Trong một bài viết không rõ nguồn đăng trên một trang blog cho biết, chiến đấu cơ Su-35 đã bị Rafale bắn hạ, trong cuộc tập trận của Không quân Ai Cập; làm những kẻ chống Nga phát cuồng.Thậm chí còn có cả một bài viết trên Defense24 của Ba Lan đã bổ sung các chi tiết cụ thể, trình bày những suy đoán của mình là thực tế khách quan: Trong cuộc tập trận, máy bay tiêm kích Su-35 của Nga đóng vai “kẻ xâm lược” và phải tấn công chiếc Rafale.Tuy nhiên, phi công của chiếc máy bay Rafale nhanh chóng nhận ra rằng anh ta đang bị theo dõi bởi radar Su-35 và với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA trên Rafale, phi công đã gây nhiễu radar chiếc máy bay chiến đấu Su-35, mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.Phi công của chiếc máy bay Su-35 do Nga sản xuất không thể điều khiển vũ khí của máy bay mình; còn phi công Rafale dễ dàng theo dõi kẻ thù bằng radar, phản công và cuối cùng bắn hạ hắn - Defense24 viết.Trước hết khẳng định, những thông tin trên có nguồn không đáng tin cậy; Bộ Quốc phòng Ai Cập không phổ biến thông tin về trận không chiến huấn luyện này; và nếu có, thì chi tiết của nó, được trình bày trong các blog và được diễn giải trong ấn bản tiếng Ba Lan, cần được hết sức thận trọng.Hơn nữa, bài viết trên Defense24 mang nặng tính áp đặt chủ quan với máy bay chiến đấu của Nga, khi “khẳng định” trong cuộc đối đầu “một chọi một”, Rafale của Pháp rõ ràng vượt trội so với Su-35 của Nga. Bài viết làm người đọc lầm tưởng, Ai Cập mua phải máy bay “đểu” của Nga.Nếu thực sự có một cuộc chiến như vậy, thì tại sao các blogger và tác giả của một ấn phẩm quân sự Ba Lan (tự cho mình là một trang chuyên đề quân sự đáng tin cậy) lại không đưa tin gì về chúng? Ví dụ tổng điểm của các trận đánh này là bao nhiêu, từ đó có thể cho biết tỉ lệ về khả năng chiến đấu của hai loại máy bay chiến đấu.Rõ ràng, chúng ta sẽ không bao giờ có câu trả lời cho những câu hỏi này. Bởi vì những cây viết Ba Lan trong trường hợp này, chỉ nhằm theo đuổi mục tiêu “dìm hàng” máy bay chiến đấu Nga, vốn đang gặp khó khăn trên thị trường nước ngoài, do sự cấm vận của Mỹ.Tại sao cây viết trên Defense24 của Ba Lan lại lấy máy bay Rafale của Pháp, chứ không phải là F-16 của Mỹ (đều có trong biên chế không quân Ai Cập)? Bởi vì trong Không quân Ai Cập, loại máy bay tiên tiến nhất là Rafale.Còn máy bay Su-35 mới bắt đầu nhập biên vào lực lượng Không quân Ai Cập, trên thực tế phi công còn đang làm quen. Còn những chiếc F-16 Block 40 của Ai Cập, thì không có tính năng không chiến tầm xa. Nếu Defense24 cho rằng, Su-35 thua F-16 Block 40, thì ngay lập tức bị độc giả “bóc mẽ”.Còn máy bay Su-35 mới bắt đầu nhập biên vào lực lượng Không quân Ai Cập, trên thực tế phi công còn đang làm quen. Còn những chiếc F-16 Block 40 của Ai Cập, thì không có tính năng không chiến tầm xa. Nếu Defense24 cho rằng, Su-35 thua F-16 Block 40, thì ngay lập tức bị độc giả “bóc mẽ”.Vậy các nhà quân sự Nga đã “bóc phốt” Defense24 về diễn biến của cuộc chiến trên không thế nào? Trong một trận chiến, đương nhiên, Su-35 phải bật radar N035 Irbis với dải ăng ten phân kỳ, để phát hiện đối phương.Radar của Su-35 là loại mạnh nhất trong số tất cả các máy bay chiến đấu hiện có, công suất cực đại của nó lên tới 20 kW. Theo đó, phạm vi phát hiện máy bay kỷ lục đến 400 km; với mục tiêu như Rafale, cự ly phát hiện mục tiêu là 270 km. Trong khi đó radar của Rafale chỉ có thể phát hiện ra Su-35 ở cự ly 120 km.Một điều hiển nhiên đơn giản là phi công Su-35 phát hiện trước và sẽ bắn trước, và máy bay Nga đang ở trong một tình huống thuận lợi, vì nó có tên lửa R-37, tầm bắn vượt quá 300 km. Tại sao phi công Ai Cập không tận dụng cơ hội để phóng tên lửa?Trên các máy bay chiến đấu hiện đại, đều có các thiết bị cảnh báo radar đối phương, chứ không phải riêng gì Rafale. Tuy nhiên, phát hiện được tín hiệu radar Su-35 từ xa, cũng không cho phép Rafale phóng tên lửa không đối không, vì để được dẫn đường, mục tiêu phải được khóa trên radar của Rafale, chứ không phải cảm biến bức xạ.Vì vậy thật vô lý, khi một phi công lái Su-35, dù không chuẩn bị trước, nhưng khi đã tìm thấy và khóa hình ảnh rõ ràng của đối phương trên radar, không hiểu vì lý do gì đã không vội phóng tên lửa?Và như bài viết trên Defense24 “tường thuật”: Phi công của Rafale đã tận dụng “cơ hội” này, bằng cách bật hệ thống phòng thủ SPECTRA để chế áp radar của đối phương. Và phi công Rafale đã có được kết quả mong muốn, mà không gặp “bất kỳ trở ngại nào”?Đây là một điều hoàn toàn phi lý, vì tổ hợp tác chiến điện tử SPECTRA, gây nhiễu radar của đối phương bằng cách đánh lừa tín hiệu phản xạ trở lại máy thu radar Su-35. Tuy nhiên, để làm được điều này thì SPECTRA cần phải có một công suất bức xạ rất đáng kể, có cùng độ lớn với công suất của radar Irbis trên Su-35.Nhưng điều đó là không thể đạt được, đối với hệ thống SPECTRA. Ngoài ra, hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA sử dụng ăng-ten riêng, nhỏ hơn ăng-ten chính của radar. Do vậy hoàn toàn không có chuyện, phi công Rafale cứ bật hệ thống SPECTRA lên, là có thể “hành động tùy thích”?.Còn trong một cuộc chiến quần vòng hẹp (trong tầm nhìn), thì phải khẳng định, khả năng cơ động hoàn toàn không phải là điểm mạnh của Rafale, mà ưu thế này luôn thuộc về máy bay chiến đấu của Nga; và với hệ thống cảm biến hồng ngoại rất mạnh và khả năng cơ động, chắc chắn Rafale không phải là đối thủ của Su-35. Nguồn ảnh: Forces.
Cận cảnh tiêm kích Su-35 của Không quân Vũ trụ Nga - chiến đấu cơ được ra đời để đối đầu với các máy bay thế hệ năm do Mỹ sản xuất. Nguồn: Armies.
Trong một bài viết không rõ nguồn đăng trên một trang blog cho biết, chiến đấu cơ Su-35 đã bị Rafale bắn hạ, trong cuộc tập trận của Không quân Ai Cập; làm những kẻ chống Nga phát cuồng.
Thậm chí còn có cả một bài viết trên Defense24 của Ba Lan đã bổ sung các chi tiết cụ thể, trình bày những suy đoán của mình là thực tế khách quan: Trong cuộc tập trận, máy bay tiêm kích Su-35 của Nga đóng vai “kẻ xâm lược” và phải tấn công chiếc Rafale.
Tuy nhiên, phi công của chiếc máy bay Rafale nhanh chóng nhận ra rằng anh ta đang bị theo dõi bởi radar Su-35 và với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA trên Rafale, phi công đã gây nhiễu radar chiếc máy bay chiến đấu Su-35, mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Phi công của chiếc máy bay Su-35 do Nga sản xuất không thể điều khiển vũ khí của máy bay mình; còn phi công Rafale dễ dàng theo dõi kẻ thù bằng radar, phản công và cuối cùng bắn hạ hắn - Defense24 viết.
Trước hết khẳng định, những thông tin trên có nguồn không đáng tin cậy; Bộ Quốc phòng Ai Cập không phổ biến thông tin về trận không chiến huấn luyện này; và nếu có, thì chi tiết của nó, được trình bày trong các blog và được diễn giải trong ấn bản tiếng Ba Lan, cần được hết sức thận trọng.
Hơn nữa, bài viết trên Defense24 mang nặng tính áp đặt chủ quan với máy bay chiến đấu của Nga, khi “khẳng định” trong cuộc đối đầu “một chọi một”, Rafale của Pháp rõ ràng vượt trội so với Su-35 của Nga. Bài viết làm người đọc lầm tưởng, Ai Cập mua phải máy bay “đểu” của Nga.
Nếu thực sự có một cuộc chiến như vậy, thì tại sao các blogger và tác giả của một ấn phẩm quân sự Ba Lan (tự cho mình là một trang chuyên đề quân sự đáng tin cậy) lại không đưa tin gì về chúng? Ví dụ tổng điểm của các trận đánh này là bao nhiêu, từ đó có thể cho biết tỉ lệ về khả năng chiến đấu của hai loại máy bay chiến đấu.
Rõ ràng, chúng ta sẽ không bao giờ có câu trả lời cho những câu hỏi này. Bởi vì những cây viết Ba Lan trong trường hợp này, chỉ nhằm theo đuổi mục tiêu “dìm hàng” máy bay chiến đấu Nga, vốn đang gặp khó khăn trên thị trường nước ngoài, do sự cấm vận của Mỹ.
Tại sao cây viết trên Defense24 của Ba Lan lại lấy máy bay Rafale của Pháp, chứ không phải là F-16 của Mỹ (đều có trong biên chế không quân Ai Cập)? Bởi vì trong Không quân Ai Cập, loại máy bay tiên tiến nhất là Rafale.
Còn máy bay Su-35 mới bắt đầu nhập biên vào lực lượng Không quân Ai Cập, trên thực tế phi công còn đang làm quen. Còn những chiếc F-16 Block 40 của Ai Cập, thì không có tính năng không chiến tầm xa. Nếu Defense24 cho rằng, Su-35 thua F-16 Block 40, thì ngay lập tức bị độc giả “bóc mẽ”.
Còn máy bay Su-35 mới bắt đầu nhập biên vào lực lượng Không quân Ai Cập, trên thực tế phi công còn đang làm quen. Còn những chiếc F-16 Block 40 của Ai Cập, thì không có tính năng không chiến tầm xa. Nếu Defense24 cho rằng, Su-35 thua F-16 Block 40, thì ngay lập tức bị độc giả “bóc mẽ”.
Vậy các nhà quân sự Nga đã “bóc phốt” Defense24 về diễn biến của cuộc chiến trên không thế nào? Trong một trận chiến, đương nhiên, Su-35 phải bật radar N035 Irbis với dải ăng ten phân kỳ, để phát hiện đối phương.
Radar của Su-35 là loại mạnh nhất trong số tất cả các máy bay chiến đấu hiện có, công suất cực đại của nó lên tới 20 kW. Theo đó, phạm vi phát hiện máy bay kỷ lục đến 400 km; với mục tiêu như Rafale, cự ly phát hiện mục tiêu là 270 km. Trong khi đó radar của Rafale chỉ có thể phát hiện ra Su-35 ở cự ly 120 km.
Một điều hiển nhiên đơn giản là phi công Su-35 phát hiện trước và sẽ bắn trước, và máy bay Nga đang ở trong một tình huống thuận lợi, vì nó có tên lửa R-37, tầm bắn vượt quá 300 km. Tại sao phi công Ai Cập không tận dụng cơ hội để phóng tên lửa?
Trên các máy bay chiến đấu hiện đại, đều có các thiết bị cảnh báo radar đối phương, chứ không phải riêng gì Rafale. Tuy nhiên, phát hiện được tín hiệu radar Su-35 từ xa, cũng không cho phép Rafale phóng tên lửa không đối không, vì để được dẫn đường, mục tiêu phải được khóa trên radar của Rafale, chứ không phải cảm biến bức xạ.
Vì vậy thật vô lý, khi một phi công lái Su-35, dù không chuẩn bị trước, nhưng khi đã tìm thấy và khóa hình ảnh rõ ràng của đối phương trên radar, không hiểu vì lý do gì đã không vội phóng tên lửa?
Và như bài viết trên Defense24 “tường thuật”: Phi công của Rafale đã tận dụng “cơ hội” này, bằng cách bật hệ thống phòng thủ SPECTRA để chế áp radar của đối phương. Và phi công Rafale đã có được kết quả mong muốn, mà không gặp “bất kỳ trở ngại nào”?
Đây là một điều hoàn toàn phi lý, vì tổ hợp tác chiến điện tử SPECTRA, gây nhiễu radar của đối phương bằng cách đánh lừa tín hiệu phản xạ trở lại máy thu radar Su-35. Tuy nhiên, để làm được điều này thì SPECTRA cần phải có một công suất bức xạ rất đáng kể, có cùng độ lớn với công suất của radar Irbis trên Su-35.
Nhưng điều đó là không thể đạt được, đối với hệ thống SPECTRA. Ngoài ra, hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA sử dụng ăng-ten riêng, nhỏ hơn ăng-ten chính của radar. Do vậy hoàn toàn không có chuyện, phi công Rafale cứ bật hệ thống SPECTRA lên, là có thể “hành động tùy thích”?.
Còn trong một cuộc chiến quần vòng hẹp (trong tầm nhìn), thì phải khẳng định, khả năng cơ động hoàn toàn không phải là điểm mạnh của Rafale, mà ưu thế này luôn thuộc về máy bay chiến đấu của Nga; và với hệ thống cảm biến hồng ngoại rất mạnh và khả năng cơ động, chắc chắn Rafale không phải là đối thủ của Su-35. Nguồn ảnh: Forces.
Cận cảnh tiêm kích Su-35 của Không quân Vũ trụ Nga - chiến đấu cơ được ra đời để đối đầu với các máy bay thế hệ năm do Mỹ sản xuất. Nguồn: Armies.