Theo đó Altay dòng xe tăng chiến đấu chủ lực do Thổ Nhĩ Kỳ kết hợp cùng Hàn Quốc sản xuất hiện đang là loại xe tăng đắt nhất thế giới với giá thành sản xuất dự kiến gần 14 triệu USD một chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.Được thiết kế trong thời gian từ năm 2008 tới năm 2016, xe tăng Altay hiện mới chỉ có 4 chiếc phiên bản thử nghiệm được hoàn thiện nhưng đã dự kiến sẽ được sản xuất tổng cộng 1000 chiếc, chia đều làm bốn đợt trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.Loại xe tăng này có trọng lượng lên tới 65 tấn, chiều dài tổng cộng 10,3 mét nếu tính cả nòng pháo, rộng 3,9 mét và có chiều cao 2,6 mét. Mặc dù cực kỳ đắt tiền nhưng thiết kế của Altay được cho là lỗi thời, không có hệ thống nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: Pinterest.Xe cũng chỉ được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 120mm - tương đương với mọi loại pháo chính được sử dụng trên xe tăng của các nước phương Tây hiện tại và thua 5mm so với cỡ nòng của xe tăng chủ lực do Liên Xô/Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.Xe còn được trang bị một động cơ đa nhiên liệu - nghĩa là dùng được cả xăng lẫn diesel hoặc là xăng máy bay có công suất 1500 mã lực hoặc 1800 mã lực tuỳ phiên bản. Trong tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc còn ấp ủ tham vọng sản xuất động cơ chạy điện cho Altay và biến nó thành xe tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ điện thân thiện với môi trường. Nguồn ảnh: Pinterest.Hệ thống động cơ sử dụng nhiên liệu hỗn hợp cho phép Altay di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 70 km/h và có tầm hoạt động lên tới 500 km. Nguồn ảnh: Pinterest.Xe tăng chủ lực này được cho là có khả năng lội nước sâu tối đa 4,1 mét mà không cần thiết bị hỗ trợ - giúp nó di chuyển được qua nhiều đoạn sông suối mà không cần tới cầu. Bản thân trọng lượng lên tới hơn 60 tấn của Altay cũng khiến cho việc di chuyển của nó trở nên khó khăn vì không phải bất cứ cây cầu nào ở châu Âu đều chịu được trọng tải này. Nguồn ảnh: Pinterest.Hệ thống khung gầm của Altay được phát triển từ hệ thống khung gầm của xe tăng K2 Black Panther do Hàn Quốc sản xuất, tháp pháo lại được thiết kế lại bởi Thổ Nhĩ Kỳ và hệ thống kiểm soát hoả lực được phát triển từ hệ thống Aselsan's Volkan-III. Nguồn ảnh: Pinterest.Xe có tổng cộng bảy bành truyền động mỗi bên cùng với phần thân dài, giáp cực dày và sử dụng vật liệu đặc biệt do Roketsan sản xuất, hứa hẹn bảo vệ được kíp chiến đấu khỏi các loại hoả lực chống tăng nguy hiểm nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, Ả Rập Xê-út cùng với Oman, Pakistan và Qatar đang tỏ ra rất hứng thú với loại xe tăng liên doanh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc này. Trong tương lai, dù đắt hơn cả Leclerc nhưng rất có khả năng Altay còn phổ biến hơn loại xe tăng do Pháp thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: Citizen. Mời độc giả xem Video: Xe tăng Altay được giới thiệu lần đầu tiên năm 2015.
Theo đó Altay dòng xe tăng chiến đấu chủ lực do Thổ Nhĩ Kỳ kết hợp cùng Hàn Quốc sản xuất hiện đang là loại xe tăng đắt nhất thế giới với giá thành sản xuất dự kiến gần 14 triệu USD một chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được thiết kế trong thời gian từ năm 2008 tới năm 2016, xe tăng Altay hiện mới chỉ có 4 chiếc phiên bản thử nghiệm được hoàn thiện nhưng đã dự kiến sẽ được sản xuất tổng cộng 1000 chiếc, chia đều làm bốn đợt trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại xe tăng này có trọng lượng lên tới 65 tấn, chiều dài tổng cộng 10,3 mét nếu tính cả nòng pháo, rộng 3,9 mét và có chiều cao 2,6 mét. Mặc dù cực kỳ đắt tiền nhưng thiết kế của Altay được cho là lỗi thời, không có hệ thống nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe cũng chỉ được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 120mm - tương đương với mọi loại pháo chính được sử dụng trên xe tăng của các nước phương Tây hiện tại và thua 5mm so với cỡ nòng của xe tăng chủ lực do Liên Xô/Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe còn được trang bị một động cơ đa nhiên liệu - nghĩa là dùng được cả xăng lẫn diesel hoặc là xăng máy bay có công suất 1500 mã lực hoặc 1800 mã lực tuỳ phiên bản. Trong tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc còn ấp ủ tham vọng sản xuất động cơ chạy điện cho Altay và biến nó thành xe tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ điện thân thiện với môi trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hệ thống động cơ sử dụng nhiên liệu hỗn hợp cho phép Altay di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 70 km/h và có tầm hoạt động lên tới 500 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng chủ lực này được cho là có khả năng lội nước sâu tối đa 4,1 mét mà không cần thiết bị hỗ trợ - giúp nó di chuyển được qua nhiều đoạn sông suối mà không cần tới cầu. Bản thân trọng lượng lên tới hơn 60 tấn của Altay cũng khiến cho việc di chuyển của nó trở nên khó khăn vì không phải bất cứ cây cầu nào ở châu Âu đều chịu được trọng tải này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hệ thống khung gầm của Altay được phát triển từ hệ thống khung gầm của xe tăng K2 Black Panther do Hàn Quốc sản xuất, tháp pháo lại được thiết kế lại bởi Thổ Nhĩ Kỳ và hệ thống kiểm soát hoả lực được phát triển từ hệ thống Aselsan's Volkan-III. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe có tổng cộng bảy bành truyền động mỗi bên cùng với phần thân dài, giáp cực dày và sử dụng vật liệu đặc biệt do Roketsan sản xuất, hứa hẹn bảo vệ được kíp chiến đấu khỏi các loại hoả lực chống tăng nguy hiểm nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Ả Rập Xê-út cùng với Oman, Pakistan và Qatar đang tỏ ra rất hứng thú với loại xe tăng liên doanh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc này. Trong tương lai, dù đắt hơn cả Leclerc nhưng rất có khả năng Altay còn phổ biến hơn loại xe tăng do Pháp thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: Citizen.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Altay được giới thiệu lần đầu tiên năm 2015.