar mảng quét điện tử chủ động (AESA). Hai radar N036B-1-01 băng tần L, cung cấp phạm vi bao phủ góc tăng lên và rất lý tưởng, để theo dõi các mục tiêu tàng hình và cho tác chiến điện tử.Các radar AESA không chỉ mạnh hơn các radar mảng quét thụ động Irbis-E, mà còn khó bị gây nhiễu hơn. Băng tần L hoạt động trong dải tần số từ 1,0 Ghz đến 2,0 Ghz của phổ vô tuyến, với bước sóng từ 15-30 cm, dài hơn nhiều so với các rađa băng tần X, có tần số 8-12 Ghz.Các radar sóng dài này được đánh giá là có khả năng phát hiện máy bay tàng hình cao hơn nhiều, vì hầu hết các máy bay chiến đấu tàng hình, đều được tối ưu hóa để tránh sóng radar băng tần X.Điều này đã được chứng minh, khi Mỹ lần đầu đưa máy bay chiến đấu tàng hình sử dụng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc vào năm 1991; việc ưu tiên hàng đầu trong giờ mở đầu của chiến dịch không quân, là vô hiệu hóa các radar sóng dài của Iraq; vì đây là mối đe dọa mà chúng gây ra đối với máy bay tàng hình.Việc Su-35 sử dụng radar băng tần L một cách không theo quy luật, mang lại những khả năng độc đáo chống lại máy bay tàng hình, hiện có số lượng tiếp tục tăng, trong các lực lượng không quân chiến đấu của các quốc gia NATO.Ngoài cảm biến radar, Su-35 còn có hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS-35 tương đối mạnh, mà các nguồn tin Nga cho rằng, chính cảm biến này đã khóa được các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ ở Syria.Vẫn còn phải chờ xem, các lớp máy bay chiến đấu khác trong tương lai, sẽ áp dụng cách tiếp cận tương tự, để giải quyết các mục tiêu tàng hình với khả năng đến đâu. J-11D và J-15B của Trung Quốc, cũng có nguồn gốc từ Su-27 Flanker, nhưng sử dụng radar AESA gắn ở mũi và chúng có lắp thêm radar ở trên cánh hay không.Chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga là Su-57, sử dụng radar AESA, ngoài gắn ở mũi như các máy bay phương Tây, radar trên Su-57 còn bố trí trên cánh và cả trên thân máy bay; mặc dù chưa ai có thể biết radar của Su-57, hoạt động trên băng tần nào.Hiện nay Su-35 đã được xuất khẩu sang Trung Quốc và Ai Cập, và liệu có thêm khách hàng nào nữa hay không, vẫn còn là câu hỏi; đặc biệt là máy bay Su-30SM2 và cao cấp hơn là Su-57, gần đây đã được chào hàng xuất khẩu. Và cả hai đều có khả năng chiếm thị phần của chiến đấu cơ Su-35, mà Nga rất muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được đưa vào trang bị từ năm 2014, máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 hiện là loại có khả năng chiến đấu cao nhất, trong kho vũ khí của Không quân Nga và là phiên bản mới nhất, trong một loạt các phiên bản cải tiến có nguồn gốc từ Su-27 Flanker, được phát triển từ thời Liên Xô.
Ban đầu Su-35 được phát triển nhằm mục đích để xuất khẩu, nhưng việc hủy bỏ chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm MiG 1.42 vào năm 1999 và trì hoãn chương trình Su-57 tham vọng hơn hiện nay, buộc quân đội Nga phải dựa vào gần 100 chiếc máy bay Su-35 thuộc thế hệ 4++.
Năm 2010 và năm 2020, Không quân Nga đã đặt hàng Su-35 với số lượng lớn. Việc tiếp tục đưa một mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4, dẫu có hiện đại, khiến giới quan sát nghi ngờ về chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 là Su-57 của Nga, đang gặp khó khăn.
Cảm biến chính của Su-35 là radar Irbis-E tương đối nổi tiếng. Irbis-E sử dụng cả phương pháp quét điện tử và cơ học, với một mảng ăng ten thụ động theo từng giai đoạn, được gắn trên bộ dẫn động thủy lực hai trục.
Bộ truyền động quay ăng-ten về cơ học với góc 60° và theo phương vị và 120°, trong khi ăng-ten quét thụ động quét mục tiêu bằng cách sử dụng chùm điều khiển điện tử, theo phương vị và góc nâng. Sử dụng điều khiển điện tử và cơ khí quay thêm ăng ten, cho phép góc lệch tối đa của chùm tia radar đạt tới 120°, nên đảm bảo góc quét tương đối rộng.
Radar Irbis-E không chỉ có thể quét rộng, mà cự ly phát hiện mục tiêu còn xa gấp 4 lần so với radar N001 trang bị trên phiên bản Su-27 đời đầu, do Liên Xô sản xuất; với mục tiêu là máy bay với tiết diện radar 3 mét vuông, Irbis-E có thể phát hiện ở khoảng cách xa tới 400km.
Irbis-E cũng đã được lắp trên các biến thể hiện đại hóa của Su-27, Su-27SM2/ SM3, cũng như trên Su-30SM2. Tuy nhiên, điều khiến radar trên Su-35 trở nên khác biệt so với những chiếc máy bay cũ hơn, là nó có thêm các radar ở cánh, bổ sung cho radar gắn ở mũi máy bay, để tối đa hóa khả năng nhận biết tình huống.
Không giống như Irbis-E sử dụng cả quét điện tử và cơ học, hai radar này được lắp trong viền đầu cánh chính của Su-35 và là loại radar mảng quét điện tử chủ động (AESA). Hai radar N036B-1-01 băng tần L, cung cấp phạm vi bao phủ góc tăng lên và rất lý tưởng, để theo dõi các mục tiêu tàng hình và cho tác chiến điện tử.
Các radar AESA không chỉ mạnh hơn các radar mảng quét thụ động Irbis-E, mà còn khó bị gây nhiễu hơn. Băng tần L hoạt động trong dải tần số từ 1,0 Ghz đến 2,0 Ghz của phổ vô tuyến, với bước sóng từ 15-30 cm, dài hơn nhiều so với các rađa băng tần X, có tần số 8-12 Ghz.
Các radar sóng dài này được đánh giá là có khả năng phát hiện máy bay tàng hình cao hơn nhiều, vì hầu hết các máy bay chiến đấu tàng hình, đều được tối ưu hóa để tránh sóng radar băng tần X.
Điều này đã được chứng minh, khi Mỹ lần đầu đưa máy bay chiến đấu tàng hình sử dụng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc vào năm 1991; việc ưu tiên hàng đầu trong giờ mở đầu của chiến dịch không quân, là vô hiệu hóa các radar sóng dài của Iraq; vì đây là mối đe dọa mà chúng gây ra đối với máy bay tàng hình.
Việc Su-35 sử dụng radar băng tần L một cách không theo quy luật, mang lại những khả năng độc đáo chống lại máy bay tàng hình, hiện có số lượng tiếp tục tăng, trong các lực lượng không quân chiến đấu của các quốc gia NATO.
Ngoài cảm biến radar, Su-35 còn có hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS-35 tương đối mạnh, mà các nguồn tin Nga cho rằng, chính cảm biến này đã khóa được các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ ở Syria.
Vẫn còn phải chờ xem, các lớp máy bay chiến đấu khác trong tương lai, sẽ áp dụng cách tiếp cận tương tự, để giải quyết các mục tiêu tàng hình với khả năng đến đâu. J-11D và J-15B của Trung Quốc, cũng có nguồn gốc từ Su-27 Flanker, nhưng sử dụng radar AESA gắn ở mũi và chúng có lắp thêm radar ở trên cánh hay không.
Chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga là Su-57, sử dụng radar AESA, ngoài gắn ở mũi như các máy bay phương Tây, radar trên Su-57 còn bố trí trên cánh và cả trên thân máy bay; mặc dù chưa ai có thể biết radar của Su-57, hoạt động trên băng tần nào.
Hiện nay Su-35 đã được xuất khẩu sang Trung Quốc và Ai Cập, và liệu có thêm khách hàng nào nữa hay không, vẫn còn là câu hỏi; đặc biệt là máy bay Su-30SM2 và cao cấp hơn là Su-57, gần đây đã được chào hàng xuất khẩu. Và cả hai đều có khả năng chiếm thị phần của chiến đấu cơ Su-35, mà Nga rất muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Nguồn ảnh: Pinterest.