Sau thành công của người Đức, ý tưởng về vũ khí làm bằng công nghệ dập đã thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Các nhà thiết kế người Anh đã tạo ra một khẩu súng tiểu liên mới trong thời gian kỷ lục là vài tuần, để cung cấp cho quân đội sau thất bại ở Dunkirk.Đó là "Sten", có lẽ đây là khẩu súng tiểu liên thô sơ và khiêm tốn nhất từng được sử dụng. Thiết kế của nó được đơn giản hóa hết mức có thể, nó thậm chí còn thiếu tay nắm bóp cò.Trên thực tế, Sten là một ống có báng súng, với hộp đạn thẳng, được lắp từ bên thân súng. Súng dùng đạn Parabellum 9mm. Tất cả các bộ phận, ngoại trừ nòng súng, được chế tạo bằng cách dập và nối bằng đinh tán, ốc vít và hàn.Mặc dù có vẻ ngoài khó coi, Sten đã được chấp nhận trong quân đội và chúng đã được sử dụng thành công trong suốt cuộc chiến bởi cả những người lính của Khối thịnh vượng chung và quân kháng chiến trong các lãnh thổ bị chiếm đóng, mặc dù không phải là không có nhược điểm.Sten được sản xuất dưới dạng một số phiên bản, có báng súng và vỏ che nòng khác nhau. Đáng chú ý nhất là các mẫu Mk IIS (giảm thanh) và Mk V có báng gỗ, tay nắm bóp cò và tay cầm phía trước.Mặc dù có nguồn lực kinh tế mạnh, nhưng đến một lúc nào đó, nhu cầu phát triển vũ khí “có liền" đã được cảm nhận ở Mỹ. Tuy súng tiểu liên Thompson đang sử dụng đã đạt được danh tiếng trong quân đội, nhưng nó rất khó chế tạo và trên hết, người ta hiểu rằng vũ khí này không đủ để trang bị cho lực lượng vũ trang đang phát triển nhanh chóng.Do đó vào năm 1941, việc phát triển một khẩu súng tiểu liên mới đã được bắt đầu, có đặc điểm và cũng như quy trình chế tạo dễ dàng, gần với "anh em" của nó ở Đức và Anh. Kết quả là mẫu súng M3 ra đời và được sản xuất hàng loạt để trang bị cho quân đội.Vũ khí mới này đã được chào đón một cách “lạnh lùng”, bởi sau khi dùng một khẩu Thompson đáng tin cậy và thuận tiện, việc bắn M3 trở thành một cực hình thực sự.Mặc dù thực tế rằng bản thân thiết kế M3 khá đơn giản và đáng tin cậy, nhưng mẫu súng mới có thừa khiếm khuyết - báng kim loại dễ dàng bị cong, nòng súng không có vỏ bọc, làm bỏng tay người bắn và cần lên đạn không thoải mái, thường bị gãy.Ngay cả sau khi xuất hiện bản sửa đổi M3A1, trong đó cần lên đạn bị loại bỏ, thay vào đó người bắn dùng ngón tay đưa vào một lỗ ở khóa nòng và kéo nó về phía sau. Dù sao thì M3 đã không trở nên phổ biến hơn, nó chỉ được sử dụng khi cần thiết và sẵn sàng được thay đổi thành thứ gì đó thuận tiện hơn càng sớm càng tốt.Nhược điểm chính của M3 là độ nhạy cảm với sự ô nhiễm gia tăng, súng có thể hoạt động hiệu quả chỉ với một lượng lớn chất bôi trơn. Khẩu súng tiểu liên này, giống như huyền thoại Thompson, vẫn phục vụ một thời gian sau chiến tranh, nhưng không bao giờ trở nên phổ biến.Trên hết, chính các nhà chế tạo súng Liên Xô đã thành công trong việc thiết kế vũ khí sản xuất hàng loạt. Nhà thiết kế nổi tiếng G. S. Shpagin không chỉ tạo ra một mô hình vũ khí nhỏ cực kỳ thành công, mà nhờ có ông phạm vi và vai trò của khẩu súng tiểu liên đã thay đổi.PPSh-41 có thể được gọi là vũ khí gần như thành công nhất trong các loại tiểu liên được sản xuất trong Thế chiến thứ hai và chắc chắn là phổ biến nhất với hơn 5 triệu đơn vị đã được sản xuất. Mặc dù thiếu tài nguyên, nhưng Liên Xô chỉ dùng các vật liệu chất lượng cao trong sản xuất, nhờ vậy mà PPSh có độ tin cậy cao.Đáng chú ý là không giống như các mô hình phương Tây, PPSh-41 có dùng gỗ cho thân và báng súng, mặc dù nó tăng tổng trọng lượng và không gấp báng súng được, nhưng dễ ngắm và giữ vũ khí tốt hơn khi bắn.Hai năm sau đó khẩu PPS ra đời, với các dặc điểm kỹ thuật tương tự PPSh nhưng tốc độ bắn chậm hơn, có báng gấp như MP-38/40 của Đức. Đặc biệt, thời gian cũng như chi phí cần để chế tạo một khẩu PPS-43 giảm xuống chỉ bằng một nửa so với PPSh-41! Từ năm 1942 đến 1946 đã có 2 triệu khẩu được chế tạo.Ở nhiều khía cạnh, PPSh không có thiếu sót như các mẫu súng khác - nó có cơ cấu ngắm điều chỉnh được, vỏ bọc nòng, đồng thời có tốc độ bắn cao. Nhờ tất cả những lợi thế này, PPSh-41 đã phát huy hiệu quả cao nhất so với bất kỳ loại tiểu liên nào cùng thời.Trong quân đội phương Tây, súng tiểu liên luôn là vũ khí của chỉ huy, sĩ quan và kíp chiến đấu xe tăng. Nhưng ở Liên Xô, nhờ số lượng dồi dào, PPSh-41 được trang bị cho toàn bộ một đơn vị quân đội.Dường như chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu khác về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đừng quên rằng với tất cả sự đơn giản của nó, vũ khí chế tạo bằng công nghệ dập đã được sử dụng rộng rãi trong và sau chiến tranh.Thứ vũ khí này đã hoàn thành nhiệm vụ chính của mình giúp những người lính chiến đấu một cách hiệu quả.Trong những năm sau chiến tranh, dập, hàn, kết nối bằng chốt đã trở nên phổ biến - không có chúng, không thể tưởng tượng được ngành công nghiệp vũ khí hiện đại sẽ ra sao.
Sau thành công của người Đức, ý tưởng về vũ khí làm bằng công nghệ dập đã thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Các nhà thiết kế người Anh đã tạo ra một khẩu súng tiểu liên mới trong thời gian kỷ lục là vài tuần, để cung cấp cho quân đội sau thất bại ở Dunkirk.
Đó là "Sten", có lẽ đây là khẩu súng tiểu liên thô sơ và khiêm tốn nhất từng được sử dụng. Thiết kế của nó được đơn giản hóa hết mức có thể, nó thậm chí còn thiếu tay nắm bóp cò.
Trên thực tế, Sten là một ống có báng súng, với hộp đạn thẳng, được lắp từ bên thân súng. Súng dùng đạn Parabellum 9mm. Tất cả các bộ phận, ngoại trừ nòng súng, được chế tạo bằng cách dập và nối bằng đinh tán, ốc vít và hàn.
Mặc dù có vẻ ngoài khó coi, Sten đã được chấp nhận trong quân đội và chúng đã được sử dụng thành công trong suốt cuộc chiến bởi cả những người lính của Khối thịnh vượng chung và quân kháng chiến trong các lãnh thổ bị chiếm đóng, mặc dù không phải là không có nhược điểm.
Sten được sản xuất dưới dạng một số phiên bản, có báng súng và vỏ che nòng khác nhau. Đáng chú ý nhất là các mẫu Mk IIS (giảm thanh) và Mk V có báng gỗ, tay nắm bóp cò và tay cầm phía trước.
Mặc dù có nguồn lực kinh tế mạnh, nhưng đến một lúc nào đó, nhu cầu phát triển vũ khí “có liền" đã được cảm nhận ở Mỹ. Tuy súng tiểu liên Thompson đang sử dụng đã đạt được danh tiếng trong quân đội, nhưng nó rất khó chế tạo và trên hết, người ta hiểu rằng vũ khí này không đủ để trang bị cho lực lượng vũ trang đang phát triển nhanh chóng.
Do đó vào năm 1941, việc phát triển một khẩu súng tiểu liên mới đã được bắt đầu, có đặc điểm và cũng như quy trình chế tạo dễ dàng, gần với "anh em" của nó ở Đức và Anh. Kết quả là mẫu súng M3 ra đời và được sản xuất hàng loạt để trang bị cho quân đội.
Vũ khí mới này đã được chào đón một cách “lạnh lùng”, bởi sau khi dùng một khẩu Thompson đáng tin cậy và thuận tiện, việc bắn M3 trở thành một cực hình thực sự.
Mặc dù thực tế rằng bản thân thiết kế M3 khá đơn giản và đáng tin cậy, nhưng mẫu súng mới có thừa khiếm khuyết - báng kim loại dễ dàng bị cong, nòng súng không có vỏ bọc, làm bỏng tay người bắn và cần lên đạn không thoải mái, thường bị gãy.
Ngay cả sau khi xuất hiện bản sửa đổi M3A1, trong đó cần lên đạn bị loại bỏ, thay vào đó người bắn dùng ngón tay đưa vào một lỗ ở khóa nòng và kéo nó về phía sau. Dù sao thì M3 đã không trở nên phổ biến hơn, nó chỉ được sử dụng khi cần thiết và sẵn sàng được thay đổi thành thứ gì đó thuận tiện hơn càng sớm càng tốt.
Nhược điểm chính của M3 là độ nhạy cảm với sự ô nhiễm gia tăng, súng có thể hoạt động hiệu quả chỉ với một lượng lớn chất bôi trơn. Khẩu súng tiểu liên này, giống như huyền thoại Thompson, vẫn phục vụ một thời gian sau chiến tranh, nhưng không bao giờ trở nên phổ biến.
Trên hết, chính các nhà chế tạo súng Liên Xô đã thành công trong việc thiết kế vũ khí sản xuất hàng loạt. Nhà thiết kế nổi tiếng G. S. Shpagin không chỉ tạo ra một mô hình vũ khí nhỏ cực kỳ thành công, mà nhờ có ông phạm vi và vai trò của khẩu súng tiểu liên đã thay đổi.
PPSh-41 có thể được gọi là vũ khí gần như thành công nhất trong các loại tiểu liên được sản xuất trong Thế chiến thứ hai và chắc chắn là phổ biến nhất với hơn 5 triệu đơn vị đã được sản xuất. Mặc dù thiếu tài nguyên, nhưng Liên Xô chỉ dùng các vật liệu chất lượng cao trong sản xuất, nhờ vậy mà PPSh có độ tin cậy cao.
Đáng chú ý là không giống như các mô hình phương Tây, PPSh-41 có dùng gỗ cho thân và báng súng, mặc dù nó tăng tổng trọng lượng và không gấp báng súng được, nhưng dễ ngắm và giữ vũ khí tốt hơn khi bắn.
Hai năm sau đó khẩu PPS ra đời, với các dặc điểm kỹ thuật tương tự PPSh nhưng tốc độ bắn chậm hơn, có báng gấp như MP-38/40 của Đức. Đặc biệt, thời gian cũng như chi phí cần để chế tạo một khẩu PPS-43 giảm xuống chỉ bằng một nửa so với PPSh-41! Từ năm 1942 đến 1946 đã có 2 triệu khẩu được chế tạo.
Ở nhiều khía cạnh, PPSh không có thiếu sót như các mẫu súng khác - nó có cơ cấu ngắm điều chỉnh được, vỏ bọc nòng, đồng thời có tốc độ bắn cao. Nhờ tất cả những lợi thế này, PPSh-41 đã phát huy hiệu quả cao nhất so với bất kỳ loại tiểu liên nào cùng thời.
Trong quân đội phương Tây, súng tiểu liên luôn là vũ khí của chỉ huy, sĩ quan và kíp chiến đấu xe tăng. Nhưng ở Liên Xô, nhờ số lượng dồi dào, PPSh-41 được trang bị cho toàn bộ một đơn vị quân đội.
Dường như chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu khác về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đừng quên rằng với tất cả sự đơn giản của nó, vũ khí chế tạo bằng công nghệ dập đã được sử dụng rộng rãi trong và sau chiến tranh.
Thứ vũ khí này đã hoàn thành nhiệm vụ chính của mình giúp những người lính chiến đấu một cách hiệu quả.Trong những năm sau chiến tranh, dập, hàn, kết nối bằng chốt đã trở nên phổ biến - không có chúng, không thể tưởng tượng được ngành công nghiệp vũ khí hiện đại sẽ ra sao.