Ấn Độ đã mua tổng cộng 15 trực thăng Chinook từ tập đoàn hàng không và quốc phòng khổng lồ Boeing của Mỹ vào năm ngoái. Năm chiếc trực thăng cuối cùng đã được bàn giao cho Không quân Ấn Độ (IAF) ở Chandigarh, ngay trước khi Ấn Độ áp đặt lệnh đóng cửa toàn quốc, do đại dịch Covid-19.Chính phủ Ấn Độ mua số trực thăng vận tải Chinook của Công ty Boeing, thông qua con đường Bán hàng Quân sự cho nước ngoài (FMS); sau khi một hợp đồng, được thỏa thuận giữa chính phủ Ấn Độ và Mỹ, được ký từ tháng 11/2015 dưới thời Tổng thống Obama.Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, từ trước tới nay, họ chủ yếu dựa vào đội trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 do Nga chế tạo; tuy nhiên vừa qua, Ấn Độ đã quyết định chọn Chinook, để mở rộng phi đội trực thăng hạng nặng.Trực thăng Chinook được phát triển bởi công ty chế tạo trực thăng Vertol của Mỹ và được sản xuất bởi Boeing Vertol (sau này được gọi là Boeing Rotorcraft Systems), CH-47F Chinook là loại trực thăng hạng nặng, hai động cơ, hai cánh quạt song song, có khả năng vận chuyển đa dạng, tầm bay xa.Trong khi đó, Israel là đồng minh thân thiết và có truyền thống sử dụng trực thăng Mỹ; đã có nhiều suy đoán rằng Israel sẽ mua Chinook. Nhưng vào ngày 25/2 vừa qua, Không quân Israel đã quyết định mua trực thăng CH-53K King Stallion.Trực thăng CH-53K King Stallion do công ty chế tạo trực thăng Sikorsky (hiện là một công ty con của Lockheed Martin) sản xuất; số trực thăng này sẽ thay thế loại CH-53 hiện có của Israel, còn được gọi là Yasur.Quyết định mua trực thăng CH-53K, đánh dấu Lực lượng Phòng vệ Israel là quân đội nước ngoài đầu tiên mua trực thăng CH-53K. Mặc dù không rõ số lượng CH-53K mà Không quân Israel dự kiến sẽ nhận, nhưng theo các thông tin, số CH-53K có thể là từ 20 đến 25 chiếc.Ưu điểm của CH-53K là nó có thể thực hiện một loạt các vai trò hoạt động vận tải trong điều kiện chiến trường khắc nghiệt. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết, số CH-53K có thể “thích ứng với các yêu cầu của Không quân Israel và với những thách thức của chiến trường đang thay đổi”.Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53K hiện đang được Lockheed Martin sản xuất cho Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ (USMC). CH-53K sử dụng 3 động cơ có tổng công suất 7.500 hp (5.590 kW), cánh quạt bằng vật liệu composite mới và cabin máy bay rộng hơn, so với các biến thể CH-53 trước đó.Câu hỏi đặt ra là tại sao Ấn Độ mua Chinook? Theo thông tin lý do Ấn Độ lựa chọn trực thăng CH-47F Chinook vì cho rằng, loại trực thăng này sẽ đảm bảo cho Không quân Ấn Độ khả năng không vận chiến lược chưa từng có, từ chiến đấu đến cứu trợ thảm họa.Trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook đã có lịch sử lâu đời, được sử dụng bởi Lục quân Mỹ và quân đội của hơn 19 quốc gia trên thế giới, New Delhi cảm thấy danh tiếng cao, nên chắc chắn đáng được xem xét.Về tính năng, phiên bản CH-47F sử dụng buồng lái bằng kính hiện đại, hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số tiên tiến, để nâng cao độ an toàn của phi hành đoàn và khả năng xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng; cho phép phi hành đoàn chuyển nhiệm vụ nhanh và thuận tiện.CH-47F có tải trọng 10 tấn và khả năng hoạt động ở độ cao lớn, đáp ứng các yêu cầu về khả vận tải hạng nặng của Không quân Ấn Độ. Ngoài ra CH-47F có thể thay đổi nhanh chóng từ vận chuyển hàng hóa trong các nhiệm vụ, sang vận chuyển người, phương tiện và các vật chất khác.Một nhiệm vụ quan trọng đối với những chiếc trực thăng CH-47F mà Ấn Độ vừa mua, đó là hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng và đường biên giới; đặc biệt là ở khu vực đông bắc giáp Trung Quốc, nới địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.Theo nhà sản xuất Boeing, những chiếc CH-47F cho phép Ấn Độ sử dụng trực thăng trong điều kiện khí hậu nóng, những nơi địa hình cao và gió ngang thổi mạnh, tối đa hóa khả năng tương tác và giảm chi phí vòng đời.Tuy nhiên, khi so sánh những chiếc CH-47F Chinook của Ấn Độ với những chiếc trực thăng CH-53K Stallion vừa được Israel mua, CH-53 có khả năng mang tải lớn hơn đáng kể, so với các biến thể mới nhất của CH-47 (trọng tải của CH-53K đạt tối đa 15.900 kg).Về động cơ, CH-47F Chinook có hai động cơ, trong khi King Stallion có ba động cơ. Tuy nhiên, theo thông tin, Boeing hiện đang thử nghiệm một phiên bản Chinook, với động cơ T408 mạnh mẽ, tương tự như trên trực thăng Sikorsky. Tuy nhiên phiên bản này không giành cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Boeing. Sức mạnh của trực thăng Chinook - ngựa thồ số một của quân đội Mỹ hiện tại. Nguồn: USArmy.
Ấn Độ đã mua tổng cộng 15 trực thăng Chinook từ tập đoàn hàng không và quốc phòng khổng lồ Boeing của Mỹ vào năm ngoái. Năm chiếc trực thăng cuối cùng đã được bàn giao cho Không quân Ấn Độ (IAF) ở Chandigarh, ngay trước khi Ấn Độ áp đặt lệnh đóng cửa toàn quốc, do đại dịch Covid-19.
Chính phủ Ấn Độ mua số trực thăng vận tải Chinook của Công ty Boeing, thông qua con đường Bán hàng Quân sự cho nước ngoài (FMS); sau khi một hợp đồng, được thỏa thuận giữa chính phủ Ấn Độ và Mỹ, được ký từ tháng 11/2015 dưới thời Tổng thống Obama.
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, từ trước tới nay, họ chủ yếu dựa vào đội trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 do Nga chế tạo; tuy nhiên vừa qua, Ấn Độ đã quyết định chọn Chinook, để mở rộng phi đội trực thăng hạng nặng.
Trực thăng Chinook được phát triển bởi công ty chế tạo trực thăng Vertol của Mỹ và được sản xuất bởi Boeing Vertol (sau này được gọi là Boeing Rotorcraft Systems), CH-47F Chinook là loại trực thăng hạng nặng, hai động cơ, hai cánh quạt song song, có khả năng vận chuyển đa dạng, tầm bay xa.
Trong khi đó, Israel là đồng minh thân thiết và có truyền thống sử dụng trực thăng Mỹ; đã có nhiều suy đoán rằng Israel sẽ mua Chinook. Nhưng vào ngày 25/2 vừa qua, Không quân Israel đã quyết định mua trực thăng CH-53K King Stallion.
Trực thăng CH-53K King Stallion do công ty chế tạo trực thăng Sikorsky (hiện là một công ty con của Lockheed Martin) sản xuất; số trực thăng này sẽ thay thế loại CH-53 hiện có của Israel, còn được gọi là Yasur.
Quyết định mua trực thăng CH-53K, đánh dấu Lực lượng Phòng vệ Israel là quân đội nước ngoài đầu tiên mua trực thăng CH-53K. Mặc dù không rõ số lượng CH-53K mà Không quân Israel dự kiến sẽ nhận, nhưng theo các thông tin, số CH-53K có thể là từ 20 đến 25 chiếc.
Ưu điểm của CH-53K là nó có thể thực hiện một loạt các vai trò hoạt động vận tải trong điều kiện chiến trường khắc nghiệt. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết, số CH-53K có thể “thích ứng với các yêu cầu của Không quân Israel và với những thách thức của chiến trường đang thay đổi”.
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53K hiện đang được Lockheed Martin sản xuất cho Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ (USMC). CH-53K sử dụng 3 động cơ có tổng công suất 7.500 hp (5.590 kW), cánh quạt bằng vật liệu composite mới và cabin máy bay rộng hơn, so với các biến thể CH-53 trước đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Ấn Độ mua Chinook? Theo thông tin lý do Ấn Độ lựa chọn trực thăng CH-47F Chinook vì cho rằng, loại trực thăng này sẽ đảm bảo cho Không quân Ấn Độ khả năng không vận chiến lược chưa từng có, từ chiến đấu đến cứu trợ thảm họa.
Trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook đã có lịch sử lâu đời, được sử dụng bởi Lục quân Mỹ và quân đội của hơn 19 quốc gia trên thế giới, New Delhi cảm thấy danh tiếng cao, nên chắc chắn đáng được xem xét.
Về tính năng, phiên bản CH-47F sử dụng buồng lái bằng kính hiện đại, hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số tiên tiến, để nâng cao độ an toàn của phi hành đoàn và khả năng xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng; cho phép phi hành đoàn chuyển nhiệm vụ nhanh và thuận tiện.
CH-47F có tải trọng 10 tấn và khả năng hoạt động ở độ cao lớn, đáp ứng các yêu cầu về khả vận tải hạng nặng của Không quân Ấn Độ. Ngoài ra CH-47F có thể thay đổi nhanh chóng từ vận chuyển hàng hóa trong các nhiệm vụ, sang vận chuyển người, phương tiện và các vật chất khác.
Một nhiệm vụ quan trọng đối với những chiếc trực thăng CH-47F mà Ấn Độ vừa mua, đó là hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng và đường biên giới; đặc biệt là ở khu vực đông bắc giáp Trung Quốc, nới địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.
Theo nhà sản xuất Boeing, những chiếc CH-47F cho phép Ấn Độ sử dụng trực thăng trong điều kiện khí hậu nóng, những nơi địa hình cao và gió ngang thổi mạnh, tối đa hóa khả năng tương tác và giảm chi phí vòng đời.
Tuy nhiên, khi so sánh những chiếc CH-47F Chinook của Ấn Độ với những chiếc trực thăng CH-53K Stallion vừa được Israel mua, CH-53 có khả năng mang tải lớn hơn đáng kể, so với các biến thể mới nhất của CH-47 (trọng tải của CH-53K đạt tối đa 15.900 kg).
Về động cơ, CH-47F Chinook có hai động cơ, trong khi King Stallion có ba động cơ. Tuy nhiên, theo thông tin, Boeing hiện đang thử nghiệm một phiên bản Chinook, với động cơ T408 mạnh mẽ, tương tự như trên trực thăng Sikorsky. Tuy nhiên phiên bản này không giành cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Boeing.
Sức mạnh của trực thăng Chinook - ngựa thồ số một của quân đội Mỹ hiện tại. Nguồn: USArmy.